LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT I.NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 27 - 29)

IV. NÔNG DÂN VÀ CÁC KHẢ NĂNG QUẢN LÝ 4.1 Nguồn lực quản lý

LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI SẢN XUẤT I.NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT

I. NHỮNG MỐI QUAN HỆ CÓ TÍNH VẬT CHẤT

Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info

học trong khu vực sản xuất, đã tỏ ra cần thiết trong nghiên cứu về thị trường nông nghiệp. Cũng như mọi ngành kinh tế khác, kinh tế học trong sản xuất nông nghiệp cũng quan tâm đến việc phân phối nguồn lực khan hiếm cho nhiều phương hướng sản xuất. Trong lý thuyết về sản xuất, người ta tìm mọi cách chọn lựa: Sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu và sản xuất như thế nào? Quyết định việc này bởi chính người sản xuất - được xác định là “một tác nhân cụ thể chuyên trách việc chuyển đổi các yếu tố đầu vào thành các loại hàng hoá mong muốn, đó là các yếu tố đầu ra” (Hirshlefer - 1976).

Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hoà các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất như: đất đai, lao động…) để tạo ra các đầu ra (hàng hóa hoặc dịch vụ như: thóc, ngô, thịt, trứng, sữa…). Chẳng hạn, để sản xuất ra một tấn mũ cao su, ta cần có các điều kiện khí hậu thích hợp, diện tích đất canh tác, phân bón, các dịch vụ khác như lao động chăm sóc, thu hoạch… Nếu giả thiết sản xuất sẽ diễn biến một cách có hệ thống với trình độ sử dụng đầu vào hợp lý, các nhà kinh tế học thường biểu thị mối quan hệ giữa lượng đầu vào cần thiết và lượng đầu ra có thể có được bằng các ký hiệu toán học được gọi là “hàm sản xuất”.

Hàm sn xut là mi quan h k thut biu th lượng hàng hóa ti đa có th

thu được t các kết hp khác nhau ca các yếu tố đầu vào vi mt trình độ công

ngh nht định.

Hàm sản xuất tổng quát có dạng:

Q = f (X1, X2, X3,... Xn)

Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra.

Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info

Hàm sản xuất có thể được biểu diễn bằng một phương trình, một bảng số liệu hay một đồ thị nào đó. Để hiểu thêm về hàm sản xuất ta lấy ví dụ như sau: Giả sử có một nhà máy may quần áo, để đơn giản ta chỉ xét 2 yếu tố đầu vào là lao động và máy khâu. Sự kết hợp giữa lao động và máy khâu cho chúng ta các kết quả đầu ra khác nhau, thể hiện ở biểu sau:

Bảng 2.1. Hàm sản xuất với hai đầu vào là máy khâu và lao động. Số lao động mỗi ngày

Số máy khâu 0 1 2 3 4 5 6

0 0 0 0 0 0 0 0

1 0 15 34 44 48 50 51

2 0 20 46 64 72 78 81

3 0 21 50 79 82 92 99

Qua bảng trên cho thấy, nếu không có lao động và không có máy khâu nào thì tất nhiên không tạo ra được sản phẩm, nói cách khác không có đầu vào thì cũng không có đầu ra. Với một máy khâu và một lao động, doanh nghiệp có thể sản xuất tối đa 15 bộ quần áo mỗi ngày; với 2 máy khâu và 2 lao động doanh nghiệp sản lượng tối đa là 46 bộ quần áo… Cần lưu ý rằng mức sản lượng nói trên chỉ đạt được khi doanh nghiệp tổ chức sản xuất và quản lý thật tốt.

Như vậy, hàm sản xuất cho chúng ta biết một khái niệm có tính chất thuần túy vật chất, nhằm mô tả lượng đầu ra tối đa về vật chất với việc sử dụng một hoặc một số yếu tố đầu vào nhất định về vật chất. Trình độ kết hợp giữa các yếu tố đầu vào trong sản xuất quyết định hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng các yếu tố đó. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, mọi hàng hóa được sản xuất ra để trao đổi, lưu thông, do vậy đầu ra của sản xuất cũng phải hướng theo nhu cầu thị trường và việc xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý trong mối quan hệ với các nguồn tài nguyên khan hiếm cũng có ý nghĩa kinh tế quan trọng.

Ở đây, chúng ta sẽ xem xét những mối quan hệ có tính vật chất giữa các yếu tố sản xuất với sản phẩm được sản xuất ra, giữa các yếu tố sản xuất với nhau và giữa sản phẩm với sản phẩm.

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 27 - 29)