I. TỔ CHỨC TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.3.2. Lập kế hoạch bán sản phẩm
Lập kế hoạch bán sản phẩm là nhằm xác định khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đưa ra cách thức để thu hút, giữ chân khách hàng và dự đoán trước những thay
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info
đổi. Yếu tố quan trọng để xây dựng một kế hoạch bán sán phẩm tốt là (1) phải biết được cái thích, cái không thích và cái mà người tiêu dùng mong đợi và (2) biết được điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh.
Một kế hoạch bán sản phẩm phải bao gồm các nội dung sau:
- Thực trạng của thị trường: các thông tin khái quát về thị trường mà ở đó sản phẩm sẽ được bán ra, bao gồm những ý kiến chung về người mua và những gì họ muốn, mô tả thị trường mà sản phẩm sẽ được bán ra như lượng cung, lượng cầu, sở thích hay ưu tiên của người tiêu dùng, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu về sản phẩm...
- Phân tích hạn chế và cơ hội: trên cơ sở đánh giá chung về thị trường, chủ trang trại có thể xác định được cơ hội, hạn chế mà trang trại đối mặt. Đánh giá một cách đúng đắn điểm mạnh và điểm yếu của trang trại khi tham gia thị trường.
- Chiến lược bán sản phẩm: từ những phân tích trên, chủ trang trại rút ra cách thức thực hiện cụ thể để đạt được được mục tiêu bán sản phẩm của trang trại. Chiến lược bao gồm xác định rõ ràng khách hàng, nhu cầu khách hàng và giá bán của sản phẩm. Giá bán sản phẩm được xác định như sau:
Giá bán = Chi phí sản + xuất Chi phí + lưu thông Lợi nhuận (hợplý)
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info
Khi chi phí sản xuất tăng, chủ trang trại phải xem xét tăng giá bán sản phẩm để bù
đắp chi phí và đảm bảo lợi nhuận. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh việc tăng
giá phải được xem xét một cách thận trọng.