VIII. Xây dựng SSOP
5. SSOP 5 Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
Yêu cầu/mục tiêu
- Bảo vệ thực phẩm, vật liệu bao gói, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân lây nhiễm: dầu máy bôi trơn, chất tẩy rửa, chất khử trùng, côn trùng gây hại và các chất lây nhiễm khác.
Điều kiện hiện nay
- Nhà xưởng kết cấu đúng yêu cầu, có bộ phân thông gió hoạt động tốt. - Hệ thống đèn có chụp bảo vệ. Hệ thống thông gió đi từ nơi sạch đến.
- Lối đi trong khu vực phân xưởng sản xuất và thành phẩm đều cos màn chắn ngăn chặn côn trùng từ bên ngoài bay vào.
- Nhà máy có kho chứa bao bì, kho hóa chất, kho thành phẩm, kho nguyên liệu riêng biệt. - Các loại hóa chất phụ trợ trong sản xuất và các dầu mỡ bôi trơn được bảo quản riêng biệt. - Các loại chất thải, phế phẩm, phế liệu được chứa ở các khu vực riêng biệt, cách xa khu sản
xuất.
Các thủ tục cần tuân thủ
- Dụng cụ hỗ trợ sản xuất phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, được cất ở các khu vực quy định.
- Khu vực sản xuất phải được đóng kín cửa, không được để côn trùng xâm nhập vào. - Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió, có hư hỏng phải bảo trì ngay.
- Bộ phận bảo trì máy móc phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị, nhà xưởng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời.
- Hóa chất: các chât hỗ trợ sản xuất, chất tẩy rửa, khử trùng, thuốc diệt côn trùng, ... Phải đươc bảo quản ở khu vực riêng biệt, nằm cách xa khu vực chế biến. Các loại hóa chất phải được ghi tên rõ ràng, sắp xếp đúng khu vực.
- Phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi trần, tường, nền nhà; các cánh cửa phòng, các hộp đèn, bề mặt bên ngoài thiết bị.
- Định kỳ mỗi tuần một lần phân xưởng phải thực hiện tổng vệ sinh nhà xưởng. Phân công thực hiện và giám sát
- Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này. - Công nhân viên tại các bộ phận có trách nhiệm thực hiện theo qui phạm này.
- Nhân viên phòng QM chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy phạm này. Hoạt động sữa chữa
- Nếu phát hiện có sự vi phạm về việc bảo quản và sử dụng hoá chất không đúng theo yêu cầu, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phải báo ngay cho Ban Điều Hành để kịp thời xử lý.
Thẩm tra
- Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
Lưu trữ hồ sơ
- Báo cáo vệ sinh hàng ngày: BM SSOP-5 - Phiếu hành động phòng ngừa khi có vi phạm. - Phiếu kiểm tra vi sinh: thuê ngoài.
Ngày … Tháng … Năm …
*BM-SSOP5
công ty: CTY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613.836199 – 0613.836239
Fax: 84.0613.836213 Email: bsc@hcm.vnn.vn
QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN - SSOP
Tên sản phẩm: ĐƯỜNG TINH LUYỆN Tên quy phạm:
BÁO CÁO KIỂM TRA VỆ SINH HÀNG NGÀY
(Nhà xưởng, máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất)
Tần suất: 1 lần/ngày và đột xuất (nếu có) Ngày:…………
CHú Ý: đạt yêu cầu “ Đ”, không đạt yêu cầu “K” T
T
Nội dung/điều kiện Kiểm tra ( Đ/K) Kiểm tra ( Đ/K) Kiểm tra ( Đ/K) Hành động sữa chữa 1 Nhà xưởng: nền, trần, tường,
cửa…
A Vệ sinh và khử trùng sạch B Tình trạng bảo trì tốt
C Không có mùi hôitrong xưởng D Không có sự ngưng tụ của
nước trong xưởng 2 Hệ thống chiếu sang
A Đủ sang B Bảo trì tốt
3 Phế liệu
A Dụng cụ thug om gọn gàng B Các đường cống thoát nước
thải tốt
4 Động vật gây hại
A Tình trạng hoạt động của đèn diệt côn trùng
B Không có sự hiện diện của động vật gây hại
5 Dụng cụ sản xuất A Trang bị đầy đủ
B Làm vệ sinh và khử trùng tốt C Tình trạng bảo trì tốt
D Sắp xếp ngăn nắp
Ngày….. Tháng ……. Năm
Người phê duyệt
SSOP 5- Bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn
Yêu cầu/mục tiêu
- Bảo vệ thực phẩm, vật liệu bao gói, các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm không bị nhiễm bẩn bởi các tác nhân lây nhiễm: dầu máy bôi trơn, chất tẩy rửa, chất khử trùng, côn trùng gây hại và các chất lây nhiễm khác.
