Lắp và điều chỉnh trục khuỷu

Một phần của tài liệu Giáo trình trục khuỷu thanh truyền (Trang 74 - 78)

- Loại này đ−ợc phân thành hai loại đó là loại chốt đ−ợc lắp chặt trên đầu nhỏ thanh truyền và loại lắp chặt trên lỗ bệ chốt.

3. Lắp và điều chỉnh trục khuỷu

a) Lắp trục khuỷu:

Sau khi bảo d−ỡng hoặc sửa chữa xong trục khuỷu đ−ợc lắp vào các ổ đỡ ở thân máy. Quá trình lắp cần theo các b−ớc sau:

- Chọn các ổ đỡ trục khuỷu theo đúng thứ tự đS lấy dấu khi tháo.

- Bôi bề mặt cổ trục và bạc một lớp dầu động cơ rồi mới đặt trục vào ổ đỡ.

- Xiết các đai ốc ổ đỡ theo thứ tự nh− hình 10 – 20. Cần xiết từ từ và đều tất cả các đai ốc.

- Xiết từ trong ra ngoài. Vừa xiết ốc vừa quay trục khuỷu để tránh hiện t−ợng kênh bạc khi lắp.

- Cần thay mới các đệm và khớp làm kín dầu ở đầu và đuôi trục khuỷu.

- Sau khi xiết xong cần kiểm tra với lực cần thiết để quay trục khuỷu nh− hình 10 – 21. Và đối chiếu với tiêu chuẩn. Ví dụ: Động cơ Din lực để quay trục khuỷu là 7 Kgm, động cơ UAZ là 5,6 Kgm.

b) Kiểm tra độ dơ dọc trục:

Sau khi lắp xong cần kiểm tra độ dơ dọc trục theo ph−ơng pháp nh− hình 10 - 22. Độ dơ dọc trục thông th−ờng bằng 0,07 – 0,15mm. Nếu khe hở này không đúng cần phải thay ổ đệm chống dịch dọc của trục khuỷu.

c. Kiểm tra độ chặt của bạc và các cổ trục:

Để đánh giá khe hở giữa bạc và các cổ trục chính của trục khuỷu. Ng−ời ta tiến hành ph−ơng pháp kiểm tra khe hở này bằng ph−ơng pháp nh− hình 10-23. Các b−ớc tiến hành kiểm tra là:

- Móc lực kế tiếp tuyến với vành bánh đà và kéo lực kế theo ph−ơng tiếp tuyến. Nếu trị số lực kế đạt tiêu chuẩn thì trục khuỷu phải bắt đầu quay.

+ Nếu ch−a đạt trị số tiêu chuẩn mà trục khuỷu đS quay thì khe hở giữa bạc và các cổ trục lớn hơn quy định( khe hở lớn)

+ Nếu lực kế v−ợt quá trị số tiêu chuẩn mà trục khuỷu mới quay thì khe hở giữa bạc và các cổ trục nhỏ hơn quy định( khe hở nhỏ). Nếu không điều chỉnh có khả năng xảy ra cháy cổ trục và bạc do bị bó.

- Ph−ơng pháp dùng nhựa Platich để kiểm tra ( nh− hình 10-24) + Đặt miếng nhựa Platích vào cổ trục nh− hình vẽ

+ Lắp nắp ổ đỡ và xiết đai ốc đủ momen theo quy định. Quá trình xiết đai ốc không đ−ợc quay trục khuỷu.

+ Tháo nắp ổ đỡ và lấy miếng nhựa đS bị biến dạng và đ−a vào d−ỡng kiểm tra (nếu không có d−ỡng có thể dùng th−ớc cặp để đo chiều dầy miếng nhựa) và so với tiêu chuẩn. Khe hở phải ≤0,08mm.

- Chú ý: với các xe cũ của Nga chế tạo. Ng−ời ta kiểm tra bằng một miếng đồng có kích th−ớc (0,08x20x10)mm. Ph−ơng pháp kiểm tra cũng nh− trên. Nếu xiết đủ momen mà dùng tay không quay đ−ợc trục khuỷu, nếu nới đai ốc mà dùng tay quay đ−ợc thì khe hở lắp ghép giữa bạc và các cổ trục nằm trong tiêu chuẩn. Ng−ợc lại, là khe hở nhỏ hơn hoặc lớn hơn tiêu chuẩn.

d. Ph−ơng pháp chọn bạc khi sửa chữa trục khuỷu.

