Nội dung phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 29 - 30)

Việc phát triển hoạt động cho vay đối với mỗi loại hình doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng từng thời kỳ. Nội dung phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

- Thứ nhất, sự tăng lên về quy mô và số lượng khoản vay với khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều này bao gồm việc tăng giá trị cấp tín dụng trên 1 khoản vay và tăng số lượng khoản vay hay nói cách khác là tăng số lượng khách hàng là DNNVV. Bên cạnh việc tập trung hoạt động trong vùng thị trường quen thuộc sẵn có, các Ngân hàng thương mại cần chú trọng đến việc mở rộng ra các địa bàn tiềm năng khác đồng thời đa dạng hóa khách hàng cho vay. Khi đó, cùng với việc mở rộng thị trường về mặt địa lý, số lượng khách hàng vay vốn và các danh mục ngành nghề của khách hàng là Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sẽ được mở rộng vì ở mỗi vùng địa lý khác nhau sẽ có những ngành nghề kinh doanh khác nhau phù hợp với đặc điểm kinh tế từng vùng.

Mở rộng quy mô cho vay hay tăng tỷ trọng dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đồng nghĩa với việc tăng thị phần cho vay của Ngân hàng so với các đối thủ khác. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng gay gắt, việc mở rộng thị phần này là vô cùng quan trọng. Điều này giúp các Ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận do hoạt động cho vay vẫn là hoạt động then chốt của Ngân hàng. Nhờ mở rộng quy mô cho vay, các Ngân hàng thu được phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, chi phí hoạt động. Đây là phần thu nhập chính của các Ngân hàng hiện nay.

- Thứ hai, sự gia tăng các sản phẩm dành cho DNNVV.

của ngân hàng được coi là một sản phẩm để chào bán tới khách hàng. Do đó, việc đa dạng hóa các sản phẩm cho vay giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mình hơn, từ đó, tăng tính cạnh tranh cho các Ngân hàng được khách hàng lựa chọn.

- Thứ ba, sự gia tăng chất lượng tín dụng của nhóm DNNVV.

Hoạt động cho vay của Ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hoạt động kinh doanh của khách hàng gặp khó khăn dẫn đến không có khả năng hoàn trả toàn bộ hoặc một phần gốc, lãi cho Ngân hàng. Do đó, việc duy trì tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu ở mức độ cho phép là yếu tố để Ngân hàng xem xét, đánh giá việc phát triển hoạt động cho vay DNNVV. Các Ngân hàng khó có thể đặt tốc độ tăng trưởng dư nợ cao với DNNVV khi chất lượng tín dụng của phân khúc này thấp, mang lại nhiều rủi ro cho Ngân hàng.

- Thứ tư, sự gia tăng lợi nhuận mà hoạt động cho vay với DNNVV mang lại. Ngân hàng thương mại cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, định hướng phát triển cho vay Doanh nghiệp lớn, khách hàng cá nhân hay DNVVV sẽ đều dựa trên lợi ích tiềm năng mà phân khúc này mang lại cũng như định hướng phát triển lâu dài của Ngân hàng. Vì vậy, trong nội dung phát triển cho vay DNNVV sẽ bao gồm việc tăng trưởng lợi nhuận hàng năm mà DNNVV đóng góp cho Ngân hàng. Nếu lợi nhuận mà DNNVV mang lại không tăng thì các Ngân hàng chưa đạt được hiệu quả từ hoạt động cho vay với nhóm Khách hàng này.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 29 - 30)