Về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu Triết học: Quan niệm về bản chất con người trong triết lý Đạo gia (Trang 64 - 80)

Về nguồn gốc và bản chất con người:

Con ngƣời là sản phẩm tinh túy nhất của giới tự nhiên. Ở mọi thời đại, vấn đề này luôn luôn đƣợc quan tâm chú ý, luôn luôn đƣợc làm mới mẻ. Ngay từ thời cổ đại vì nhu cầu sống còn của mình, con ngƣời đã phải tìm hiểu tự nhiên, xã hội và tìm hiểu về chính bản thân mình. Những quan điểm về con ngƣời ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại phản ánh trình độ nhận thức và bản sắc văn hóa của dân tộc Trung Hoa, mà Đạo gia là tiêu biểu trong một số đó.

Cho đến nay các thành tựu của khoa học đã có những bƣớc tiến rất dài trong việc làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con ngƣời. Tuy nhiên với quan niệm con ngƣời bắt nguồn từ Đạo, có nguồn gốc và mang bản chất “Đạo” của Đạo gia đã phủ nhận quan niệm thần thánh, quan niệm mệnh trời về nguồn gốc con ngƣời vốn rất mới lạ lúc bấy giờ thì hiện nay vẫn có giá trị trong xu hƣớng nhận thức về nguồn gốc tự nhiên, về bản tính của con ngƣời, quan điểm đó cần đƣợc phát huy.

Chắt lọc những tƣ tƣởng về nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc Đạo của Đạo gia cho rằng “con ngƣời sinh ra là do khí tụ lại, tụ thì sống, tan thì chết” hay “Đạo sinh ra tinh thần, tinh khí sinh ra hình thể”… thì các khoa học cụ thể có thể tìm thấy những gợi ý trong việc đi sâu tìm hiểu nguồn gốc, bản chất tự nhiên của con ngƣời.

Một vấn đề luôn có ý nghĩa đối với con ngƣời ở mọi thời đại đó là việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của ngƣời. Đạo gia đóng góp cho nhân loại triết lý dƣỡng sinh quý giá. Vấn đề “dƣỡng sinh” cần đƣợc làm sáng tỏ cả trên bình diện lý luận và thực tiễn. Điều này gợi mở cho việc tìm hiểu làm sáng tỏ bản chất của hoạt động dƣỡng sinh của con ngƣời hiện nay, thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức về con ngƣời.

Về vấn đề nhận thức trực giác của con người

Vấn đề nhận thức trực giác của Đạo gia vốn đã đƣợc bàn tới từ rất sớm trong lịch sử tƣ tƣởng ở cả phƣơng Đông và phƣơng Tây và cho đến ngày nay vấn là chủ đề thu hút sự

63

quan tâm chú ý và có rất nhiều quan điểm khác nhau gây tranh luận. Phật giáo cho rằng nhờ trực giác đó hay còn gọi là trí tuệ Bát nhã mà ngƣời tín đồ giác ngộ, giải thoát. Henri - Bergson (1859-1941) – nhà triết học ngƣời Pháp cho rằng nhận thức tuệ tính, nhận thức khoa học không thể biết đƣợc chân lý, tƣ duy lôgic không có khả năng đem lại hiểu biết, khả năng khám phá đƣợc bản chất của thế giới. Theo ông chỉ có trực giác (có tính chất đối lập với nhận thức lý tính, tƣ duy logic) thì mới có thể tìm ra sự thật. Bergson tin rằng, chúng ta cũng có tri thức trực giác trong những quyết định hành động của chúng ta, và do đó tri thức trực giác trong chính sự chiếm hữu ý chí tự do của chúng ta. Tuy nhiên, tri thức tức khắc này về bản tính có đặc điểm rất khác biệt so với tri thức về thế giới bên ngoài do trí tuệ chúng ta cung cấp. Học giả ngƣời Nhật đồng thời là nhà Thiền học lừng danh trong cuốn “Thiền và phân tâm học” cho rằng ngoài nhận thức của khoa học đƣa lại tri thức còn có con đƣờng nhận thức khác “có một lối khác, đi trƣớc hay đi sau những khoa học để nhận thức thực tại”. Ông gọi nó là lối nhận thức của thiền và ông tỏ ra đánh giá cao lối nhận thức thiền. Trong khi đó học giả Cao Xuân Huy (1900-1983), ngƣời đƣợc mệnh danh là “nhà Đạo học” của Việt Nam khi còn trẻ tuổi đã cho rằng nhận thức “biết thiên hạ” tức là hiểu biết vạn vật bằng hiểu biết thông thƣờng, còn cái gọi là “biết Đạo trời” là biết cái tuyệt đối, bản chất của vũ trụ, nó là một thứ trực quan tuệ tính, là kết quả của quá trình hoạt động tƣ duy liên tục, bền bỉ nhƣ trực quan của các nhà khoa học có đƣợc sự linh cảm sáng suốt trong quá trình tự thực nghiệm …Do đó, có thể thấy vấn đề trực giác mà Đạo gia đã đề cập đến cách đây hàng mấy nghìn năm cho đến nay vẫn còn bỏ ngỏ, đặt ra cho con ngƣời tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhằm làm sáng tỏ về nguồn gốc, bản chất của nó.

