Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trường đầu tư và tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư.
doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể:
+ Tiếp tục nâng cao việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp về đầu tư, đất đai, môi trường, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan…
+ Xây dựng và triển khai thực hiện đồng bộ các quy hoạch: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng…Hàng năm, tiến hành rà soát, thực hiện điều chỉnh các quy hoạc cho phù hợp với tình hình thực tế và công bố các quy hoạch theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời trợ giúp, tháo gơ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính và đầu tư
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và xúc tiến mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã ban hành các quy định về lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, lĩnh vực ưu tiên chỉ bao gồm nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong khi đó, hiện nay, các Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng là đối tượng rất cần nguồn vốn ưu đãi. Đối tượng này đa phần là DNNVV. Tuy nhiên, do các Doanh nghiệp khởi nghiệp chưa có đầy đủ báo cáo tài chính cũng như chưa đáp ứng các điều kiện vay như các khách hàng
thông thường nên đều không tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các NHTM. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên xem xét bổ sung thêm nhóm Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vào lĩnh vực ưu tiên hiện hành để các Chi nhánh trong hệ thống Vietcombank có căn cứ khi thẩm định cấp tín dụng cho Doanh nghiệp.
Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cũng cần tăng cường tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ với chi phí hợp lý từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước như vốn ODA của Jica, WB, ADB, các nguồn vốn ủy thác... nhằm tạo nguồn cho các Chi nhánh trong hệ thống tài trợ cho các DNNVV. Những nguồn vốn này có chi phí tương đối thấp sẽ tạo điều kiện cho các DNNVV được hưởng lãi suất ưu đãi, tiết giảm chi phí tài chính so với việc vay vốn của các NHTM.
3.4.3. Kiến nghị đối với Cục/Tổng cục thuế.
Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trực tuyến. Qua đó, các Ngân hàng có thể tra cứu được thông tin chi tiết liên quan đến doanh nghiệp như Báo cáo tài chính, số thuế thực tế nộp, tờ khai hàng hóa đầu vào, đầu ra…Nhờ đó, công tác thẩm định của Ngân hàng đầy đủ thông tin và chính xác hơn việc đơn thuần dựa vào các thông tin do DNNVV cung cấp.
Kết luận chương 3
Chương 3 luận văn đã trình bày chủ trương cũng như định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Từ đó chỉ ra một số giải pháp cũng như khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động cho vay đối doanh nghiệp nhỏ và vừa.
KẾT LUẬN
Cho vay các DNNVV đã và đang trở thành một loại hình mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Bên cạnh đó, việc phát triển hoạt động cho vay các DNNVV còn giúp hỗ trợ các DNNVV phát triển, tạo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của chính phủ. Trên những cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng và phân tích các dữ liệu từ lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sĩ về đề tài “Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh” đã hoàn thành một số nội dung sau: Nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV
như khái niệm, đặc điểm, nghiên cứu những lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế thị trường và hoạt động cho vay của NHTM đối với DNNVV, nghiên cứu tình hình phát triển các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn đã giới thiệu hoạt động của chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Đông Anh trong các năm 2018 - 2020, đánh giá thực trạng của hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này đồng thời so sánh tương quan thị phần và chất lượng với các NHTM khác trên cùng địa bàn hoạt động. Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng cho vay DNNVV tại Vietcombank Đông Anh, cùng với những chủ trương trong việc phát triển các DNNVV của nhà nước và UBND thành phố Hà Nội, định hướng trong cho vay của Vietcombank Đông Anh, luận văn đã đề xuất các giải pháp để tăng trưởng quy mô dư nợ, phát triển số lượng khách hàng, tăng thu nhập từ hoạt động cho vay DNNVV đồng thời vẫn dảm bảo chất lượng tín dụng, giữ vững tỷ lệ an toàn trong cho vay. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình phát triển hoạt động cho vay đối với DNNVV của VCB Đông Anh, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước. Sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía sẽ giúp mục tiêu phát triển hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh Vietcombank Đông Anh được thuận lợi hơn. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu và sự hạn hẹp về phạm vi kiến thức, các vấn đề mà tác giả đưa ra còn chưa mang tính toàn diện. Tác giả mong muốn nhận được sự phản biện, góp ý từ nhiều góc độ để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Việt Dũng đã tận tâm hướng dẫn và quan tâm giúp đơ trong quá trình hoàn thiện luận văn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGƯT, TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
2. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
kê.
4. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, 2019 và 2020”.
5. Chính phủ (11/3/2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/20218, Quy
định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
6. Luật doanh nghiệp 2015, luật các tổ chức tín dụng 2010, luật ngân hàng Nhà nước 2010 và các văn bản luật của Ngân hàng Nhà nước và những hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
7. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (31/12/2018), Quyết định số
2503/QĐ-VCB-CSTD về quy trình cho vay với Khách hàng tổ chức bán buôn. 8. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (31/12/2018), Quyết định số
2504/QĐ-VCB-CSTD về quy trình cho vay với Khách hàng tổ chức bán lẻ.
9. Các trang web:
- http://hapi.gov.vn
- https://nhandan.com.vn/