Nghĩa thực tế của quản lý

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 26 - 27)

IV. NÔNG DÂN VÀ CÁC KHẢ NĂNG QUẢN LÝ 4.1 Nguồn lực quản lý

4.5.nghĩa thực tế của quản lý

Những người mới học quản lý thường lẫn lộn tầm quan trọng thực tế của nó. Sự thật quản lý thành công phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cá nhân để có các nhận định phù hợp. Kiến thức lý thuyết có vai trò khác nhau trong các tình huống.

Quản lý là một kỹ năng nhằm sử dụng các khả năng rộng lớn khác. Các sinh viên nông nghiệp phải thấy rằng quản lý yêu cầu kết hợp hợp lý các mặt trong môn học của họ từ thực tập ở trang trại, kỹ thuật nông nghiệp hoặc quản lý kinh tế. Quản lý thành công về nguyên tắc phụ thuộc vào sự cố gắng và khả năng của cá nhân đê phân tích và giải thích các tình huống. Nếu không kết hợp kiến thức với kinh nghiệm sẽ không làm được điều đó. Nhiều nông dân không được đào tạo lý thuyết một cách bài bản, có hệ thống nhưng lại quản lý giỏi vì họ học kinh nghiệm từ bố mẹ, khả năng bẩm sinh, may mắn, tự nghiên cứu, lắng nghe các lời khuyên v.v. Bởi vậy, không nên nghĩ là học quản lý sẽ trở thành người quản lý giỏi trong thời gian ngắn mà phải nghĩ rằng môn học sẽ giúp họ rút ngắn thời gian để trở thành một nông dân giỏi và làm họ giỏi hơn so với trước đây.

Điều quan trọng là không chỉ áp dụng các điều trên riêng cho người nông dân mà phải cho cả những người giúp việc cho anh ta, vì số này sẽ tiếp nhận phần lớn các cải tiến của chủ trang trại.

Sản xuất nông nghiệp thành công có thể che đậy tính không hiệu quả trong quản lý, nên quan trọng hơn là phải có một trang trại được tổ chức tốt và hoạt động có hiệu quả.

Tất cả các nông dân sẽ là người thông minh, nếu xem xét một cách khách quan các công việc trong quá khứ để đánh giá nguyên nhân các thành tích hiện tại và khả năng đứng vững trong tương lai.

Thay đổi kế hoạch có thể không liên tục dẫn đến thành công, nhưng thay đổi bắt buộc có thể còn nghiêm trọng hơn. Lập kế hoạch giúp cho kết quả đạt được tốt hơn, giúp khả năng đứng vững trong tương lai và giúp nông dân có cuộc sống thỏa mãn hơn.

Các nguyên tắc và kỹ thuật quản lý không đưa ra các quyết định cho bất cứ ai nhưng nếu vận dụng đúng sẽ cho một hướng dẫn phù hợp không chỉ trong tư tưởng chống rủi ro mà còn tăng số lượng các quyết định đúng đắn.

* Đặc điểm của KTH ND có ảnh hưởng đến công tác quản lý

- Hộ ND vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng nên trong quản lý diễn ra cả 2 khâu này…

Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info

- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa sở hữu với quá trình quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất

- Lao động quản lý và lao động sản xuất có sự gắn bó chặt chẽ, trong đó lao động thường chưa qua các lớp đào tạo để có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng mà chủ yếu làm theo kinh nghiệm. Vì vậy, hiệu quả không cao

- Kinh tế HND sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu nên có những thuận lợi, khó khăn nhất định

- Các hộ ND ngoài hoạt động NN, còn tham gia vào các hoạt động phi NN (Đối với trang trại các đặc điểm về cơ bản như của HND, chỉ có điều do quy mô sản xuất của trang trại lớn hơn nên cần các yếu tố đầu vào nhiều hơn, chủng loại các yếu tố này cũng phong phú, đa dạng. Sản phẩm sản xuất ra cũng nhiều và phong phú nên đòi hỏi quản lý của chủ trang trại ở mức độ cao hơn nhiều so với hộ ND)

* Phân loại trang trại - TT Liên doanh - TT Hợp doanh

- TT ủy thác (chủ trang trại không ở tại TT mà ủy thác cho người tin cậy quản lý, điều hành TT và thu LN)

- TT gia đình (nguồn gốc là từ các hộ ND), các yếu tố sản xuất là của gia đình, đây là loại hình TT chúng ta xem xét)

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 26 - 27)