Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 48 - 49)

Hằng năm, tỉnh Bình Dương có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đến toàn bộ các đơn vị hành chính, sự nghiệp khối Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện đánh giá, phân loại CB,CC, viên chức, nhân viên; gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá CB,CC. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CB,CC. Việc đánh giá, phân loại CB,CC được gắn với các tiêu chí cụ thể cho từng đối tượng trong các loại hình tổ chức, cơ quan, đơn vị; gắn với chất lượng, hiệu quả công việc; được định lượng qua điểm trên phiếu đánh giá.

Đối với công chức xã, tỉnh Bình Dương đề cao tiêu chí là thái độ phục vụ nhân dân. Công chức sẽ bị trừ điểm nếu bị dân phản ánh hoặc có đơn thư tố cáo về hành vi gây khó khăn, phiền hà cho công dân, tổ chức đến giao dịch. Điểm cho nhóm tiêu chí thái độ, trách nhiệm đối với cơng việc, công dân và đồng nghiệp áp dụng cho công chức xã (30 điểm) cao hơn khối sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố (20 điểm). Bởi vì, xã là cấp trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân nên tiêu chí tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được đề cao.

Tỉnh Bình Dương thí điểm để người dân, doanh nghiệp cho điểm cơng chức gắn với phiếu điều tra xã hội học về cải cách thủ tục hành chính ở xã, phường, thị trấn do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thực hiện. Nội dung của điều tra xã hội học liên quan đến đánh giá công chức xã bao gồm: Tinh thần, trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của công chức tại bộ phận một cửa....

40

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đánh giá công chức cấp xã trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)