Ảnh hƣởng của Đạo gia ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Triết học: Quan niệm về bản chất con người trong triết lý Đạo gia (Trang 60 - 64)

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trong sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nƣớc, chúng ta đã tiếp thu và kế thừa rất nhiều những tích cực của xu thế toàn cầu hóa. Việc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa cũng đang chịu ảnh hƣởng rất nhiều từ sự tác động của cơ chế thị trƣờng cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại. Sự tác động này bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Xu thế toàn cầu hóa cùng cơ chế thị trƣờng với sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho con ngƣời lao động năng động hơn. Giá thành sản phẩm là yếu tố quyết định cho một doanh nghiệp tồn tại hay không tồn tại. Để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải quan tâm đến nâng cao năng suất lao động nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, phải tìm cách khai thác thị trƣờng một cách hiệu quả nhất, tìm nơi mua nguyên liệu rẻ nhất và bán với giá thành cao nhất có thể. Ngƣời lao động vì thế cũng tìm kiếm nơi nào có mức lƣơng cao nhất trong công việc của mình để làm việc. Kinh tế thị trƣờng buộc mọi ngƣời phải thƣờng xuyên học tập để nâng cao năng suất lao động, điều đó tạo ra cho xã hội những công dân không ngừng hoàn thiện bản thân mình một cách tốt đẹp hơn. Ngƣời lao động thì không ngừng học tập để nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, thích ứng với những thay đổi về công nghệ. Nhà quản lí phải thƣờng xuyên học tập để nâng cao năng lực quản lí. Kinh tế thị trƣờng cũng làm tăng tính tự do của mỗi ngƣời, ngƣời lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc, những chủ doanh nghiệp cũng tự do lựa chọn những ngƣời lao động đáp ứng nhu cầu của họ. Nó cũng làm tăng tính trách nhiệm của mỗi con ngƣời trong xã hội bởi vì mỗi ngƣời là một khâu, giữ một vị trí vai trò nhất định trong xã hội. Điều đó khắc phục tâm lí ỷ lại, dựa

59

dẫm đã hình thành trong con ngƣời gắn với nền sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc trƣớc đây. Kinh tế thị trƣờng cũng nâng cao ý thức tiết kiệm cho con ngƣời bởi trong lao động sản xuất ngƣời lao động phải tiết kiệm thời gian trong một quy trình lao động, tiết kiệm năng lƣợng, tiết kiệm nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành sản phẩm. Kinh tế thị trƣờng làm tăng xu hƣớng dân chủ trong xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

Sự tiến bộ và phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ cũng tạo điềukiện tốt hơn cho sự phát triển con ngƣời. Với sự phát triển của phƣơng tiện thông tin, con ngƣời ngày càng trở nên gần nhau hơn với khái niệm “cuộc sống số”, con ngƣời có điều kiện tiếp nhận thông tin, mở rộng tầm mắt, có điều kiện tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật, tiếp thu những kinh nghiệm của ngƣời khác, của dân tộc khác. Thông qua sự giao lƣu tiếp xúc với bên ngoài giúp mỗi ngƣời tự nhận thức đƣợc mình, thấy đƣợc những cái hay để tiếp tục phát huy, cái dở cái hạn chế để khắc phục nhƣ: tƣ tƣởng đẳng cấp trong xã hội cũ; tƣ tƣởng bảo thủ trì trệ, ngại thay đổi; tƣ tƣởng cục bộ địa phƣơng, lối sống khép kín; thói đạo đức giả hay tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ…Với những tiến bộ của khoa học kĩ thuật chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời đƣợc nâng lên, tuổi thọ con ngƣời ngày càng cao, cuộc sống con ngƣời ngày càng hạnh phúc hơn.

Cùng xu thế toàn cầu hóa, cơ chế thị trƣờng và sự phát triển khoa học công nghệ cuộc sống con ngƣời Việt Nam ngày càng trở nên tốt đẹp hơn, những giá trị tích cực là không thể phủ nhận. Tuy nhiên những mặt hạn chế, những tác động tiêu cực thì không phải là không có.

Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đáng báo động. Tình trạng ô nhiễm nƣớc vẫn còn rất đáng lo ngại, môi trƣờng nƣớc ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nƣớc thải, khí thải và chất thải rắn. Phần lớn các rác thải sinh hoạt và chất thải của gia súc không đƣợc xử lí, trong sản xuất nông nghiệp do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến nguồn nƣớc ở sông, mƣơng, ao, hồ bị ô nhiễm, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và sức khỏe của con ngƣời, đó là còn chƣa kể đến một số làng nghề có lƣợng nƣớc thải hàng nghìn mét khối trên ngày không qua xử lí, rồi ô nhiễm không khí tác động xấu đến sức khỏe con ngƣời, hệ sinh thái và biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng đất… Trong khi còn quá ít tài nguyên, các vấn đề vệ sinh, an toàn nguồn lƣơng thực, thực phẩm, năng lƣợng, đất đai, cơ hội giáo dục, sức khỏe và hiểu biết của ngƣời dân ...đang đặt ra những thách thức không nhỏ cùng với sự suy giảm tới mức báo động về

60

nguồn chất đốt, hóa thạch, than đá, dầu mỏ, mỏ quặng, đất nông nghiệp, động vật hoang dã, nƣớc, không khí, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học… Các sự cố môi trƣờng về hiệu ứng nhà kính, suy giảm tầng ozon, ô nhiễm biển và các diễn biến bất thƣờng về khí hậu và thời tiết đang hằng ngày đe dọa sự sống còn không chỉ đối với bản thân con ngƣời mà cả hệ sinh thái tự nhiên. Lƣợng hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp ngày càng tăng, chất thải nông nghiệp và công nghiệp không đƣợc xử lí, những hóa chất nhƣ thuốc tăng trọng trong chăn nuôi, chất kích thích trong trồng trọt, chất bảo quản hoa quả, thực phẩm ngày càng tăng. Điều đáng quan tâm nhất không phải là việc con ngƣời đã áp dụng khoa học, kĩ thuật công nghệ vào khai thác và sử dụng tự nhiên, làm cho tự nhiên ngày càng bị nghèo kiệt mà là ở chỗ con ngƣời đã sử dụng khoa học và công nghệ nhƣ một phƣơng tiện để bóc lột, vơ vét tự nhiên, chỉ vì lợi ích ích kỉ, trƣớc mắt của con ngƣời và xã hội, bất chấp những quy luật tồn tại và phát triển của tự nhiên. Hậu quả của quá trình tác động của xã hội lên môi trƣờng tự nhiên trong thời gian qua không phải chỉ là giết hại nhiều loại động thực vật, xóa sổ nhiều hệ sinh thái cục bộ, thậm chí đã làm nghèo dần tự nhiên mà điều đáng lo ngại nhất đó là đã phá hoại cơ chế hoạt động bình thƣờng của chu trình sinh học trong sinh quyển - một cơ chế đảm bảo sự thống nhất, tính toàn vẹn của hệ thống xã hội - tự nhiên.

Tiếp đó là sự suy thoái xuống cấp về đạo đức lối sống. Trong gia đình tình trạng một số gia đình cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái có xu hƣớng gia tăng. Kinh tế thị trƣờng đang làm rạn nứt tình cảm trong gia đình, cuốn hút nhiều ông bố bà mẹ vào con đƣờng làm ăn, quên đi trách nhiệm đối với con cái. Lối sống thực dụng, vị kỉ, chạy theo đồng tiền ngày càng phổ biến. Trong xã hội đạo đức xuống cấp cả ở trong lĩnh vực y tế, lĩnh vực giáo dục đào tạo và trong cả môi trƣờng kinh doanh. Không ít bác sĩ, y tá chạy theo đồng tiền mà làm mất đi ý nghĩa “lƣơng y nhƣ từ mẫu” trong lòng nhân dân. Không ít cán bộ công chức Nhà nƣớc tham nhũng, cửa quyền, gây bức xúc trong xã hội. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, vẫn còn hiện tƣợng không trung thực trong một bộ phận công nhân viên chức nhà trƣờng. Bên cạnh đó kinh tế thị trƣờng làm cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh song vì chạy theo lợi nhuận ngƣời ta có thể bán hàng giả hàng nhái hàng kém chất lƣợng, có thể sử dụng các chất độc hại tới sức khỏe con ngƣời trong thức ăn, nƣớc uống. Không ít những cơ sở kinh doanh nhà hàng khách sạn vì lợi nhuận của mình bất chấp những quy định của pháp luật và luân thƣờng đạo lí. Tệ nạn xã hội gia tăng, cờ bạc rƣợu chè, trộm cắp, lừa đảo có xu hƣớng ngày càng nhiều và càng phức tạp. Những