Về mối quan hệ giữa nhận thức trực giác và nhận thức con người

Đây cũng là một trong những vấn đề ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý các học giả tôn giáo cũng nhƣ giới khoa học. Cho đến nay, tựu trung lại chúng ta có thể thấy nổi lên một số quan điểm chủ yếu về vấn đề này.

Thứ nhất, các học giả, nhà nghiên cứu cho rằng trực giác là kết quả của quá trình nhận thức thông thƣờng. Chẳng hạn theo học giả Cao Xuân Huy “biết thiên hạ” tức là hiểu biết vạn vật bằng hiểu biết thông thƣờng, là kết quả của quá trình nhận thức với tƣ cách là sự phản ánh thế giới bên ngoài. Còn cái gọi là “biết Đạo trời” là biết cái tuyệt đối, bản chất của vũ trụ, tức là Đạo. Về bản chất nó là một thứ trực quan tuệ tính, là kết quả

64

của quá trình hoạt động tƣ duy liên tục, bền bỉ nhƣ trực quan của các nhà khoa học có đƣợc sự linh cảm sáng suốt trong quá trình thực nghiệm …

Thứ hai là loại quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu tôn giáo cho rẳng, trực giác và nhận thức thông thƣờng là các cấp độ khác nhau của quá trình nhận thức chân lý. Theo quan điểm này hai loại nhận thức này có cùng nguồn gốc và bản chất, chỉ phân biệt về trình độ

Thứ ba là quan điểm phủ nhận vai trò của nhận thức thông thƣờng, đề cao trực giác với tƣ cách là trí tuệ siêu việt. Quan điểm này cho rằng hai loại nhận thức có nguồn gốc và bản chất khác nhau. Đây là loại ý kiến phổ biến cho các tôn giáo, các trƣờng phái triết học hƣớng nội.

Lão Tử, đặc biệt là Trang tử xuất phát từ việc tuyệt đối hóa nhận thức về Đạo, chủ trƣơng trở về với Đạo đã đề cao trực giác, hạ thấp vai trò thậm chí là phủ định nhận thức thông thƣờng với tƣ cách là sự phản ánh thế giới hiện thực. Trong Đạo đức kinh và nhất là Nam hoa kinh điều này đƣợc nhấn mạnh nhiều lần. Qua đó có thể thấy các nhà sáng lập Đạo gia cho rằng mối quan hệ giữa trực giác và nhận thức thông thƣờng có tính chất không đồng thời (tính bất định) diễn ra theo hai xu hƣớng trái ngƣợc nhau. Điều này tƣơng đồng với những khám phá về tính chất bất định của thế giới vi mô của khoa học hiện đại.

Theo các nhà vật lý hiện đại tính chất bất định của thế giới các hạt vi mô là một trong những nguyên lý cơ bản của cơ học lƣợng tử. Năm 1927, Haidenbec (1901-1976), nhà vật lý ngƣời Đức đã đƣa ra nguyên lí bất định trong việc nghiên cứu lƣỡng tính sóng hạt của ánh sáng. Theo Haidenbec vị trí của một hạt photon ánh sáng càng đƣợc xác định

chính xác bao nhiêu về vị trí thì động lƣợng của nó càng ít đƣợc biết chính xác bấy nhiêu

tại thời điểm đó, và ngƣợc lại. Ý nghĩa triết học của hệ thức Haidenbec ở chỗ: Nói lên

tính chất bất định giữa tính chất hạt và tính chất sóng của các hạt vi mô. Điều đó có nghĩa, trong thế giới vi mô, ngoài các quy luật chung còn có các quy luật đặc thù mà con ngƣời chƣa hiểu đƣợc bao nhiêu.

