Đối với công tác tạo nguồn

Một phần của tài liệu LƯU HOÀNG MINH-1906012016-KDTM (Trang 81)

Việc mua và dữ trữ tồn kho hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu xã hội và biến động giá dầu trên thị trường. Trong khi đó, giá bán đầu ra chịu sự điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương-Tài chính với chu kỳ là 15 ngày dựa trên giá dầu thế giới 15 ngày trước ngày công bố. Chính vì thế, việc dự trữ hàng tồn đảm bảo cho 15 ngày cung ứng là cách hợp lý nhất để giá mua của doanh nghiệp tiệm cận được với giá bán quy định. Tuy nhiên, cũng theo quy định một số doanh nghiệp lớn cần dự trữ hàng tồn kho tối thiểu 30 ngày cung ứng, dẫn đến việc bất cân xứng giữa giá mua và giá bán. Việc Nhà nước quy định giá bán cũng dẫn tới sự méo mó của thị trường khi giá không được xác định dựa trên quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp trong các thời kỳ giá thế giới biến động mạnh. 2.3.2.2. Đối với quá trình vận chuyển

Hiện nay, Tập đoàn vận chuyển hang hóa thông qua 2 hình thức: vận tải đường biển và đường bộ.

Đối với vận tải đường biển, việc khai thác đội tàu của Petrolimex chưa thực sự đem lại hiệu quả, chưa phản ứng kịp thời với những thay đổi trong nền kinh tế. Cụ thể là, việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đi vào hoạt động từ năm 2017 đã khiến cho tổng sản lượng xăng dầu sản xuất trong nước đáp ứng được gần 80% nhu cầu thực tế. Thêm vào đó, việc tạo nguồn nội địa cũng hiệu quả hơn về mặt chi phí do tối ưu hóa được quãng đường vận chuyển. Vì thế, bắt đầu từ năm 2017, Petrolimex cũng đã dần chuyển hướng tự tạo nguồn nhập khẩu sang nội địa. Trong khi đó, các cảng nội địa

chỉ có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải trung bình (tối đa 20.000DWT), không phù hợp với đội tàu cỡ lớn mà Petrolimex đang sở hữu vốn phù hợp với việc vận chuyển đường dài.

Đối với vận tải đường bộ, Tổng Công ty dịch vụ Xăng dầu Petrolimex (PTC) chịu trách nhiệm vận chuyển xăng dầu bằng đường bộ giữa các kho và CHXD trong hệ thống Petrolimex. PTC không trực tiếp điều động vận tải mà giao quyền và phương tiện cho 6 chi nhánh, mỗi chi nhánh phụ trách các địa bàn khác nhau. Quy trình di chuyển hàng hiện nay diễn ra như sau:

Hàng ngày, các Công ty thành viên kiểm tra lượng hàng tồn kho tại các CHXD trực thuộc. Từ đó, các công ty tính toán nhu cầu và đặt hàng chi nhánh PTC vận chuyển. Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng từ các công ty, PTC nhận lệnh và điều động xe đến kho lấy hàng và chở đến CHXD.

Quy trình hiện tại gây ra nhiều bất cập trong việc quản lý, cụ thể như sau: (i) Việc cập nhật hàng tồn kho và ước tính nhu cầu phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người. Nhiều cửa hàng trưởng chưa sát sao dẫn đến chậm cập nhật đơn hàng, bố trí phương tiện vận chuyển.

(ii) Việc các chi nhánh của PTC phụ trách các khu vực khác nhau dẫn đến việc cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh và kém hiệu quả về mặt chi phí. Trên thực tế đã xảy ra trường hợp chi nhánh A vận chuyển đến 1 CHXD hiệu quả hơn nhưng lại không được đảm nhận do CHXD đó nằm trên địa bàn của chi nhánh B quản lý.

(iii) Hiện nay, lịch trình và vị trí của các xe trong quá trình vận chuyển đang không được kiểm soát, gây khó khăn trong việc ước tính thời gian vận chuyển và có thể dẫn đến gian lận trong quá trình vận chuyển.