Điều kiện hiện nay
- Nhà xưởng kết cấu đúng yêu cầu, có bộ phân thông gió hoạt động tốt. - Hệ thống đèn có chụp bảo vệ. Hệ thống thông gió đi từ nơi sạch đến.
- Lối đi trong khu vực phân xưởng sản xuất và thành phẩm đều cos màn chắn ngăn chặn côn trùng từ bên ngoài bay vào.
- Nhà máy có kho chứa bao bì, kho hóa chất, kho thành phẩm, kho nguyên liệu riêng biệt. - Các loại hóa chất phụ trợ trong sản xuất và các dầu mỡ bôi trơn được bảo quản riêng biệt. - Các loại chất thải, phế phẩm, phế liệu được chứa ở các khu vực riêng biệt, cách xa khu sản
xuất.
Các thủ tục cần tuân thủ
- Dụng cụ hỗ trợ sản xuất phải được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, được cất ở các khu vực quy định.
- Khu vực sản xuất phải được đóng kín cửa, không được để côn trùng xâm nhập vào. - Phải thường xuyên kiểm tra hệ thống thông gió, có hư hỏng phải bảo trì ngay.
- Bộ phận bảo trì máy móc phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị, nhà xưởng để có kế hoạch bảo trì, sửa chữa kịp thời.
- Hóa chất: các chât hỗ trợ sản xuất, chất tẩy rửa, khử trùng, thuốc diệt côn trùng, ... Phải đươc bảo quản ở khu vực riêng biệt, nằm cách xa khu vực chế biến. Các loại hóa chất phải được ghi tên rõ ràng, sắp xếp đúng khu vực.
- Phải thường xuyên vệ sinh, lau chùi trần, tường, nền nhà; các cánh cửa phòng, các hộp đèn, bề mặt bên ngoài thiết bị.
- Định kỳ mỗi tuần một lần phân xưởng phải thực hiện tổng vệ sinh nhà xưởng. Phân công thực hiện và giám sát
- Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy phạm này. - Công nhân viên tại các bộ phận có trách nhiệm thực hiện theo qui phạm này.
- Nhân viên phòng QM chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy phạm này. Hoạt động sữa chữa
cầu, có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm thì phải báo ngay cho Ban Điều Hành để kịp thời xử lý.
Thẩm tra
- Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
Lưu trữ hồ sơ
- Báo cáo vệ sinh hàng ngày: BM SSOP-5 - Phiếu hành động phòng ngừa khi có vi phạm. - Phiếu kiểm tra vi sinh: thuê ngoài.
Ngày … Tháng … Năm …
Người phê duyệt
*BM-SSOP5
công ty: CTY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613.836199 – 0613.836239
Fax: 84.0613.836213 Email: bsc@hcm.vnn.vn
QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN - SSOP
Tên sản phẩm: ĐƯỜNG TINH LUYỆN Tên quy phạm:
(Nhà xưởng, máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất)
Tần suất: 1 lần/ngày và đột xuất (nếu có) Ngày:…………
CHú Ý: đạt yêu cầu “ Đ”, không đạt yêu cầu “K” T
T
Nội dung/điều kiện Kiểm tra ( Đ/K) Kiểm tra ( Đ/K) Kiểm tra ( Đ/K) Hành động sữa chữa 1 Nhà xưởng: nền, trần, tường,
cửa…
A Vệ sinh và khử trùng sạch B Tình trạng bảo trì tốt
C Không có mùi hôitrong xưởng D Không có sự ngưng tụ của
nước trong xưởng 2 Hệ thống chiếu sang a Đủ sang
B Bảo trì tốt 3 Phế liệu
A Dụng cụ thug om gọn gàng B Các đường cống thoát nước
thải tốt
4 Động vật gây hại
A Tình trạng hoạt động của đèn diệt côn trùng
B Không có sự hiện diện của động vật gây hại
5 Dụng cụ sản xuất A Trang bị đầy đủ
B Làm vệ sinh và khử trùng tốt C Tình trạng bảo trì tốt
Ngày….. Tháng ……. Năm
Người phê duyệt
6. SSOP 6- Sử dụng và bảo quản hóa chất
Yêu cầu/mục tiêu
- Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản hóa chất không bị lây nhiễm, gây hại cho sản phẩm. Điều kiện hiện nay
- Hóa chất được bảo quản trong kho bên ngoài phân xưởng sản xuất.
