Khái quát về thị tr-ờngViễn Đông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang viễn đông liên bang nga (Trang 26 - 29)

1.1. Địa lý và dân số

Vùng Viễn Đông là một vùng kinh tế quan trọng với những tiềm năng to lớn về gỗ, than đá, nhiên liệu, hơi đốt, sản phẩm biển và các khoáng sản quý. Vùng Viễn Đông nằm ở Viễn Đông Cộng hoà Liên bang Nga, có biên giới chung với Mông Cổ, Trung Quốc về phía Bắc, phía Đông là Thái Bình D-ơng giáp Triều Tiên, Nhật Bản. Đây là vùng đất khá rộng lớn có diện tích khoảng 6 triệu km2 với dân số 7,5 triệu ng-ời tập trung chủ yếu ở các thành phố và khu công nghiệp lớn. Vùng Viễn Đông có hai khu là khu Duyên Hải và khu

Khabarovsk và các tỉnh Kamchatka, Xakhalin, Magadan, Chukotka và Amur.

1.2. Về giao thông 1.2.1. Đ-ờng sắt

Vùng Viễn Đông có một hệ thống đ-ờng sắt hiện đại nối liền các khu công nghiệp và khu dân c-. Các thành phố lớn trong vùng nằm trong mạng l-ới đ-ờng sắt quốc gia nối liền với các thành phố của toàn Liên bang. Bên cạnh hệ thống đ-ờng sắt nội bộ, vùng còn có tuyến đ-ờng sắt liên vận quốc tế nối liền với Mông Cổ và Trung Quốc nằm trong hệ thống đ-ờng sắt liên vận quốc tế với các n-ớc Đông Âu và Việt Nam.

1.2.2. Đ-ờng biển

Giao thông đ-ờng biển là một lợi thế đặc biệt của vùng Viễn Đông nói chung và của khu vực Duyên Hải nói riêng. Từ đây, tàu biển có thể đi tới khắp các n-ớc thuộc khu vực Châu á Thái Bình D-ơng với một đội tàu lớn thứ 2 của Liên Xô cũ bao gồm các tàu chở dầu,tàu chở hàng khô, tàu lạnh chở thực phẩm và tàu container. Đặc biệt chuyến hàng hải đi từ Viễn Đông qua khu vực Biển Đông sang ấn Độ D-ơng, là tuyến đ-ờng thuận tiện nhất, nhanh nhất để về các cảng ở Tây Nam và Tây Bắc thuộc n-ớc Nga và ng-ợc lại. Vận tải biển đối với vùng Viễn Đông của Nga có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, nhất là trong điều kiện n-ớc Nga ch-a thể nhanh chóng nâng cấp hệ thống giao thông ở vùng này. Mặt khác, sau khi Liên Xô tan rã, các n-ớc cộng hoà trong thành phần của nó đều tuyên bố độc lập. Do vậy, n-ớc Nga bị mất quyền kiểm soát, sử dụng đối với nhiều hải cảng then chốt ở Biển Đen, Biển Ban Tích và cả tuyến đ-ờng bộ thuận tiện đi qua các n-ớc Trung á. Cho nên, các hải cảng Viễn Đông và lợi ích hàng hải Châu á-Thái Bình D-ơng, Đông Nam á ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của đất n-ớc.

1.2.3. Hàng không

Có hai sân bay quốc tế lớn có đ-ờng bay thẳng tới hầu hết các n-ớc trong khu vực Châu á Thái Bình D-ơng, các n-ớc cộng hoà và các thành phố lớn của Liên Xô cũ.

1.3. Về kinh tế 1.3.1. Công nghiệp

Ngành kinh tế phát triển nhất của vùng là kinh tế biển bao gồm công việc đánh bắt và chế biến hải sản, sửa chữa tàu biển chiếm 31 % so với tổng thu nhập của vùng, công nghiệp năng l-ợng, nhiên liệu chiếm 7,6 %, công nghiệp chế tạo máy chiếm 24,3 %, công nghiệp khai thác và chế biến gỗ chiếm 5,8%, côngnghiệp vật liệu xây dựng chiếm 6,7 %, công nghiệp nhẹ chiếm 4,1 %, công nghiệp thực phẩm chiếm 9,9 %.

1.3.2. Nông nghiệp

Có thể nói nông nghiệp của vùng kém phát triển vì hai lý do: Thứ nhất là thời tiết khắc nghiệt, 1 năm chỉ sản xuất đ-ợc một vụ từ tháng 5 đến tháng 9 và đ-ợc coi là vụ chính trong năm. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến 4 năm sau, đất đai hoàn toàn bị tuyết phủ, việc sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau quả nói riêng chỉ đ-ợc tiến hành với quy mô nhỏ trong các nhà kính vừa tốn kém mà sản l-ợng cũng không đ-ợc bao nhiêu. Thứ hai là do ng-ời lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp thiếu một cách trầm trọng. Nh- vậy về rau quả, bổ sung chủ yếu phải dựa vào nguồn nhập khẩu.

1.4. Nhu cầu về rau quả của khu vực

Sản xuất nông nghiệp cẩu khu vực nh- đã nêu trên gặp rất nhiều khó khăn, bởi vậy không thể đáp ứng đủ nhu cầu về l-ơng thực nói chung và các sản phẩm về rau quả nói riêng. Ngoài ra, cũng cần chú ý thêm rằng do sống trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt hầu nh- quanh năm là mùa lạnh nên tỷ lệ

rau trong bữa ăn của ng-ời dân khu vực này khá cao so với các khu vực khác. Từ hai đặc điểm trên về thị tr-ờng rau quả Viễn Đông, ta có thể thấy rằng nhu cầu rau quả của khu vực là rất lớn.

Tóm lại, với dân số 7,5 triệu ng-ời vùng Viễn Đông- Liên Bang Nga là một thị tr-ờng có sức mua lớn về rau quả. Do những điều kiện nh- đã kể trên nên điều tất yếu là thị tr-ờng này cần phải nhập khẩu rau quả để đáp ứng nhu cầu trong n-ớc. Trong chính sách kinh tế đối ngoại của Liên Bang Nga, vùng Viễn Đông đ-ợc coi là khu vực trọng yếu để phát triển kinh tế không chỉ vì điêù kiện địa lý thuận lợi mà còn vì đây là vùng có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao l-u buôn bán với các nơi trên thế giới. Đây cũng chính là yếu tố góp phần thúc đẩy việc xuất khẩu rau quả của các quốc gia khác vào Viễn Đông- Liên Bang Nga, hệ thống giao thông này giúp cho việc vận chuyển rau quả đ-ợc dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, rau quả ít bị h- hại, thối rữa.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả việt nam sang viễn đông liên bang nga (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)