Nhu cầu của kháchhàng và thị trường 2 6-

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing phát triển sản phẩm vàng trắng của chi nhánh chế tác vàng trang sức hà nội trực thuộc công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý NHNo&PTNT việt nam (Trang 27 - 31)

Trước đây, khi cuộc sồng còn khó khăn, người dân chỉ lo cơm ăn áo mặc, ít có nhu cầu và ít quan tâm tới việc làm đẹp, sử dụng đồ trang sức. Nhu cầu làm đẹp và mua đồ trang sức chỉ có những người giàu có mới dám nghĩ đến. Tuy nhiên thu nhập của người dân tăng lên cao hơn rất nhiều trong những năm gần đây, cuộc sống khá giả hơn, gánh nặng về những nhu cầu cơ bản nhất đã không còn làm người tiêu dùng phải lo lắng nhiều, họ đã biết tới những nhu cầu cao hơn như đi du lịch, spa, mua đồ trang sức, quần áo...

Tính đến hết năm 2007, trên địa bàn Hà Nội có 3,4 triệu người, qui mô thị trường lớn cùng với thu nhập trung bình cao đây hứa hẹn sẽ là một thị trường đầy tiềm năng trong việc phát triển sản phẩm vàng trắng.

Trong đợt nghiên cứu thị trường trên địa bàn Hà Nội vừa qua, có tới 90% số người được hỏi cho biết đã từng mua sản phẩm trang sức, chỉ có 10% là chưa từng mua. Khi được hỏi về số lần mua sản phẩm trang sức, chúng ta thu được thống kê như sau:

 Có 20% số người được hỏi là ít khi mua sản phẩm trang sức, vài năm họ mới mua đồ trang sức 1 lần

 Có 60% khách hàng mua trang sức 1-3 lần 1 năm, đó là một con số khá cao

 Chỉ có 10% người tiêu dùng mua đồ trang sức trên 3 lần một năm, và 10% còn lại không bao giờ mua đồ trang sức.

Khi tìm hiểu về mục đích mua đồ trang sức, 55% chọn mua vào mục đích làm đẹp và làm quà tặng, 45% chọn mua đồ trang sức vì mục đích khác như để làm một món đồ tiết kiệm, làm vật may mắn,... Với mục đích làm đẹp

vừa sang trọng vừa có giá cả phải chăng, lại đem đến vẻ đẹp tinh khiết, trong sáng cho người sử dụng.

Vàng trắng kể từ khi ra đời và xuất hiện trên thị trường Việt Nam cho tới nay vẫn luôn luôn được ưa chuộng, vàng trắng chỉ đứng sau vàng. Biểu đồ dưới đây có thể cho chúng ta biết rõ hơn về sở thích của người tiêu dùng hiện nay để thấy được tiềm năng phát triển sản phẩm vàng trắng

Hình 2.1 Biểu đồ Tỉ lệ ưa chuộng sản phẩm vàng trắng

bạc 20% vàng trắng 30% vàng 40% khác 10% (nguồn Phụ lục)

Có tới 40% người tiêu dùng ưa thích sản phẩm được chế tác từ vàng, cao nhất trong số các kim loại quí được hỏi, đứng thứ 2 đó là vàng trắng với 30%, thứ 3 là bạc và cuối cùng là các kim loại khác như Platin hay mĩ kí. Sản phẩm chế tác từ platin tuy đẹp nhưng không được ưa chuông bằng vì giá trị của nó quá đắt so với các kim loại kia.

Cảm nhận vàng trắng

Sau khi nghiên cứu, hỏi 40 người trên địa bàn Hà Nội, chạy kết quả trên SPSS, đã rút ra được những đánh giá của người tiêu dùng đối với sản phẩm vàng trắng về khả năng tích trữ, về độ bền màu, về giá của sản phẩm, và về vẻ đẹp của sản phẩm vàng trắng.

Bảng 2.1 Đánh giá về sản phẩm vàng trắng số lượng Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm trung bình Giá trị tích trữ 40 1 5 2,83 Độ bền của màu sắc 40 1 5 3,15 Giá của sản phẩm vàng trắng 40 1 5 3,50 Vẻ đẹp của sản phẩm vàng trắng 40 1 5 3,90 (nguồn Phụ lục)

Về vẻ đẹp thì vàng trắng được đánh giá khá cao, tới 3,9 điểm, màu trắng của vàng trắng rất được người tiêu dùng ưa chuộng, trong khi màu vàng của vàng Ta và vàng Tây bị cho là già thì màu trắng đem đến cho người sử dụng sự trẻ trung, đầy quí phái.

Điểm cao nhất được đánh giá là 1 điểm, cao nhất là 5 điểm. Về khả năng tích trữ, vàng trắng chỉ được đánh giá 2,83 điểm, một số điểm không cao. Khả năng tích trữ của vàng trắng trên thực tế cũng thấp, dễ bị mất giá. Thực chất việc người tiêu dùng có suy nghĩ như vậy là do việc nhiều nhà sản xuất không thật thà trong việc xác định tuổi của sản phẩm, hầu như đồ trang sức đều bị ăn gian về tuổi, tỉ lệ vàng được đẩy lên cao hơn so với thực tế. Khi đem bán lại đồ trang sức, khách hàng chỉ bán được giá khi có giấy biên nhận và bán lại ở chính cửa hàng mình mua, nếu thiếu 1 trong 2 điều trên, sản phẩm đó sẽ bị mất giá rất nhiều, chỉ được 30-50% giá trị thực.

Về độ bền của màu sắc, chỉ đạt 3,15 điểm. Màu trắng của vàng trắng về cơ bản là sự pha trộn của vàng với một số kim loại quí khác, để làm mất màu vàng, người ta đã phủ lên vàng trắng một lớp Rhodium có giá trị gấp 2 lần vàng, sau một thời gian lớp xi này mờ đi, chỉ cần đánh lại xi thì sản phẩm sẽ

trắng lại như cũ, chi phí cho việc đánh xi này không cao, chi khoảng 20000 đồng.

Về giá cả, người tiêu dùng đánh giá sản phẩm vàng trắng có giá cao. Đó là do nhầm lẫn của người dân về vàng trắng và bạch kim, làm giá của vàng trắng cao như vậy. Thực tế giá của vàng trắng chỉ cao hơn vàng Tây một chút, rẻ hơn nhiều so với vàng Ta (99,99%) và Bạch Kim.

Tuy còn nhiều hiểu lầm nhưng qua những con số thống kê ở trên, chúng ta có thể thấy sự ưa chuộng và yêu thích của khách hàng, tiềm năng phát triển sản phẩm vàng trắng trên địa bàn Hà Nội. Nếu khách hàng hiểu được rõ những đặc điểm và cách sử dụng, cũng như giá trị của vàng trắng thì nhất định sẽ không còn những đánh giá sai lầm, chắc chắn vàng trắng sẽ hứa hẹn là một sản phẩm thành công.

Một phần của tài liệu Kế hoạch marketing phát triển sản phẩm vàng trắng của chi nhánh chế tác vàng trang sức hà nội trực thuộc công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý NHNo&PTNT việt nam (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)