4.1. Đánh giá chiến lược sản phẩm kem đánh răng P/S của công ty Unilever Việt Nam Unilever Việt Nam
Kích thước tập hợp sản phẩm: đảm bảo được tính đa dạng, ln mở rộng danh
mục sản phẩm hiện tại bằng cách tăng chiều sâu của một dòng sản phẩm và tăng số lượng các dòng sản phẩm, định vị sản phẩm phù hợp với từng thị trường. Tuy nhiên việc tạo chiều sâu cho sản phẩm lại không tạo được sự khác biệt lớn để khách hàng phân biệt.
Nhãn hiệu kem đánh răng:
Tên gọi dễ nhớ, mang ý nghĩa dễ đi vào tâm trí khách hàng.
Biểu tượng nhãn hiệu đơn giản nhưng tạo được sự khác biệt giúp người
tiêu dùng dễ nhận nhớ và nhận dạng thương hiệu.
Cách đặt tên sản phẩm bằng cách kết hợp tên doanh nghiệp với tên sản
phẩm giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu và tạo sự liên tưởng ngay đến đặc tính của sản phẩm như: P/S Trà Xanh, P/S Ngừa sâu răng vượt trội…
Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm:
P/S lấy chất lượng làm tiêu chí ưu tiên hàng đầu và định vị ở phân khúc thị
trường bình dân với giá cả phù hợp với túi tiền người dân ở phân khúc này; nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, việc định giá thấp đôi khi khiến tâm lý người tiêu dùng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.
Các đặc tính của sản phẩm kem đánh răng P/S đáp ứng được hầu hết nhu
cầu của người tiêu dùng như: ngừa sâu răng, trắng răng, hơi thở thơm mát…
Mẫu mã bao bì: đơn giản, được thiết kế 3 lớp thuận tiện vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Nguyên vật liệu để sản xuất bao bì được thay đổi, cải tiến liên tục nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm: rất tốt, hệ thống kênh phân phối rộng có mặt ở tất cả
các hệ thống siêu thị lớn, thậm chí là các cửa hàng tạp hóa bán lẻ từ thành thị đến nông thôn và liên kết bán hàng trên các trang thương mại điện tử giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của cơng ty. Bên cạnh đó có đội ngũ nhân viên có chun mơn cao, sẵn sàng tư vấn và chăm sóc khách hàng với chất lượng tốt nhất, phục vụ cho các hoạt động marketing trực tiếp của công ty.
4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược sản phẩm
kem đánh răng P/S của công ty Unilever Việt Nam
Tìm các thị trường mới cho sản phẩm hiện tại.
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng
tối đa nhu cầu của khách hàng.
Thay đổi bao bì mẫu mã nhằm tạo sự mới lạ cho sản phẩm và cũng là một cách
tạo cho người tiêu dùng thấy sự khác biệt, luôn mới và hấp dẫn người mua. Sản phẩm cần có nhiều kích cỡ hơn để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người
tiêu dùng.
Không ngừng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên cũng như ngày càng hiện
đại hóa thiết bị, máy móc.
Công ty tổ chức các hoạt động thực tế tham quan hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Mục đích của hoạt động là tạo điều kiện cho người tiêu dùng khám phá dây
chuyền sản xuất ở nhà máy để họ hiểu rõ về quy trình, cơng đoạn sản xuất sản
phẩm, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
TĨM TẮT CHƯƠNG 4
Dựa vào những phân tích chiến lược sản phẩm kem đánh răng P/S, đưa ra
những đánh giá khách quan nhất về chiến lược sản phẩm mà công ty đã thực hiện và chỉ ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên thị trường. Từ
P/S của công ty Unilever Việt Nam để tăng khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao vị thế hiện tại.
KẾT LUẬN
Thông qua những phân tích về chiến lược sản phẩm mà cơng ty đã và đang sử dụng, có thể thấy được những thành cơng nhất định mà cơng ty đã có được. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động này mang lại nhiều kết quả tích cực, khách hàng tìm
đến sản phẩm ngày càng nhiều, kem đánh răng P/S ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng và trở thành nhãn hiệu số một chăm sóc sức khỏe răng miệng chủ
yếu cho mọi gia đình. Cơng ty hiện tại đã có vị thế cao trong thị trường, để tiếp tục phát triển ổn định và giữ vững thương hiệu nổi tiếng. Công ty cần xây dựng chiến
lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam, đưa sản phẩm đến
gần hơn người tiêu dùng. Bên cạnh, đối diện với thị trường luôn biến động và các đối thủ cạnh tranh đang dần trở nên lớn mạnh, công ty vẫn nên tiếp tục phát huy điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu, thực hiện những giải pháp hoàn thiện đúng đắn và chú trọng đầu tư hơn nữa vào các hoạt động Marketing, không những về sản phẩm mà còn về giá, phân phối và cả chiêu thị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Ngô Thị Thu (2011), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2007), Giáo trình Marketing căn bản,
Nhà xuất bản Lao động.
Bạch Mei, (2019). Data Station #8 – “Chỉ 1.7% sản phẩm mới thành công nhờ
tiếp cận được 1% dân số”. Truy cập tháng 12/2020, từ
https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/21461-Data-Station-8-Chi-17-san- pham-moi-thanh-cong-nho-tiep-can-duoc-1-dan-so
Vinaresearch, (2018). Báo Cáo Nghiên Cứu Mức Độ Phổ Biến Thương Hiệu
(PBI) Kem Đánh Răng. Truy cập tháng 12/2020, từ
https://vinaresearch.net/public/news/2200-bao-cao-nghien-cuu-muc-o-pho-bien- thuong-hieu-pbi-kem-anh-rang-022018.vnrs
Tổng cục thống kê, (10/2020). GDP Việt Nam 9 tháng năm 2020 tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái. Truy cập tháng 12/2020, từ
https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2020/10/gdp-viet-nam-9- thang-nam-2020-tang-truong-kha-quan-trong-boi-canh-kinh-te-the-gioi-suy- thoai/?fbclid=IwAR1x8XH2tabg8ErN4u_PQQ_TucJHl0v8-
5uo5SUAgYucgG33A567NDSTTU4
Trường Cao Đẳng Cơng Thương TP.HCM, (12/2020). Dân trí Việt Nam cao hay
thấp. Truy cập tháng 12/2020, từ
http://khaothi.hitu.edu.vn/index.php/tin-tuc/su-kien/333-dan-tri-viet-nam-cao-hay- thap.html?fbclid=IwAR2lg7hRrfcQOhbAuY4aI2DOYg1uhyy32AeszkGSTNN_DO Bcb25d_eTlBxU
Dân số, (12/2020). Dân số Việt Nam. Truy cập tháng 12/2020, từ https://danso.org/viet-nam/
Unilever (2020). Giới thiệu về Unilever Việt Nam. Truy cập tháng 12/2020, từ https://www.unilever.com.vn/about/who-we-are/introduction-to-unilever/