SSOP 9 Kiểm soát chất thải

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lí CHẤT LƯỢNG HACCP CHO NHÀ máy ĐƯỜNG TINH LUYỆN (Trang 123 - 125)

VIII. Xây dựng SSOP

9. SSOP 9 Kiểm soát chất thải

Yêu cầu/mục tiêu

- Đảm bảo hệ thống thu gom và xử lý chất thải không là nguồn lây nhiễm vào sản phẩm.  Điều kiện hiện nay

- Nhà máy có đội ngũ công nhân riêng biệt chuyên thu gôm chất thải ra khỏi khu vực phân xưởng hằng ngày.

- Nền phân xưởng, hệ thống cống rãnh được xây dựng theo nguyên tắc: nước thải chảy từ khu vực sạch hơn sang khu vực ít sạch hơn, dốc ra ngoài và đủ lớn, không có hiện tượng ngưng đọng nước trong khu vực phân xưởng sản xuất.

- Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt.

- Hệ thống bơm nước thải hoạt động 24/24 giờ, đảm bảo toàn bộ nước thải được bơm tới khu vực xử lý, không lưu đọng lâu tạo mùi hôi quanh khu vực sản xuất.

- Các đường cống thoát nước có lưới chắn ở cuối để chặn lại các chất thải rắn, không cho thoát ra hệ thống xử lý nước thải.

- Tại mỗi bộ phận, mỗi khu vực sản xuất được bố trí các dụng cụ chứa đựng chất thải khác nhau, được phân loại tại chỗ, có treo biển báo như: chất thải tái chế, chất thải nguy hại, ... Và

được các nhân vien vệ sinh thu gom, tập kết về nơi quy định mỗi ngày.  Các thủ tục cần tuân thủ

- Toàn thể CBCNV phải được hướng dẫn những quy định về việc phân loại , hiểu biết rõ các loại chất thảivà tác hại của các chất thải.

- Không được để lộn các loại chất thải với nhau.

- Không được để rơi vãi, rò rỉ, phát tán khu vực xung quanh, khi vẩn chuyển.

- Dụng cụ chứa đựng chất thải rắn phải được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi đưa trở lại phân xưởng và cuối mỗi ca sản xuất. Được bảo quản riêng biệt bên ngoài phân xưởng sản xuất. - Hệ thống cống rãnh, bẫy thoát nước luôn được bảo dưỡng, vệ sinh, tránh tắc nghẽn.

- Kiểm tra thường xuyên hệ thống bơm nước thải, tránh hiện tượng chảy ngược tạo mùi hôi quanh khu vực sản xuất.

- Cử nhân viên theo dõi, quản lý kho chứa chất thải của Nhà máy, trong kho phải phân chia khu vực và phải có bảng tên cho chủng loại chất thải, gắn dấu hiệu cảnh báo.

- Lập sổ theo dõi thu hồi, lưu giữ và xuất chất thải, cập nhật số liệu khi có sự thay đổi, bao gồm: số lượng thu hồi, số lượng xuất cho đơn vị hợp đồng thu gom vận chuyển và xử lý chất thải.

- Liên hệ với đơn vị có chức năng bên ngoài, lập hợp đồng về việc thực hiện thu gom, vận chuyển lưu giữ và xử lý chất thải (01 lần/năm).

- Các đơn vị trong toàn nhà máy khi lãnh giẻ lau, bao tay, bóng đèn mới,... phải nộp lại giẻ lau, bao tay, bóng đèn cũ, ...

Phân công thực hiện và giám sát

- Trưởng ca, tổ trưởng các khu vực có trách nhiệm triển khai quy phạm này.

- Phòng KT-QM có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện quy phạm này.

- Công nhân tổ VSCN và ca trực kỹ thuật tại nhà máy có nhiệm vụ thực hiện quy phạm này. - Nhân viên phòng KT-QM có trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy phạm này.

- Kết quả kiểm tra ghi vào biểu mẫu giám sát chất thải BM07-SSOP9 (phụ lục).

- Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm này do Giám đốc Nhà máy quyết định.  Hoạt động sữa chữa

- Nếu thấy nước thải thoát không kịp, thấy có mùi hôi trong phân xưởng, QC tại các khu vực sản xuất phải kiểm tra lại việc thu gom phế liệu và làm vệ sinh, phải kiểm tra lại hệ thống cống rãnh thoát nước. hệ thống xử lý nước thải và báo ngay cho Ban Điều Hành sản xuất để có biện pháp xử lý kịp thời, không để ảnh hưởng đến môi trường bên trong khu vực sản xuất.

Thẩm tra

- Hồ sơ ghi chép việc thực hiện qui phạm này được Đội trưởng Đội HACCP hoặc Trưởng, Phó Ban điều hành sản xuất (thành viên Đội HACCP) thẩm tra.

Lưu trữ hồ sơ

- Phiếu kiểm tra và giám sát chất thải ở các khu vực. - Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ngày … Tháng … Năm …

Người phê duyệt

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lí CHẤT LƯỢNG HACCP CHO NHÀ máy ĐƯỜNG TINH LUYỆN (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w