(iv) Các công ty thành viên thường xuyên thay đổi đơn hàng nhằm phục vụ mục tiêu sản lượng, đặc biệt vào những thời kỳ cao điểm như lễ tết, thời tiết thay đổi đột ngột hay những ngày đổi giá. Việc này dẫn đến bất cập trong việc điều xe, lập kế hoạch vận chuyển.

Một là việc giao kế hoạch cho các công ty thành viên chủ yếu dựa trên sản lượng đôi khi chưa phù hợp với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận, lợi ích cho cổ đông. Do hàng hóa được Tập đoàn trực tiếp tạo nguồn, các công ty con chỉ bán hộ và hưởng chiết khấu từ giá bán nên các công ty ít quan tâm đến việc đảm bảo lợi nhuận mà chỉ phấn đấu bán sản lượng để hoàn thành kế hoạch. Mọi khoản lỗ nếu có sẽ được chuyển gần như toàn bộ về công ty mẹ. Chính vì thế, Tập đoàn luôn phải quy định mức giá bán tối thiểu ra bên ngoài, điều này mặt khác lại gây nên bất cập do các công ty dưới là người trực tiếp bán hàng, hiểu được khách hàng nhưng lại không có quyền quyết định về giá và nguồn hàng mà phụ thuộc hoàn toàn vào công ty mẹ.

Hai là, cùng với quy mô lớn là việc quản lý một lúc quá nhiều hoạt động cũng dẫn đến bộ máy hoạt động cồng kềnh và chưa thực sự hiệu quả. Do mô hình cung ứng tập trung cao nên đã làm mất đi tính chủ động của các đơn vị. Các đơn vị thành viên không được phép tự tạo nguồn mà phụ thuộc hoàn toàn vào Công ty mẹ. Điều này đã hạn chế tính chủ động của các công ty thành viên trong công tác tổ chức kinh doanh. Do đó, sự phản ứng của Petrolimex với những biến động của thị trường còn thiếu tính kịp thời do phải qua nhiều cấp báo cáo và chịu sự chỉ đạo của nhiều cơ quan trung gian.

Ba là, việc ứng dụng công nghệ số vào gia tăng trải nghiệm khách hàng tại các CHXD chưa được quan tâm đúng mức. Khách hàng hiện tại vẫn chưa được tiếp cận với các tiến bộ công nghệ trong quy trình bán hàng tại các CHXD. Đơn cử như việc thanh toán bằng thẻ đã được triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay chưa thu được nhiều kết quả khả quan. Hệ thống POS được đầu tư những năm 2009 đến nay đã lạc hậu, model thiết bị đã ngừng sản xuất, không còn thiết bị thay thế, tình trạng POS lỗi phát sinh nhiều gây ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng. Không những thế, hệ thống POS tại CHXD là hệ thống thanh toán độc lập với hệ thống thiết bị bán hàng (cột bơm), các thông tin về thanh toán và thông tin giao dịch bán hàng không có sự liên kết trực tiếp với hệ thống của Petrolimex.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI CUNG ỨNG XĂNG DẦU CỦA TẬP ĐOÀN XĂNG DẦU VIỆT NAM

3.1. Bối cảnh chung trên thế giới và định hướng phát triển ngành xăng dầu tại Việt Nam Việt Nam

3.1.1. Bối cảnh chung trên thế giới

Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu trải qua một giai đoạn đầy biến động với chủ yếu là những tác động tiêu cực. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận suy thoái. 2020 cũng được coi là năm tồi tệ nhất trong lịch sử kinh tế thế giới khi được cho là còn xấu hơn so với cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Chuỗi cung ứng của nền kinh tế thế giới cũng đã bộc lộ nhiều rủi ro kể từ sau khi đại dịch Covid-19 diễn ra. Việc nguồn cung các sản phẩm thiết yếu phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất lớn, điển hình là Trung Quốc đã khiến cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này, kéo theo sự đình trệ trong hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp.

2020 cũng là một năm đáng nhớ với thị trường dầu thế giới. Theo đó, thị trường dầu mỏ thế giới lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận mức giá âm đối với dầu ngọt nhẹ của hợp đồng tương lai đáo hạn vào tháng 5/2020 (-40,32USD/thùng). Sự sụt giảm đáng kinh ngạc của giá dầu xuất phát từ cuộc chiến giá dầu giữa Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga trong bối cảnh hai bên không đạt được thỏa thuận về cắt giảm sản lượng dầu mỏ dẫn đến nguồn cung dầu mỏ gia tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, do tác động của đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia tiến hành phong tỏa biên giới, giãn cách và cách ly xã hội cũng góp phần làm cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng đột ngột sụt giảm.

