Các văn bản quy định về đánh giá công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 59 - 93)

51

Các quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản hướng dẫn liên quan về đánh giá công chức chỉ quy định chung chung cho nhiều đối tượng, nhiều nhóm cơng chức, chưa cụ thể hố cho từng loại hoạt động cơng vụ, do chúng ta đang trong q trình xây dựng và hồn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm. Nhìn chung, các văn bản trên đã tạo ra khn khổ pháp lý cơ bản để đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả, đúng mục đích cơng tác đánh giá cơng chức còn việc đánh giá cụ thể, chi tiết như thế nào là việc của từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua khảo sát cho thấy tại thị xã Phước Long chưa ban hành hướng dẫn cụ thể về đánh giá công chức xã mà trực tiếp thực hiện theo quy định, hướng dẫn về đánh giá công chức của cấp trên. Điều này cũng là một hạn chế rất lớn trong công tác đánh giá hiện nay. Hướng dẫn đánh giá công chức của cơ quan sẽ là cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền, thời gian đánh giá cơng chức nói chung đã được quy định trong các văn bản sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đặc điểm công chức, đặc thù của từng vị trí, u cầu chức danh cơng việc.

Qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo xã, một số cho rằng hàng năm đều có văn bản hướng dẫn của cấp trên (Sở Nội vụ, UBND thị xã) về việc thực hiện công tác đánh giá nên không cần thiết phải ban hành hướng dẫn riêng, cụ thể cho đơn vị mình. Đánh giá cơng chức xã là khâu quan trọng trong quá trình quản lý công chức, kết quả đánh giá đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích cơng chức nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hóa, môi trường làm việc cho cá nhân công chức cũng như cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai sẽ gây hậu quả ngược lại. Lãnh đạo xã là người có thẩm quyền quyết định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Tuy nhiên, cơng tác đánh giá công chức ở một số xã chưa thực sự được lãnh đạo quan tâm nên

52

việc quán triệt, phổ biến các quy định về đánh giá đến cơng chức cũng còn hình thức và chưa hiệu quả. Bản thân công chức xã cũng chưa quan tâm nhiều đến cơng tác này làm ảnh hướng rất lớn đến tính chính xác trong kết quả đánh giá cuối cùng. Việc đánh giá chưa có các tiêu chí cụ thể nên còn định tính, cảm tính nên khơng đảm bảo cơng bằng, khách quan. Qua khảo sát CB,CC, nhiều ý kiến cho rằng kết quả đánh giá cơng chức xã hiện nay còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế (46/67 tương đương 68,65% ý kiến). Như vậy, thực trạng cho thấy, khi chưa có hướng dẫn cụ thể về đánh giá cơng chức thì cơng tác đánh giá công chức gặp rất nhiều khó khăn vì các nội dung chưa được lượng hóa thành các tiêu chí mà chỉ dừng lại ở các nội dung, tiêu chí chung chung, ít có giá trị thực tiễn.

Hiện nay, các văn bản của Trung ương đã quy định cụ thể về chức trách, tiêu chuẩn, nhiệm vụ của công chức cấp xã nên một số ý kiến cho rằng dựa vào các quy định này đã có thể đánh giá cơng chức xã khá dễ dàng khơng cần thiết phải có hướng dẫn riêng. Khảo sát về sự phù hợp của các văn bản hướng dẫn đánh giá công chức xã hàng năm của Sở Nội vụ và UBND thị xã có đến 41/67 tương đương 61,19% ý kiến của công chức xã cho rằng không phù hợp. Tuy nhiên, ý kiến của phần lớn lãnh đạo xã lại cho rằng văn bản hướng dẫn đánh giá công chức xã hàng năm là phù hợp và rất phù hợp có khoảng 69,50% ý kiến. Như vậy, cùng một nội dung vấn đề nhưng giữa lãnh đạo xã và cơng chức xã chưa có sự thống nhất trong cách hiểu, quan điểm còn khác nhau đối với văn bản hướng dẫn đánh giá của cấp trên. Hơn nữa, công chức xã có những đặc thù khác với cơng chức cấp bên trên nên việc đánh giá họ cần có những tiêu chí phù hợp mới đảm bảo tính chính xác, khách quan, công bằng trong đánh giá.

Để đánh giá CB,CC, viên chức, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành hướng dẫn đánh giá, phân loại CB,CC, viên chức và người lao động. Tuy

53

nhiên, hiện nay UBND tỉnh Bình Phước vẫn chưa có quy định riêng mang tính quy phạm pháp luật (QPPL) về đánh giá, xếp loại CB,CC, viên chức. Đối với Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào phân cấp quản lý CB,CC cũng ban hành văn bản hướng dẫn về đánh giá CB,CC cho các đối tượng công chức. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn này về cơ bản lại sao chép y nguyên các quy định của Trung ương và cấp trên mà không cụ thể về nội dung, tiêu chí, thời gian, phương pháp.... cho từng loại đối tượng. Điều này gây khó khăn cho cơng tác đánh giá và kết quả là mỗi xã hiểu và áp dụng một cách khác nhau mà chưa có sự thống nhất.

