với mỗi đơn vị sản lượng bán ra tăng thêm.
MR = ∆TR/∆Q = ∆Q.P/∆Q = P
Đặc biệt nếu ∆Q = 1 thì: MR = TRQ+1 - TRQ
Như vậy, khi MR không đổi và bằng P, doanh nghiệp sẽ đạt được trạng thái cân bằng khi ∏ = TR - TC ở mức tối đa. Ở hình 2.8a, khi sản lượng thấp hơn Q1 và cao hơn Q2 thì doanh nghiệp sẽ thua lỗ, vì ở các mức sản lượng này đường cong tổng chi phí nằm phía trên đường cong tổng thu nhập, mức sản lượng tối ưu là ở Q* do hiệu TR - TC là lớn nhất.
Đường thẳng nằm ngang biểu thị giá cả, vì sản phẩm bán một giá nên thu nhập cận biên bằng giá cả và cũng bằng thu nhập bình quân (MR = P = AR). đường cong chi phí cận biên (MC) và chi phí bình quân (AC) có dạng hình chữ U và cắt nhau tại điểm cực tiểu của chúng. Muốn sản xuất có lãi thì gía cả và thu nhập bình quân phải lớn hơn chi phí bình quân. Nói cách khác, sản lượng phải nằm ở mức từ Q1 đến Q2. Khi nào làm thêm một sản phẩm mà thu nhập tăng thêm lớn hơn chi phí tăng thêm (MR>MC) thì lợi nhuận vẫn tăng lên, ngược lại lợi nhuận sẽ giảm sút khi thu nhập tăng thêm nhỏ hơn chi phí tăng thêm (MR<MC). Vì vậy, nguyên tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng mà ở đó thu nhập cận biên bằng chi phí cận biên, nghĩa là MR = MC.
Tại hình 2.8 điểm đó ở tại Q* là nơi độ dốc của đường cong tổng chi phí (hoặc MC) bằng độ dốc của đường cong tổng thu nhập (hoặc MR). Cần lưu ý rằng ở
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info
hình 2.8b điều kiện MR = MC được thỏa mãn tại 2 điểm: tại đầu ra Q0 là nơi đường MC đi xuống và gặp đường thẳng AR và tại đầu ra Q* là nơi đường MC đi lên và gặp đường thẳng AR. Nhưng tại Q0 giá cả thấp hơn AC nên doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Vì vậy, muốn xác định được mức đầu ra mang lại lợi nhuận tối đa, ta cần bổ sung điều kiện thứ hai là đường MC phải cắt đường MR tại đoạn sau:
Hình 2.8 a, b: Hiệu quả kinh tế tối ưu trong ngắn hạn Đồng TR TC E D B C Đồng Q0 Q1 Q* Q2 Q MC AC A B D C E MR = P = AR Q* Q2
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info Q0 Q1 Q* Q2
Hình 2.8b
Trường hợp giá cả cao hơn mức đã nêu ở hình 2.8b, đường MR sẽ cắt đường MC tại bên phải điểm D và đầu ra tối ưu sẽ lớn hơn Q*. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giá thấp đến mức làm cho chỗ cắt với đường MC nằm tại một điểm như điểm F thì sản xuất sẽ bất lợi, vì trong trường hợp này thu nhập bình quân nhỏ hơn tổng chi phí bình quân nên sản xuất bị thua lỗ. Bất kỳ giá nào thấp hơn tổng chi phí bình quân tối thiểu như tại điểm C doanh nghiệp sẽ bị lỗ vốn. Nhưng trong trường hợp ngắn hạn, vẫn nên tiếp tục sản xuất kể cả khi MR và AR thấp hơn AC, miễn là chúng vẫn lớn hơn chi phí biến đổi bình quân (AVC). Như vậy, doanh nghiệp tạo thêm thu nhập lớn hơn chi phí biến đổi thường xuyên, nhờ thế góp phần bù đắp chi phí cố định mà theo định nghĩa dù ngừng sản xuất vẫn phải chi phí. Trên cơ sở những kết quả đó, ta có thể trình bày đường cong cung ứng sản phẩm của một doanh nghiệp cạnh tranh là một phần đường cong chi phí cận biên của doanh nghiệp nằm phía trên mức chi phí biến đổi bình quân tối thiểu.
2.3. Tối ưu hóa hiệu quả kinh tế trong mối quan hệ giữa các sản phẩm (nguyên tắc lựa chọn cơ cấu sản phẩm của người sản xuất) (nguyên tắc lựa chọn cơ cấu sản phẩm của người sản xuất)
Để đạt được lợi nhuận tối đa trong điều kiện sản xuất ra nhiều sản phẩm, doanh nghiệp cần biết các thông tin về:
- Tỷ số chuyển đổi cận biên giữa các sản phẩm; - Giá cả của sản phẩm. QRAU R/PR R = PR.QR + PH.QH R/PH QHOA Hình 2.9: Đường thẳng đồng thu nhập
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info
Khi đã biết khối lượng và giá cả của các yếu tố đầu vào, để đạt lợi nhuận tối đa cần thiết phải đạt tổng thu nhập tối đa. Ở đây, ta gặp khái niệm đường thẳng đồng thu nhập, đó là quỹ tích các điểm của các nhóm sản phẩm khác nhau nhưng tạo ra cho doanh nghiệp cùng một mức thu nhập. Hình 2.9 là đường thẳng đồng thu nhập trong trường hợp có hai sản phẩm rau và hoa (R và H). Độ dốc của đường thẳng là tỷ giá của sản phẩm (-)PR/PH; đường đồng thu nhập: R = PR.QR + PH.QH
Với tổng thu nhập từ hơn 3 sản phẩm trở lên thì đường thẳng đồng thu nhập là
đường thẳng song song cách xa gốc tọa độ hơn. Ở hình 2.10 người ta đặt một loạt
đường đồng thu nhập lên cùng với đường biên năng lực sản xuất và ta có điểm thu nhập tối đa tại tiếp điểm giữa đường cong năng lực sản xuất và đường đồng thu nhập cao nhất. Trong trường hợp này tiếp điểm ứng với các đầu ra Q*R và Q*H; vì vậy điều kiện cân bằng là tỷ số chuyển biến cận biên MRT của rau sang hoa bằng trị số âm của giá hoa và rau hay: ∆QR/∆QH = (-) PH/PR.
Dấu âm (-) phản ánh sự thật là MRT của hai sản phẩm thường là số âm bởi lẽ tăng đầu ra của sản phẩm này thì phải rút bớt sản lượng của sản phẩm kia.
QRAU
Q*R R=PR.QR+PH.QH
Q*H QHOA
Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info
Chương 3
KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI