Giai đoạn trước năm 1990, ngành xăng dầu Thái Lan nằm trong thời kỳ bảo hộ. Theo đó, chỉ một số công ty được phép tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu, hạn chế cấp mới giấy phép. Ngoài ra, Chính phủ Thái Lan cũng quy định hạn mức nhập khẩu đối với các công ty xăng dầu và giá bán lẻ xăng dầu. Nhìn chung trong thời kỳ
này, Chính phủ Thái Lan gần như chi phối cả thị trường xăng dầu nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp trong nước còn non trẻ.
Từ giữa những năm 90, sau khủng hoảng tiền tệ, cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Thái Lan ngày càng khốc liệt hơn. Năm 1991, Chính phủ Thái Lan bãi bỏ quy định về kiểm soát giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu và một phần quy định hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài. Về nguyên tắc, nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào kinh doanh CHXD với tỷ lệ đầu tư tối đa là 49% và đầu tư vào lọc dầu với điều kiện có sự góp vốn của PTT. Ngoài ra, Chính phủ không còn kiểm soát giá bán lẻ xăng dầu mà để cho doanh nghiệp tự quyết định. Vì thế, trong giai đoạn đầu tiên sau thời kỳ nới lỏng, biên lợi nhuận ngành xăng dầu, ở cả giai đoạn lọc dầu và phân phối gia tăng rõ rệt.
Biểu đồ 1. 1: Sự thay đổi lợi nhuận ngành dầu khí tại Thái Lan giai đoạn trước và sau năm 1991
(Đơn vị tính: bath/l)
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Việc nới lỏng quy định về gia nhập thị trường và biên lợi nhuận gia tăng đã thu hút các đối thủ mới gia nhập ngành. Số CHXD tăng mạnh, chủ yếu là các cửa hàng tự phát nhỏ lẻ và không có thương hiệu. Trong giai đoạn 1991 đến đầu những năm
0.85 0.49
0.74
0.57
Lợi nhuận kinh doanh (bath/l) Lợi nhuận lọc dầu (bath/l)
1991-2001 Trước khi nới lỏng quy định
1.6 1.4 1.2 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 Dầu 0.64 0.62 1.27 0.77
Lợi nhuận kinh doanh (bath/l) Lợi nhuận lọc dầu (bath/l)
1991-2001 Trước khi nới lỏng
quy định 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Xăng
2000, số lượng CHXD có thương hiệu đã tăng từ khoảng 3.500 đến hơn 5.300 cửa hàng. Cũng trong thời kỳ đó, số lượng CHXD không thương hiệu gần như không có đã tăng lên đến hơn 11.000. Vì thế, số khu vực không có CHXD cũng đã giảm đi đáng kể, từ 184 khu vực vào năm 1991 xuống chỉ còn 18 khu vực vào năm 2000 (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019).
Năm 1997, tư nhân hóa tăng tốc do khủng hoảng tiền tệ châu Á. Nhu cầu về xăng dầu trên toàn cầu giảm do khủng hoảng tiền tệ dẫn đến hiện tượng thừa cung từ các nhà máy lọc dầu. Từ sau những năm 2000, thị trường xăng dầu Thái Lan bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Số lượng các CHXD tiếp tục gia tăng tuy nhiên sản lượng bán trên mỗi CHXD giảm. Nếu như vào năm 1991, sản lượng trung bình là 337Kl/tháng thì đến năm 2017, sản lượng trung bình chỉ còn 103Kl/tháng, tương đương 1/3 so với thời kỳ trước đó (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019). Việc nhiều công ty mới tham gia vào ngành và sự biến động của thị trường thế giới đã làm sụt giảm biên lợi nhuận bán lẻ khiến cho các công ty phải chủ động tìm ra nhiều phương án đối phó để gia tăng lợi thế cạnh tranh.