2.3.2. Về nội dung, tiêu chí đánh giá

Từ năm 2015 đến năm 2020, nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức nói chung và công chức xã chủ yếu dựa vào các văn bản QPPL của Trung ương quy định về đánh giá cơng chức, đó là Luật Cán bộ, cơng chức năm 2008 và một số văn bản hướng dẫn của UBND Tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh. Từ năm 2020, việc ban hành hướng dẫn đánh giá công chức được cụ thể hơn khi có Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn đánh giá, phân loại CB,CC, nhưng chưa có hướng dẫn riêng cho đối tượng là công chức cấp xã.

Trong văn bản hướng dẫn của UBND thị xã về nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức xã chỉ nêu ra những nội dung đánh giá chung. Nội dung đánh giá công chức xã thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức, bao gồm: (1) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (2) Phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (3) Năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ; (4) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; (6) Thái độ phục vụ nhân dân. Mặc dù đối tượng

54

đánh giá là cơng chức xã nhưng có thể thấy những nội dung, tiêu chí đánh giá mà UBND thị xã Phước Long quy định đồng nhất với các nội dung, tiêu chí của cơng chức nói chung. Điều này dẫn đến tình trạng các văn bản hướng dẫn sao chép lại quy định của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và cấp trên nên khi áp dụng vào đánh giá sẽ rất lúng túng, tùy tiện.

Khi tiến hành khảo sát về mức độ phù hợp của nội dung đánh giá cơng chức xã hiện nay thì 41/67 tương đương 61,19% ý kiến cho rằng không phù hợp, 26/67 tương đương 38,80% ý kiến cho là phù hợp và rất phù hợp. Đối với các tiêu chí để phân loại đánh giá cơng chức thực hiện theo các Điều 18, 20 và 21, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP như hiện nay.

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát phản ánh thực trạng về sự phù hợp của các nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long

Tổng số Nội dung/tiêu chí đánh giá

67 Khơng gian phù hợp Phù hợp

Số lượng 41/67 26/67

Tỷ lệ 61,19% 38,80%

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế tại 07 xã, phường trên địa bàn thị xã Phước Long với 67 phiếu khảo sát

Nội dung, tiêu chí phục vụ cho công tác đánh giá công chức xã là áp dụng tương tự pháp luật, còn rất mơ hồ, chung chung chưa cụ thể, sát thực, chưa phù hợp với mỗi công chức được đánh giá. Một mặt là do hệ thống pháp luật dùng để đánh giá công chức chưa đồng bộ, còn rải rác trong nhiều văn bản. Mặt khác, bản thân các địa phương khi thực hiện còn thụ động, trông chờ vào hướng dẫn của cấp trên mà chưa chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết tiêu chí đánh giá cơng chức cho phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể. Tiêu chí đánh giá phải phù hợp với thực tiễn. Các tiêu chí càng xây

55

dựng cụ thể càng giúp cho việc đánh giá công chức đạt hiệu quả như: Số lượng công việc mà cơng chức xã thực hiện, số lượng cơng việc hồn thành, số lượng cơng việc hồn thành có chất lượng, đúng tiến độ, khả năng nắm vững kiến thức, năng động, sáng tạo, tiết kiệm...

Khảo sát về giá trị thực tiễn của các nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức xã hiện nay cho thấy phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc và năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ là những nội dung khó đánh giá nhất.

Đối với nội dung phẩm chất, chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc có 42/67 tương đương 62,68% ý kiến cho rằng khó đánh giá trong khi đó về năng lực trình độ chun mơn, nghiệp vụ cũng có 51/67 tương đương 76,11% đồng quan điểm cho rằng khó đánh giá. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống đề cập đến nhận thức, quan điểm chính trị, lập trường của công chức, phản ánh những giá trị đạo đức cá nhân, xã hội và chuẩn mực pháp lý, thể hiện trong lối sống, cách xử sự của công chức với nhiều mối quan hệ xã hội. Nếu như chỉ dừng lại ở nội dung chung chung thì khó để chỉ ra được ai có biểu hiện suy thối về tư tưởng, chính trị và thực tế là hầu hết công chức thực hiện tốt nội dung này. Nhìn nhận và đánh giá một cách tổng quan có thể thấy, đại bộ phận đội ngũ CB,CC xã đã có gắng để vượt qua khó khăn, thử thách trong thực hiện và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, giữ vững đạo đức, phẩm chất cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, chấp hành sự phân cơng của tổ chức, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân.

Tuy nhiên vấn đề về đạo đức, lối sống hiện nay trong bộ phận không nhỏ công chức xã trên địa bàn thị xã đang bị suy thoái với những biểu hiện khác nhau như: Sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vơ ngun tắc, né

56

tránh, thiếu bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tiêu cực. Chưa thực sự lấy việc phục vụ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, làm thước đo mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Lợi dụng chức vụ, vị trí để ức hiếp, gây khó dễ với người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. Nếu khơng có những tiêu chí cụ thể thì rất khó để chỉ ra số lượng cơng chức đang làm giảm uy tín và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và địa phương.

