Nấu đường Trợ tinh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lí CHẤT LƯỢNG HACCP CHO NHÀ máy ĐƯỜNG TINH LUYỆN (Trang 29 - 31)

V. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN

2. Thuyết minh quy trình

2.10 Nấu đường Trợ tinh

2.10.1 Nấu đường

a. Mục đích:

- Tách nước từ dung dịch đường, đưa dung dịch đến trạng thái quá bão hòa, tạo điều kiện thuận lợi cho các phân tử đường saccharose trong dung dịch kết tinh đường dưới dạng tinh thể.

b. Tiến hành:

Chuẩn bị:

- Vệ sinh nồi nấu, thử áp lực buồng đốt.

- Kiểm tra tính an toàn của nồi nấu xong thì đóng tất cả các van liên quan lại. - Mở nước tạo chân không cho nồi.

Tiến hành:

- Khi áp lực chân không đạt thì rút nguyên liệu vào nồi, 40 ÷ 50 % thể tích nồi. - Mở hơi cô đặc nguyên liệu.

- Liên tục quan sát, phải liên tục châm nguyên liệu vào để giữ ổn định mực độ trong nồi. - Khi dung dịch đạt độ quá bão hõa cần thiết thì tiến hành tạo mầm tinh thể.

- Cố định tinh thể.

- Nuôi tinh thể đường lớn lên.

- Khi đạt thể tích thì tiến hành phân cắt 1/2 hoặc 1/3 thể tích nồi(tùy điều kiện nấu) , một phần để lại nấu lên thành đường.

Thông số kỹ thuật thiết bị:

- Xuất xứ: Trung Quốc - Thể tích hữu hiệu: 20 m3 - Diện tích truyền nhiệt: 164 m2 - Số lượng quy cách ống:

367 ống nhỏ 100/104 - 1400 mm; một ống tâm Ø 650, l = 1400 mm.

- Đường kính miệng xả đường: 600 mm

Hình 8. Thiết bị và thông số kỹ thuật của nồi đường - Liên tục xem mẫu để điều chỉnh cỡ hạt kịp thời.

- Khi nồi đạt thể tích (20 m3) thì ngưng ăn nguyên liệu và tiến hành cô đặc cuối. Cô đặc cuối để đưa nồng độ dung dịch đạt Brix tối đa.

- Xuống đường: Sau khi cô đặc cuối xong, tiến hành đóng van hơi vào buồng đốt, cô lập chân không và mở van phá chân không và mở van xả nồi để tháo hết đường non xuống máng chứa hay thùng bồi tinh. Người vận hành trước đó cần kiểm tra và chuẩn bị sẵn máng chứa đường để tránh làm tràn đường non ra sàn. Trước khi xuống đường cần cố gắng giảm thấp tối đa nhiệt độ đường non.

c. Yêu cầu:

- Phải đạt cỡ hạt, thể tích nồi nấu, độ brix(Bx), độ tinh khiết (Ap).

d. Thiết bị:

2.10.2 Trợ tinh

Trong chế độ nấu đường ba hệ A, B, C, đối với đường non A, B do mật A, B còn dùng phối liệu nấu lại nên việc trợ tinh không cần phải nghiêm ngặt lắm. Thiết bị trợ tinh có tác dụng như một thùng chứa trước khi li tâm.

Hình 9. Thiết bị trợ tinh gián đoạn

Còn đối với đường C cần phải qua quá trình trợ tinh vì mật C là mật cuối, nhiều tạp chất, độ nhớt lớn, không dùng nấu lại được, cần làm tinh thể đường hấp thụ phần đường trong mẫu dịch ở mức độ cao nhất để giảm tổn thất đường trong mật. Do đó trợ tinh đường non C được xem là một trong những khâu quan trọng nhất để tăng hiệu suất thu hồi, giảm tổn thất cho nhà máy. Thời gian trợ tinh là 22 ÷ 32 giờ.

a. Mục đích:

- Để tiếp tục thực hiện quá trình kết tinh. - Làm tăng hiệu suất thu hồi.

b. Tiến hành:

- Làm nguội đường non:

Sau khi đường non được xả xuống thiết bị bồi tinh còn nấu nên cần làm nguội xuống 45 ÷ 50 oC để duy tri độ quá bão hòa. Tốc độ làm nguội có thể đạt được từ 1,5 ÷ 2 oC/giờ.

- Khuấy trộn đường non: Tốc độ khuấy là 0,5 ÷ 1 vòng/phút. - Hâm nóng đường non:

Hâm nóng đường non để đưa đường non lên nhiệt độ tối thiểu mà ly tâm có thể tách mật được. Thông thường việc hâm nóng giúp đường non tăng: 5 ÷ 7oC để đường non đạt chừng 52 ÷ 55oC phù hợp cho ly tâm. Nước sử dụng để hâm nóng có nhiệt độ : 85 ÷ 95 oC.

c. Thiết bị :

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lí CHẤT LƯỢNG HACCP CHO NHÀ máy ĐƯỜNG TINH LUYỆN (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w