Nền kinh tế thế giới năm 2021 tiếp tục diễn biến khó lường. Trên toàn cầu, tuy rằng các nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sau khi các quốc gia nới lỏng các biện pháp kiểm soát, giãn cách và các doanh nghiệp hoạt động trở lại, các chuyên gia nhận định nền kinh tế khó có thể quay trở lại mức như trước đại dịch. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu có thể đạt mức 5% trong khi ngân

hàng Goldman Sachs dự đoán mức tăng trưởng 6% cho năm 2021 và 4,6% cho năm 2022.

Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được dự đoán có nhiều sự thay đổi kể từ năm 2021. Nhiều doanh nghiệp lớn đang có xu hướng chuyển dịch các nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc, nhằm đa dạng hóa rủi ro và giảm bớt sự phụ thuộc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ Trung có dấu hiệu leo thang. Theo đó, các công đoạn với hàm lượng công nghệ cao có xu hướng được các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển về nước trong khi các công đoạn đơn giản như gia công, lắp ráp được ưu tiên dịch chuyển đến các quốc gia có nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp, trong đó có Việt Nam. Mới đây, vào ngày 16/12/2020, Văn phòng Chính phủ đã thông báo chính thức về việc hãng công nghệ hàng đầu thế giới Apple đang có kế hoạch chuyển một phần dây chuyền sản xuất Iphone và Macbook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đây thực chất là một xu hướng khách quan đã diễn ra từ nhiều năm nay và đại dịch chỉ đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn.

Sau thời kỳ suy thoái do đại dịch Covid-19 trong năm 2020, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu năm 2021 trên toàn cầu được dự đoán sẽ hồi phục mạnh mẽ. Tuy nhiên, OPEC đã nhất trí thông qua quyết định cắt giảm sản lượng từ 7,7 triệu thùng/ngày xuống 5,8 triệu thùng/ngày từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021. Động thái cắt giảm sản lượng của OPEC trong bối cảnh nhu cầu trên thế giới khởi sắc là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho sự phục hồi của giá dầu trong năm 2021. Chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm 2021, giá dầu đã tăng hơn 20% so với giai đoạn cuối năm 2020. Các tổ chức quốc tế cũng dự báo giá dầu còn có thể tăng lên hơn 70USD/thùng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Giá dầu phục hồi sẽ mang lại tác động tích cực đối với các doanh nghiệp xăng dầu do giá bán tăng lên đối với lượng tồn kho giá thấp chuyển sang từ 2020. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xăng dầu cũng có dấu hiệu kinh doanh khởi sắc trong những tháng đầu năm 2021.

Chuỗi cung ứng ngành xăng dầu trên thế giới đang chứng kiến nhiều sự biến đổi. Các doanh nghiệp xăng dầu đang tìm cách cải thiện lợi nhuận bằng cách tập trung vào lĩnh vực thượng nguồn khai thác, giảm bớt các cửa hàng xăng dầu tự sở hữu mà chuyển sang hình thức hợp tác kinh doanh với các đối tác bán lẻ/đại lý và các đối tác

bán buôn có thương hiệu. Trong vài năm qua, nhiều Tập đoàn năng lượng lớn đã tuyên bố từ bỏ lĩnh vực phân phối xăng dầu. Điều đó giúp các công ty tăng cường chuyên môn hóa, tinh giản bộ máy quản lý và tối đa hóa lợi nhuận. Tác giả kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong các năm tới. Còn ở hạ nguồn, dịch vụ xăng dầu cũng đang trải qua những biến đổi lớn. Cùng với sự phát triển của CNTT đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen tiêu dùng và kỳ vọng của người tiêu dùng với những dịch vụ được cung cấp. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy 4 xu hướng lớn:

Thanh toán điện tử

Kể từ khi dịch bệnh Covid 19 phát triển từ một hiểm họa địa phương đến đại dịch toàn cầu, nhiều quốc gia đã tìm cách bảo vệ người dân của mình bằng cách đóng cửa biên giới, hạn chế tiếp xúc giữa người dân và thậm chí cách ly cả một tỉnh/thành phố nếu cần thiết. Kết quả nhãn tiền của các biện pháp này là sự sụt giảm nghiêm trọng của tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng với sự hạn chế trong thanh toán sử dụng tiền mặt. Theo đó, một số ngành lại tận dụng được cơ hội này để phát triển, điển hình là thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến. Theo “The 2020 McKinsey Global Paymenst Reports”, người tiêu dùng tại Mỹ đã chỉ tiêu 347 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến trong 6 tháng đầu năm 2020, tương đương mức tăng trưởng 30% so với năm 2019. Cũng theo báo cáo này, mặc dù thanh toán tiền mặt vẫn chiếm hơn 70% khối lượng giao dịch tại các quốc gia mới nổi, con số này đang có xu hướng giảm xuống khi các loại hình thanh điện tử hiệu quả và an toàn đang ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn. Biểu đồ dưới đây ghi nhận tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt của một số quốc gia trên thế giới:

Biểu đồ 3. 1: Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt tại các quốc gia năm 2020

(Đơn vị: %)

(Nguồn: The 2020 McKinsey Global Payment Reports)

Nhìn vào biểu đồ trên, có thể thấy tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng cao tại các quốc gia đang phát triển. Duy chỉ có Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt dưới 50%. Ở chiều ngược lai, tỷ lệ này thấp hơn 50% tại các quốc gia phát triển, đặc biệt là Thụy Điển có tỷ lệ thấp nhất với 9%. Dưới đây là một số công nghệ thanh toán điện tử phổ biến:

Các quốc gia mới nổi

Malaysia 72 Indonesia 96 Ấn Độ 89 Trung Quốc 41 Brazil 74 Argentina 87 0 20 40 60 80 100 120

Các quốc gia phát triển

Hà Lan Thụy Điển Phần Lan Anh Mỹ Singapore Hàn Quốc Nhật Bản 14 9 24 23 28 39 34 54 0 10 20 30 40 50 60

Ví điện tử. Các loại ví di động như AliPay, WeChat Pay và PayPal sử dụng RFID, GPS, mã QR, mã vạch và kết nối gần thông qua thiết bị di động để cung cấp dịch vụ chuyển tiền an toàn và đáng tin cậy. Ví điện tử hiện đang không chỉ rất phổ biến trên khắp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà hình thức thanh toán này còn đang dần phát triển ở cả Châu Âu và Châu Mỹ. Tại Việt Nam, việc sử dụng ví điện tử trong thanh toán xăng dầu đang được áp dụng tại các cửa hàng trên hệ thống của Tổng Công ty Dầu Việt Nam thông qua ví Momo. Trong khuôn khổ Diễn đàn Phát triển hệ sinh thái thanh toán điện tử 2019, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng đã ký biên bản ghi nhớ với CTCP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) trong lĩnh vực thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Nội dung hợp tác chính giữa Petrolimex và Napas tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng mua xăng dầu tại hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex thông qua: (1) thanh toán thẻ nội địa tiếp xúc và không tiếp xúc qua hệ thống Napas và (2) thanh toán bằng mã QR do Ngân hàng Nhà nước ban hành qua ứng dụng di động, dịch vụ trung gian thanh toán và ví điện tử. Có thể thấy đây là một xu hướng thanh toán tất yếu trong tương lai.

Thẻ ngân hàng. Mặc dù không phải là một công nghệ mới, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ngày càng chiếm ưu thế hơn so với tiền mặt. Theo “The 2020 McKinsey Global Paymenst Reports”, giá trị sử dụng thẻ đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua và hiện chiếm 9% các khoản thanh toán.

Xe ô tô kết nối. Tại Mỹ, các ứng dụng thanh toán từ xa như nền tảng Shell’s Fill Up & Go và công nghệ xe hơi được kết nối của Jaguar Land Rover giúp

Một phần của tài liệu LƯU HOÀNG MINH-1906012016-KDTM (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w