- Các loại hóa chất khác nhau được dán nhãn ghi chú rõ ràng và được bảo quản riêng biệt. - Các loại hóa chất nhà máy đang sử dụng:
+ Hóa chất phân tích: hóa chất tinh khiết hóa học được sử dụng trong công tác phân tích mẫu.
+ Các chất tẩy rửa và hóa chất khử trùng: xà phòng, dung dịch NaOH, chlorine,... + Các hóa chất bảo dưỡng máy móc: dầu máy bôi trơn, ...
+ Hóa chất diệt và bẫy côn trùng gây hại. Các thủ tục cần tuân thủ
● Việc xuất, nhập hóa chất:
- Trước khi vào vụ sản xuất (1 tháng ) nhân viên thông kê có nhiệm vụ lập tờ trình trình ban lãnh đạo Nhà máy xem xét và duyệt các hóa chất cần mua để phục vụ trong vụ SX.
- Nhân viên thống kê có nhiệm vụ nghiệm thu và kiểm tra lại lượng hóa chất mới được mua về, lưu ý hạn sử dụng của hóa chất (nếu có), dán phiếu kiểm soát lên từng chai hóa chất. - Đối với các loại hoá chất chuẩn: yêu cầu kiểm tra khi nghiệm thu
+ Phải có Certificate of origine (chứng nhận về nguồn gốc) cho mỗi lô hàng + Phải có Certificate of analysis (chứng nhận phân tích) cho mỗi lô hàng. - Hoá chất độc phải ghi thêm ký hiệu và chữ RẤT ĐỘC
- Ghi lượng nhập / xuất và kết quả phân loại hóa chất vào phiếu theo dõi hóa chất tồn kho. - Vào cuối tháng ( trong vụ sản xuất từ ngày 25 ÷ 30) nhân viên thống kê có nhiệm vụ kiểm tra
hóa chất tại bộ phận Kiểm nghiệm, lập phiếu đề nghị cung ứng vật tư nếu cần.
- Hóa chất nhập về kho phải đảm bảo bao bì còn nguyên vẹn, sạch, còn thời hạn sử dụng, có nguồn gốc rõ ràng. Bao bì phải có nhã mác rõ ràng, có ghi đầy đủ các thông tin (tên, công thức hóa học, ngày sản xuất, hạn sử dụng, ngày nhập về, ...).
- Kiểm tra hóa chất vào cuối vụ sản xuất và ghi vào biểu mẫu: BM04-SSOP6(phụ lục). ● Việc sử dụng hóa chất:
- Kho hóa chất sử dụng phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Hóa chất bảo quản trong kho phải được sáp xếp gọn gàng, đúng vị trí.
- Trường hợp quá hạn sử dụng, có thể lấy mẫu đem đến các cơ quan chức năng để xác định độ tinh khiết trước khi sử dụng hoặc có thể sử dụng làm hoá chất phân tích.
- Khi sử dụng hóa chất phải theo hướng dẫn, pha đúng nồng độ.
- Hoá chất không sử dụng nữa phải được xử lý an toàn bởi người có trách nhiệm.
- Tránh mua hóa chất quá nhiều, dư. Chỉ mua một lượng vừa đủ dùng trong một khoảng thời gian hợp lý, như vậy sẽ giảm được khả năng hư hỏng.
Phân công thực hiện và giám sát
- Nhân viên phòng KT-QM chuyên trách về hóa chất chịu trách nhiệm thực hiện quy phạm này - Thủ kho chịu trách nhiệm sắp xếp, bảo quản hóa chất đúng nơi đã quy định.