Do đó, ta có thể thấy rằng bản thân nhận thức trực giác cho đến nay hãy còn chƣa đƣợc làm sáng tỏ bao nhiêu về nguồn gốc, bản chất cũng nhƣ mối quan hệ giữa trực giác với nhận thức thông thƣờng … là những vấn thuộc về lĩnh vực ý thức tƣ tƣởng của con

65

ngƣời cần phải đƣợc nghiên cứu tìm hiểu đáp ứng nhu cầu nhận thức và nhu cầu thực tiễn của chính con ngƣời.

3.4.2. Về mặt thực tiễn

Giáo dục con người sống hòa nhập với thiên nhiên

Chỉ trong vòng hai mƣơi năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đã gây ra quá nhiều áp lực cho nƣớc ta. Một vấn đề gây bức xúc trong dƣ luận xã hội cả nƣớc hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con ngƣời gây ra. Ngày nay, khi vấn đề môi trƣờng sinh thái đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất, khó giải quyết nhất của nhân loại, thì việc tìm hiểu ý nghĩa về quan điểm con ngƣời theo Đạo gia đối với vấn đề này càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Với quan niệm “vạn vật đồng nhất thể” Đạo gia cho rằng con ngƣời cũng giống nhƣ muôn sự vật khác, là một bộ phận trong cái chỉnh thể thống nhất là thế giới. Mối quan hệ giữa con ngƣời, xã hội và tự nhiên là mối quan hệ thống nhất biện chứng. Tuy vậy trong quá trình sống con ngƣời đã giải quyết mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên không thỏa đáng, đã gây nên bao tổn thất cho môi trƣờng, không chỉ ở ngoài tự nhiên mà còn ảnh hƣởng đến sự sống còn của xã hội. Vì vậy vận dụng ý nghĩa quan điểm Đạo gia, chúng ta thấy để tồn tại con ngƣời phải sửa chữa những sai lầm từ trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Những quan điểm triết học của Đạo gia đã góp phần chỉ ra cho chúng ta trong hoạt động thực tiễn, con ngƣời cần phải tôn trọng quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng phù hợp những quy luật tự nhiên vào cuộc sống nếu không sẽ phải trả giá và chuốc lấy hậu quả khôn lƣờng, nhƣ Lão Tử cảnh báo “Lƣới trời lồng lộng, thƣa mà khó lọt”.

Đặc biệt Đạo gia yêu cầu trong hoạt động thực tiễn con ngƣời phải “thuận theo tự nhiên”, sống “thuận thiên”, không đƣợc làm trái quy luật tự nhiên, không đƣợc cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi ích tầm thƣờng của mình. Đối với Đạo gia thì con ngƣời chẳng qua cũng chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên, vì thế con ngƣời cần sống hòa hợp với thiên nhiên, cần hòa mình với thế giới tự nhiên. Môi trƣờng mà con ngƣời đang sống cũng chính là môi trƣờng tự nhiên. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên cũng là con ngƣời đang bảo vệ chính mình. Điều này có tính thời sự đặc biệt và sâu sắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay, với môi trƣờng sinh thái bị ô

66

nhiễm, thiên tai và dịch bệnh đe dọa nghiêm trọng, một hệ lụy trực tiếp từ quá trình con ngƣời”nhân tạo hóa thiên nhiên”, tạo dựng một nền văn minh không tƣơng thích với bản tính tự nhiên của vũ trụ vạn vật. Để cải thiện hoàn cảnh tự nhiên, cần phải cải thiện quan niệm con ngƣời, coi trong sự điều chỉnh quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên. Lí luận “Tự nhiên vô vi” của Đạo gia đã chỉ đạo mọi ngƣời coi trọng nhận thức và điều chỉnh quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, xây dựng tƣ tƣởng có lợi, quan niệm mới về con ngƣời với tự nhiên. Tƣ tƣởng “Đạo pháp tự nhiên” của Lão Tử góp phần điều chỉnh mối quan hệ, xây dựng quan niệm mới văn minh khoa học. Nó điều chỉnh từ quan hệ đơn thuần vốn có của mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên thành mối quan hệ hài hòa đã đối lập lại thống nhất. Sau khi con ngƣời phân hóa ra từ giới tự nhiên , một mực con ngƣời cho rằng đã thoát ly khỏi giới tự nhiên, đi theo con đƣờng đối lập với giới tự nhiên nhƣng thực ra con ngƣời ban đầu thoát ly khỏi giới tự nhiên chỉ là tƣơng đối, sinh mệnh và cuộc sống con ngƣời vẫn ở trong những mắt xích lớn của giới tự nhiên vì con ngƣời căn bản chỉ là một bộ phận của tự nhiên, con ngƣời và tự nhiên nên hài hòa, nhất trí, thuận ứng.