61

tệ nạn trên diễn ra ở cả nông thôn và thành thị cả những ngƣời lớn tuổi và cả thế hệ thanh niên. Có thể nói sự xuống cấp lối sống đạo đức văn hóa trong xã hội Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động. Trong cuốn “Thế giới phẳng” và “Chiếc Lexus và cây ô liu”, những cuốn sách gây xôn xao dƣ luận, tác giả của chúng Thomas L.Friedman đã bày tỏ sự quan ngại của mình cho một thế giới hiện nay dƣờng nhƣ đang bị làm “phẳng” bởixu thế toàn cầu hóa. Đó là một thế giới trong đó con ngƣời ngày càng kết nối với nhau do các thành tựu của tin học, Internet, các công cụ tìm kiếm trên mạng và các công nghệ khác. Nhờ đó các công ty đa quốc gia bây giờ có thể xây dựng những chuỗi cung ứng và tận gia công ở các quốc gia dù xa quốc gia mình, các nhân viên và lập trình viên có thể làm việc trực tuyến. Hay nhƣ cuốn “Làn sóng thứ ba”, “Cú sốc tƣơng lai” của Alvin Toffler cũng vậy. Điều đó khẳng định một cách tuyệt đối toàn cầu hóa cùng công nghệ và khoa học kĩ thuật đã mang đến những thay đổi lớn lao nhƣ thế nào. Trong xu thế chung đó của thế giới, cơ chế thị trƣờng đang làm thay đổi nhiều quan niệm sống theo hƣớng tiêu cực, lối sống vì đồng tiền, thói đạo đức giả, hay tình trạng suy thoái trầm trọng của lối sống đạo đức văn hóa đều có căn nguyên từ sự không biết cách lựa chọn những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của vấn đề cơ chế thị trƣờng. Thực tế hiện nay ở nƣớc ta, trong bất cứ lĩnh vực nào của xã hội đều đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối sống lành mạnh có lý tƣởng trung thực có ý thức xây dựng đất nƣớc với lối sống thực dụng, ích kỉ, sa đọa. Nhƣng những vấn đề về bảo vệ tự nhiên môi trƣờng hay lối sống giáo dục đạo đức là những vấn đề có thể nói là đang gây nhức nhối nhất cho xã hội.

Có thể nói những quan điểm về con ngƣời trong triết học Đạo gia có ý nghĩa thực tiễn cao, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi nhân loại đang đứng trƣớc những vấn đề toàn cầu rất bức xúc về môi trƣờng, dân số, chiến tranh, bệnh tật… thì triết lí sống “thuận thiên”, lối sống vì ngƣời khác, tinh thần yêu thƣơng con ngƣời, phƣơng pháp dƣỡng sinh để tránh bệnh tật… còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa thiết thực mà ta có thể tìm kiếm. Mặc dù không thoát khỏi những hạn chế bởi điều kiện lịch sử khi giải quyết những vấn đề bản thể luận, nhận thức luận hay phép biện chứng. Nhƣng những triết lí sống sâu sắc nhƣng hết sức thiết thực và đời thƣờng của Đạo gia vẫn còn nguyên giá trị với mọi thời đại, là cái răn dạy con ngƣời sao cho hành động đúng đắn nhất đảm bảo hạnh phúc của loài ngƣời. Dù đã trải qua hàng nghìn năm nhƣng xét về ý nghĩa thời đại thì Đạo gia không những không bị lu mờ mà nó có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo môi trƣờng tự nhiên - xã hội -

62

con ngƣời. Giá trị hiện đại của triết học Đạo gia có nhiều phƣơng diện nhƣng đƣợc thể hiện trên một số khía cạnh.

Một phần của tài liệu Triết học: Quan niệm về bản chất con người trong triết lý Đạo gia (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)