Về phát triển quy mô cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 61 - 65)

a. Số lượng DNNVV đang có quan hệ tín dụng tại NH

Theo thống kê từ Báo cáo cho vay của Vietcombank Đông Anh, số lượng Doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ tín dụng trong các năm vừa qua có sự gia tăng đáng kể. Chi tiết được thể hiện theo Biểu đồ dưới đây:

Biểu 2: Số lượng DNNVV đang có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh

Đến thời điểm 31/12/2020, tổng số Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 141 doanh nghiệp, trong đó số lượng Khách hàng bán buôn là 44 Doanh nghiệp, số lượng DNNVV đạt 97 doanh nghiệp, chiếm 68,7%. Chỉ tiêu này trong năm 2017 là 41 trên tổng số 68 doanh nghiệp, tương ứng với tỉ trọng 60,2%. Xét về số tuyệt đối, số lượng DNNVV tăng 56 doanh nghiệp, tương đương tỷ lệ 136%. Đây là chỉ tiêu cho thấy xu hướng cho vay của Chi nhánh đã hướng đến mở rộng đối tượng cho vay DNNVV. Tuy nhiên, so với tổng số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội

D oa nh n gh iệ p

thì tỷ lệ số Doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại Vietcombank Đông Anh chỉ ở mức 0,04%. Đây là một tỷ lệ tương đối thấp và chưa khai thác hết tiềm năng của thương hiệu Vietcombank. Do đó, dư địa khai thác lượng khách hàng là doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng thực sự còn rất dồi dào với Vietcombank Đông Anh. Xét về ngành nghề kinh doanh, nhằm thực hiện phương châm đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế để giảm thiểu rủi ro trong cho vay, Vietcombank Đông Anh đã thực hiện đa dạng hóa cho vay các ngành nghề kinh tế khác nhau trên địa bàn hoạt động của chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng) Dư nợ mảng DNNVV 31/12/2017 31/12/2018 31/12/2019 31/12/2020 287 356 320 355 Thương mại 94 110 86 107 Cơ khí chế tạo 72 80 82 89

Vận tải kho bãi 59 64 57 46

Năng lượng 47 50 60 71

Các ngành khác 15 52 35 43

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - VCB Đông Anh)

Căn cứ vào biểu đồ cho thấy cơ cấu cho vay DNNVV hiện tại của chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực thương mại (30%), cơ khí chế tạo (25%), vận tải kho bãi (13%), năng lượng (20%) và các ngành khác (12%). Như vậy cho thấy, đối với cho vay DNNVV, Vietcombank Đông Anh đang chú trọng cho vay 04 ngành chủ yếu là thương mại, cơ khí chế tạo, vận tải kho bãi và năng lượng. Thực tế, địa bàn huyện Đông Anh cũng như thành phố Hà Nội là địa bàn tập trung rất nhiều doanh nghiệp FDI tại các Khu công nghiệp như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Quang Minh, là các doanh nghiệp xuất khẩu. Đây là cơ sở để hình thành và phát triển các doanh nghiệp

31/12/2020 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 250 200 150 100 50 0 320 287 350 300 355 356 400

phụ trợ nhằm cung cấp linh kiện đầu vào cho các đơn vị này. Đa số các doanh nghiệp cơ khí chế tạo mà Vietcombank đang phục vụ đều là khách hàng đầu vào của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn.

b. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV

Mặc dù số lượng khách hàng là DNNVV tại Vietcombank Đông Anh có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2020 tuy nhiên xét về dư nợ, Chi nhánh không có sự tăng trưởng đáng kể nào từ năm 2018 tới nay, chi tiết theo biểu đồ sau:

Biểu 2.3: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV.

Đặc biệt là năm 2019 khi dư nợ cho vay DNNNV giảm từ 356 tỷ đồng xuống còn 320 tỷ đồng. Cập nhật đến 31/12/2020, dư nợ mảng DNNVV chỉ đạt 355 tỷ đồng. Đây là mức dư nợ tương đối thấp so với quy mô của Ngân hàng. Nguyên nhân của việc dư nợ biến động và ở mức thấp là do quy mô các Doanh nghiệp phân khúc nhỏ và vừa thường ở mức nhỏ, dư nợ ít nên tương đối linh hoạt trong việc lựa chọn cũng như thay đổi Ngân hàng. Đây cũng là nhóm mà mức độ trung thành thấp hơn nhóm Doanh nghiệp lớn. Thời gian quan hệ tín dụng trung bình của Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở chi nhánh thấp. Trong các năm vừa qua, bên cạnh một số ít khách hàng truyền thống thì tại chi nhánh có tình trạng một số Doanh nghiệp nhỏ và vửa mặc dù mới đặt quan hệ tín dụng song sau khi được các Ngân hàng thương mại cổ phần lôi kéo với chính sách tài sản bảo đảm tốt hoặc yếu tố lãi, phí đã nhanh chóng chấm dứt quan hệ tín dụng tại