- Công nhân được giao nhiệm vụ sử dụng hoá chất có trách nhiệm thực hiện đúng quy phạm này.
- Kết quả ghi vào biểu mẫu giám sát việc sử dụng hóa chất: BM-SSOP6 (phụ lục). Hoạt động sữa chữa
- Nếu phát hiện có sự vi phạm về việc bảo quản và sử dụng hoá chất không đúng theo yêu cầu thì phải báo với Ban Giám Đốc Công ty để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời không làm ảnh hưởng đến sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm.
Thẩm tra
- Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
Lưu trữ hồ sơ
- Phiếu kiểm tra theo dõi sử dụng hóa chất. (BM-SSOP6)
Ngày … Tháng … Năm …
Người phê duyệt
*BM-SSOP6
công ty: CTY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hòa 1, phường An Bình, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 0613.836199 – 0613.836239
Fax: 84.0613.836213 Email: bsc@hcm.vnn.vn
QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN - SSOP
Tên sản phẩm: ĐƯỜNG TINH LUYỆN Tên quy phạm:
BÁO CÁO THEO DÕI BẢO QUẢN HOÁ CHẤT
Tần xuất: ngẫu hứng 1 tháng 1 lần Ngày:………. ngày Tên hóa chất Nhãn hiệu HSD Điều kiện vệ sinh kho Hành động sữa chữa Người kiềm tra Nền, tường Thông gió Điều kiện bảo quản
Ngày … Tháng … Năm …
Người phê duyệt
7. SSOP 7- Kiểm soát sức khỏe công nhân
Yêu cầu/mục tiêu
- Công nhân viên đảm bảo đủ sức khỏe làm việc và không là nguồn lây nhiễm cho thực phẩm. Điều kiện hiện nay
- Toàn thể cán bộ công nhân viên được kiểm tra sức khỏe đầu vào và kiểm tra sức khỏe định kỳ theo đúng quy định: 01 lần/năm.
- Nhà máy có phòng y tế và trang thiết bị y tế cần thiết đề phòng trường hợp khẩn cấp. - Nhà máy có chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý và chế độ nghỉ phép theo quy định của nhà
nước nhằm đảm bảo cho công nhân viên có đủ sức khỏe làm việc. Các thủ tục cần tuân thủ
- Phòng y tế phải có đủ các dụng cụ, thuốc chữa bệnh thông thường, có khả năng sơ cấp cứu khi có trường hợp xấu xẩy ra.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe công nhân trước khi tuyển dụng vào nhà máy và định kỳ tổ chức kiểm tra sức khỏe cho công nhân viên.
- Công nhân viên có trách nhiệm thông báo tình trạng sức khỏe bản thân hoặc đồng nghiệp khi phát hiện có bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm vào thực phẩm.
- Với công nhân đang mắc bệnh chi nghỉ điều trị hoặc điều động sang khâu sản xuất khác không lây nhiễm cho sản phẩm cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Phân công thực hiện và giám sát
- Trưởng ca sản xuất và tổ trưởng ở các khu vực sản xuất có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình trạng sức khỏe của công nhân trong khu vực mình quản lý.
- Nhân viên y tế khám, cấp phát thuốc, theo dõi tình hình bệnh của công nhân, quyết định cho nghỉ đối với những người bệnh có thể lây nhiễm mầm bệnh vào sản phẩm.
- Kết quả giám sát được ghi vào biểu mẫu BM-SSOP7 (phụ lục). Hoạt động sữa chữa
- Nếu Đội trưởng hoặc QC tại các khu vực sản xuất phát hiện người nào bị mắc bệnh có khả năng gây nhiễm cho sản phẩm thì tuyệt đối không cho tham gia sản xuất, đến khi nào có kết quả xác nhận cuả y tế không còn khả năng lây nhiễm nữa mới được cho vào sản xuất.
Thẩm tra
- Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.
Lưu trữ hồ sơ
- Phiếu kiểm tra sức khỏe định kỳ. - Hồ sơ bệnh lý công nhân.
Ngày … Tháng … Năm …
Người phê duyệt
Tên công ty: CTY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BIÊN HÒA
Điện thoại: 0613.836199 – 0613.836239 Fax: 84.0613.836213