Mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm, Sản phẩm cận biên và Sản phẩm bình quân.

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 35 - 36)

IV. NÔNG DÂN VÀ CÁC KHẢ NĂNG QUẢN LÝ 4.1 Nguồn lực quản lý

1.1.5.Mối quan hệ giữa Tổng sản phẩm, Sản phẩm cận biên và Sản phẩm bình quân.

tục sử dụng thêm 5 đơn vị phân bón sản lượng cận biên sẽ giảm dần và nếu sử dụng đến lượng phân bón 10 đơn vị sản lượng cận biên sẽ bị âm và tổng sản lượng cũng sẽ bị giảm.

1.1.5. Mi quan h gia Tng sn phm, Sn phm cn biên và Sn phm bình quân. bình quân.

Tổng sản phẩm là mối quan hệ mang tính chất thuần túy vật chất, chưa đem phân tích về mặt kinh tế như giá cả đầu vào và đầu ra. Chỉ nói riêng về mặt kỹ thuật, ta còn có thể xác định phạm vi sử dụng hàng loạt yếu tố đầu vào mà người sản xuất khôn ngoan có thể vận dụng.

Hình 2.1a và 2.1b có thể giúp cho minh họa điểm này, ở đây các đường cong tổng sản phẩm, sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân được chia thành các

mức độ sản xuất. Ở mức độ 1, sản phẩm bình quân của X1 là APX1 đang tăng lên; ở

mức độ 2 cả sản phẩm cận biên và sản phẩm bình quân đều giảm đi nhưng còn là

số dương; ở mức độ 3 sản phẩm cận biên trở thành số âm. Như vậy, ở mức độ 3 sử dụng thêm yếu tố đầu vào X1 sẽ làm tổng sản phẩm nghĩa là sản phẩm cận biên của X1 là số âm. Nói cách khác, sử dụng X1 ở mức độ 3 là không hợp lý, trái lại ở mức độ 1 lượng đầu vào này là không đủ. Ở mức độ 1, sản phẩm bình quân của yếu tố đầu vào thay đổi X1 tăng lên và trong phạm vi của mức độ này đường MP nằm trên đường AP. Như vậy, với mỗi đơn vị X1 tăng thêm, ta sẽ gia tăng được tổng sản phẩm nhiều hơn là gia tăng sản phẩm bình quân so với những đơn vị X1 đã dùng trước. Do đó, nếu sản xuất một loại sản phẩm nào đó có lợi cho đến hết mức độ 1 và như vậy có thể dự đoán vị trí tối ưu về mặt sử dụng đầu vào thay đổi sẽ nằm ở một điểm nào đó thuộc mức độ 2. Khi xem xét kết hợp giá cả đầu vào và sản phẩm cuối cùng ta mới có thể xác định cụ thể vị trí tối ưu đó. Tóm lại:

* Mối quan hệ Sản phẩm bình quân và Tổng sản phẩm:

Sản phẩm bình quân là độ dốc của đường thẳng nối từ gốc tọa độ đến đường tổng sản phẩm.

* Mối quan hệ giữa Sản phẩm cận biên với Tổng sản phẩm: Năng suất cận biên là độ dốc của đường cong tổng sản phẩm. - Khi MP >0, Sản lượng tăng và đường TP dốc lên,

- Khi MP = 0, Sản lượng đạt cực đại, đường TP nằm ngang, - Khi MP <0, Sản lượng giảm xuống và đường TP dốc xuống.

Sưu tầm bởi: http://tailieunongnghiep.info Lao độn Vốn g 2 3 4 5 1 20 40 55 65 75 2 40 60 75 85 90 3 55 75 90 100 105 4 65 85 100 110 115 5 75 90 105 115 120

* Mối quan hệ giữa Sản phẩm cận biên và Sản phẩm bình quân: - Khi MP > AP, thì AP tăng lên và đường AP dốc lên,

- Khi MP <AP, thì AP giảm dần và đường AP dốc xuống, - Khi MP = AP, thì AP đạt cực đại.

Một phần của tài liệu quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại (Trang 35 - 36)