T

đồ

Vietcombank. Một điểm đáng chú ý có thể thấy là dư nợ cho vay DNNNV không tăng trong khi số lượng DNNVV có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh lại tăng đồng nghĩa với việc dư nợ trung bình/Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng giảm. Nói cách khác, Chi nhánh đang có sự tăng trưởng về số lượng khách hàng song quy mô vay nợ của các khách hàng này ở mức còn khiêm tốn. Nhìn theo hướng tích cực, Chi nhánh còn nhiều dư địa để tăng dư nợ từ các khách hàng hiện hữu này. Trong thời gian tới, Vietcombank Đông Anh cần gia tăng dư nợ trên đầu khách với các DNNVV có tình hình tài chính tốt. Điều này một mặt giúp chi nhánh tăng trưởng dư nợ, mặt khác vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng ở mức an toàn.

c. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV/tổng dư nợ của NH

Quy mô GRDP năm 2020 của Hà Nội theo giá hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người đạt 122,7 triệu đồng (tương đương 5.285 USD), tăng 2,34% so với năm 2019. Cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,24% GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 23,67%; khu vực dịch vụ chiếm

62,79%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,3% (Cơ cấu tương ứng năm 2019 là: 2,02%; 22,9%; 63,73% và 11,35%). (Vietnamnet, Hà Nội: GRDP năm 2020 theo giá

hiện hành ước đạt 1.016 nghìn tỷ đồng, tại địa chỉ: https://vietnamnet.vn/vn/goc-nhin/ha-noi-grdp-nam-2020-theo-gia-hien-hanh-uoc- dat- 1-016-nghin-ty-dong-701490.html ). Như vậy, có thể thấy lĩnh vực dịch vụ là lĩnh vực đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố. Do vậy, xu hướng cho vay của các NHTM lâu đời trên địa bàn là hướng tới các doanh nghiệp này. Đồng thời, kể từ khi thành lập đến nay, tỷ trọng cho vay các DNNN lớn vẫn luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu dư nợ cho vay của Vietcombank Đông Anh. Trong vài năm trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khối các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong đó chiếm hơn 97% là các DNNVV), cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng và bền vững của lĩnh vực cho vay bán lẻ (bao gồm cho vay các DNNVV và cho vay thể nhân), Vietcombank Đông Anh đã chú trọng đến việc đa dạng hoá danh mục đầu tư tín dụng nhằm giảm sự phụ thuộc vào một số các khách hàng là DNNN lớn. Quy mô dư nợ cho vay bán lẻ đã không ngừng tăng lên tại Vietcombank Đông Anh. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay DNNVV so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đến nay

2640, 23% 2400, 21% 4400, 38% 1800, 15% 355, 3% Giá trị (tỷ đồng)

BIDV Đông Hà Nội Vietinbank Đông Anh Agribank Đông Anh Vietcombank Đông Anh

Các NH TMCP khác

vẫn còn thấp, chỉ đạt khoảng 6%/tổng dư nợ. Đóng góp vào sự phát triển của hoạt động cho vay bán lẻ chủ yếu là cho vay khách hàng cá nhân nhằm mục đích mua bất động sản, xây, sửa chữa nhà.

Như vậy, trong 03 năm vừa qua, Vietcombank Đông Anh đã rất nỗ lực trong việc đẩy mạnh phát triển quy mô cho vay đối với khối các DNNVV, biểu hiện ở việc tăng trưởng số lượng khách hàng vay. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng dư nợ chưa cao, chưa tạo ra được sự bứt phá cũng như chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và quy mô, thương hiệu của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ cho vay DNNVV/tổng dư nợ của ngân hàng vẫn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (6%), cho thấy chi nhánh vẫn phụ thuộc vào nguồn cho vay các khách hàng bán buôn (các doanh nghiệp lớn) và chưa phát huy hết tiềm năng từ cho vay đối tượng DNNVV.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w