Cũng theo quan điểm Đạo gia thiên nhiên vận hành theo một quy tắc nhất định nếu có sự tác động nhƣ khai thác, xây dựng, đầu tƣ cơ sở hạ tầng làm mất đi sự cân bằng thì sẽ làm đảo lộn chu trình tự nhiên ấy. Đó cũng là cái lẽ “cùng tắc biến” mà ông nhắc đến trong triết lí nhân sinh. Bất cứ một sự vật hiện tƣợng nào tự nhiên hay toàn bộ môi trƣờng tự nhiên nếu chúng ta khai thác quá mức cho phép thì hậu quả sẽ trái nghịch khôn lƣờng. Nếu biết làm theo triết lí “vô tình vô dục” của Đạo gia thì chắc hẳn cũng sẽ không còn những hiện tƣợng vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp sự tổn hại của môi trƣờng tự nhiên, sẽ không còn hàng ngàn cánh rừng bị khai thác trái phép phục vụ mục tiêu lợi nhuận. Xét cho cùng cũng là vì cái tâm tƣ dục, tham muốn của con ngƣời không thể điều chỉnh đƣợc. Tiếp nữa nên điều chỉnh cải tạo tự nhiên, con ngƣời cần phải biết quý trọng mọi sự sống nói chung, gắn với quý trọng môi trƣờng tự nhiên, không tàn sát sinh vật và hủy hoại môi trƣờng sinh thái một cách tùy tiện. chinh phục tự nhiên của văn minh khoa học hiện đại vốn đã đề xƣớng thành quy luật “bảo hộ tự nhiên”, “thuận ứng tự nhiên”, “trở về tự nhiên” trong quá trình cải tạo và chinh phục tự nhiên của Đạo gia. Nền văn minh khoa học phát triển hiện đại, con ngƣời đã can thiệp quá sâu vào giới tự nhiên và hệ lụy của nó là hoàn cảnh để chúng ta sinh tồn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy “trở về với tựnhiên” có phải là một thông điệp mà các nhà triết học Đạo gia nhắc nhở, cảnh báo chúng ta? Hạt

67

nhân lí luận này đã ngăn chặn sức phá hoại chống tự nhiên, chúng ta nên để cho khoa học đi theo hƣớng vừa phục tùng đạo đức nhân bản lại vừa phục vụ sứ mệnh vĩnh hằng cải thiện và bảo vệ tự nhiên.

Vì vậy có thể coi triết lí nhân sinh của Đạo gia là một bức tranh hoàn chỉnh phác họa về cuộc sống tôn trọng, bảo vệ và hòa hợp với tự nhiên. Đồng thời cũng là lời cảnh báo với những hành động thái quá trong cuộc sống. Đạo pháp tự nhiên cùng với triết lí vô vi tự nhiên của Đạo gia là những nét nhấn đặc sắc nhất vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, không những có ảnh hƣởng tích cực đến Việt Nam mà còn có những ảnh hƣởng nhất định đến nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

Giáo dục lối sống đạo đức

Có thể nói lối sống có đạo đức văn hóa thủy chung tình nghĩa vẫn là nét đẹp trong đại đa số nhân dân. Song trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, lối sống đó đang bị lu mờ và phai nhạt dần đi trong gia đình và ngoài xã hội. Tất cả những thực trạng trên đang càng ngày làm mai một đi lối sống tốt đẹp của dân tộc, làm mất dần đi truyền thống đạo đức tốt đẹp và bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tìm hiểu ý nghĩa của quan điểm về con ngƣời của Đạo gia đối với việc giữ gìn và phát huy lối sống đạo đức văn hóa chúng ta thấy hầu hết các nội dung trong triết lí nhân sinh đều có phần ảnh hƣởng của nó.

Đạo gia đã khẳng định rằng bản tính con ngƣời sinh ra là không thiện không ác, tất cả đều do sự tu dƣỡng cải tạo đạo đức ở mọi ngƣời để hình thành bản chất tính thiện hay tính ác. Ngƣời ta sinh ra không phải là một vật hoàn thiện ngay. Cái sống của mỗi ngƣời trên đời không khác gì cái sống toàn mãn của một cái cây trong hình thức ban đầu mới sinh ra của một hột giống. Một hột giống muốn trở thành một cây cũng phải trải qua

Một phần của tài liệu Triết học: Quan niệm về bản chất con người trong triết lý Đạo gia (Trang 64 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)