Đối với năng lực của công chức không chỉ thể hiện ở bằng cấp mà thể hiện trong quá trình thực thi cơng vụ đó chính kỹ năng lập kế hoạch, áp dụng pháp luật, giao tiếp; năng lực làm việc hiệu quả và thực tế (tổ chức, triển khai thực thi công vụ, phối hợp và giải quyết các mối quan hệ trong thực thi cơng vụ, phân tích, xử lý, giải quyết các tình huống trong thực tế); ý thức, thái độ và phẩm chất đạo đức. Để thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT – XH của địa phương không chỉ dừng ở việc phổ biến, quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước mà cơ bản còn phụ thuộc vào năng lực tổ chức, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của đội ngũ công chức chun mơn ở xã ở mức độ nào. Nó thể hiện ở các kỹ năng tổ chức, động viên mọi người thực hiện quyết định; kỹ năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyết định; kỹ năng tổng kết việc thực hiện công việc. Việc xử lý các tình huống phát sinh trong cuộc sống hàng ngày cũng rất đa dạng, phức tạp, lại thường xảy ra bất ngờ, đòi hỏi phải nhạy bén trong phân tích vấn đề và cần phải linh hoạt trong cách xử lý. Điều này đòi hỏi công chức xã một mặt phải nắm bắt đường lối, chính sách của cấp trên và đồng cấp, mặt khác phải am hiểu và thực hiện, nhanh chóng đưa ra quyết định và vận động mọi người cùng thực hiện. Vì vậy, để đánh giá được thực chất năng lực của cơng chức xã có rất nhiều nội dung không phải là việc đơn giản đòi hỏi phải cụ thể hóa bằng các tiêu chí đơn giản, dễ hiểu.

57

Một số ý kiến của lãnh đạo xã cũng cho rằng số lượng của các tiêu chí đánh giá áp dụng cho cơng chức xã hiện nay còn ít, nội dung chung và chất lượng tiêu chí đánh giá là khó hiểu, khó áp dụng, chưa phù hợp với yêu cầu đánh giá. Bên cạnh các ý kiến cho rằng nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức xã là khơng phù hợp thì nhiều ý kiến cũng cho rằng nội dung, tiêu chí đánh giá là phù hợp và rất phù hợp. Chính nhận thức, đánh giá khác nhau về cùng một hệ thống nội dung, tiêu chí đánh giá cũng là bất cập trong đánh giá công chức hiện nay. Kết quả khảo sát cũng cho thấy bên cạnh các ý kiến cho rằng các nội dung, tiêu chí dễ đánh giá và có giá trị thực tiễn cao thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung, tiêu chí còn khó đánh giá và ít giá trị thực tiễn. Vì vậy, nếu như khơng quan tâm đến cơng tác hướng dẫn, giải thích nội dung, tiêu chí đánh giá sẽ dẫn tới sự mơ hồ, khơng đồng nhất trong cách hiểu.

2.3.3. Về quy trình đánh giá

Theo quy định phân cấp quản lý CB, CC của UBND tỉnh Bình Phước, việc đánh giá, phân loại CB, CC cấp xã do UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cụ thể. Hàng năm, UBND thị xã đều có văn bản hướng dẫn quy trình đánh giá CB, CC và những người hoạt động không chuyên trách ở xã tại thị xã. Theo đó quy trình đánh giá cơng chức xã trên địa bàn thị xã Phước Long được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1, công chức tự đánh giá: Công chức xã viết bản kiểm điểm theo mẫu yêu cầu (phiếu đánh giá cơng chức), trong đó tự đánh giá kết quả cơng tác, tu dưỡng, rèn luyện của bản thân qua một năm công tác trên cơ sở 6 nội dung đánh giá mà UBND thị xã Phước Long đã hướng dẫn. Sau đó cơng chức tự đánh giá những ưu, nhược điểm và phân loại đánh giá theo 1 trong 4 mức: HTXSNV, HTTNV, HTNV nhưng còn hạn chế về năng lực, không HTNV.

58

Bước 2, Chủ tịch UBND xã nhận xét về kết quả đánh giá của công chức; tập thể nơi công chức làm việc tham gia đóng góp ý kiến. Chủ tịch UBND xã kết luận đánh giá xếp loại:

- Người chủ trì: Chủ tịch UBND xã chủ trì họp đánh giá, xếp loại đối

với công chức.

- Thành phần họp: Tập thể cán bộ, công chức; mời đại diện Đảng ủy,

HĐND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tham gia.

- Nội dung cuộc họp: Công chức thông qua bản kiểm điểm, tự đánh giá

phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ trước tập thể. Chủ tịch UBND xã nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức và đánh giá những ưu, nhược điểm của cơng chức trong cơng tác. Sau đó, các cá nhân tham dự cuộc họp sẽ cho ý kiến góp ý đối với cơng chức. Ngồi ra, đại diện tổ chức, đoàn thể khác sẽ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 59 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)