- Với các xe hơi đời cũ: khi động cơ vào sửa chữa lớn hoặc khi có sự cố kĩ thuật phải tiến hành sửa chữa trục khuỷu bằng ph−ơng pháp lên cốt sửa chữa. Ta phải tiến hành chọn bạc theo kích th−ớc mới của các cổ trục. Có hai ph−ơng pháp:

+ Chọn bạc theo cốt của trục khuỷu: ph−ơng pháp này th−ờng dùng đối với trục khuỷu sau khi kiểm tra cho kết quả là: độ côn, độ méo của các cổ trục vẫn nằm trong tiêu chuẩn. Bề mặt các cổ trục nhẵn, bóng và không bị gờ x−ớc. Khi đó có thể tiếp tục dùng lại trục khuỷu mà ch−a phải sửa chữa lên cốt. Để duy trì khe hở lắp ghép, ta sẽ chọn bạc theo cốt đang sử dụng với loại bạc có kí hiệu 0,05mm. Các loại bạc này đ−ợc chế tạo theo từng bộ với các cốt sửa chữa khác nhau.

+ Chọn bạc theo cốt sửa chữa: sau khi sửa chữa trục khuỷu, ta phải chọn bạc theo kích th−ớc mới của các cổ trục. Bạc đ−ợc chế tạo thành bộ và đ−ợc kí hiệu thành các cỡ theo cốt sửa chữa là 0,25mm, 0,50mm, 0,75mm....Sau khi chọn bạc đúng cốt sửa chữa ta phải tiến hành cạo bạc theo kích th−ớc thực tế của các cổ trục. Công việc này đòi hỏi thợ có tay nghề nhất định và đ−ợc làm một cách tỉ mỉ theo các b−ớc sau:

Cạo bạc các cổ trục chính: việc cạo bạc đ−ợc tiến hành với từng cổ trục một và mỗi cổ trục theo các b−ớc sau:

• Lắp bạc với cổ trục theo đúng thứ tự đS đánh dấu.

• Xiết đai ốc từ từ, vừa xiết đai ốc vừa quay trục khuỷu tới khi nào bắt đầu thấy nặng thì dừng lại.

• Quay trục khuỷu theo hai chiều khoảng 3-5 vòng để giữa bề mặt bạc và cổ trục tạo ra các vết tiếp xúc.

• Tháo nắp ổ đỡ, lấy bạc ra và quan sát vết tiếp xúc. Dùng dao cạo bạc để nạo các vị trí tiếp xúc. Quá trình nạo cần nạo mỏng, không tạo ra các vết gờ x−ớc sâu trên mặt bạc. • Lắp bạc vào vị trí cũ và lại lắp trục khuỷu đồng thời tiến hành lại các b−ớc nh−

trên. Khi nào, lực xiết đai ốc đủ quy định, vết tiếp xúc giữa bạc và cổ trục >75% diện tích, trục có thể dùng tay quay nhẹ là đ−ợc.

• Tiến hành cạo bạc các cổ trục khác theo các b−ớc nh− trên. - Với các xe hơi đời mới:

Với các xe du lịch đời mới việc chọn bạc theo kích th−ớc trục khuỷu đ−ợc tiến hành nh− sau:

+ Đặt kí hiệu cỡ tiêu chuẩn đ−ợc nhà chế tạo ghi trên mặt lắp ghép giữa thân máy và các te nh− hình 10-25.

+ Đọc kí hiệu cỡ tiêu chuẩn đ−ợc nhà chế tạo ghi trên các má khuỷu nh− hình 10-26 + Dựa vào bảng sau để chọn số của bạc:

Số trên thân máy 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Số trên má khuỷu 0 0 0 1 1 1 2 2 2

Số của bạc 1 2 3 2 3 4 3 4 5

+ Ví dụ: số trên thân máy là 2, số ghi trên má khuỷu là 1 thì cỡ bạc chọn là số 3. Cỡ số của bạc đ−ợc nhà chế tạo ghi nh− hình 10-27.

Vẫn ví dụ trên: chiều dày bạc (ở thành giữa của nhà chế tạo) nh− sau: Cỡ 1: 2,002- 2,005mm Cỡ 2: 2,005- 2,008mm Cỡ 3: 2,008- 2,011mm Cỡ 4: 2,011- 2,014mm Cỡ 5: 2,014- 2,017mm

BÀI S 11 :SA CHA BÁNH ĐÀ

I-Nhiệm vụ, điều kiện làm việc

I.Nhiệm vụ

- Tích trữ năng l−ợng d− sinh ra trong hành trình sinh công để bù cho các hành trình không sinh công.

- Nhận và truyền mômen từ máy khởi động để làm quay trục khuỷu thực hiện quá trình hút, nén, xả lúc khởi động động cơ.

- Cân bằng quán tính động lực học do quá trình làm việc của động cơ sinh ra. - Là nơi đ−a công suất động cơ ra ngoài.

- Để đánh dấu các kí hiệu điểm chết trên, góc đánh lửa sớm, góc phun sớm.

Một phần của tài liệu Giáo trình trục khuỷu thanh truyền (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)