Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam nằm ở hạ nguồn trong chuỗi giá trị ngành xăng dầu. Theo đó, Petrolimex đảm nhiệm việc phân phối xăng dầu thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực thuộc, hệ thống đại lý, tổng đại lý và thương nhân nhượng quyền. Hiện nay Tập đoàn đang cung ứng xăng dầu trên toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thông quan 43 công ty xăng dầu thành viên. Vì thế, không chỉ đóng vai trò là một doanh nghiệp thông thường kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, Petrolimex còn có nhiệm vụ chính trị quan trọng là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đảm bảo cung cấp đầy đủ và kịp thời nhiên liệu phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Trước khi tìm hiểu về chuỗi cung ứng của Tập đoàn, ta cần làm rõ các khái niệm sau về phân loại các công ty thành viên trong chuỗi cung ứng xăng dầu của Petrolimex:
-Công ty tuyến 1: Là các công ty thực hiện các thủ tục nhập khẩu bao gồm: Mở tờ khai hàng nhập khẩu, Tờ khai hàng tạm nhập, thanh khoản tờ khai tạm nhập tái xuất; tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và/nguồn mua trong nước.
- Công ty tuyến 2: Là các Công ty được Tập đoàn tạo nguồn về các kho trung tâm.
- Công ty tuyến 3: Là các Công ty có xuất di chuyển nguồn của Tập đoàn cho các Công ty tuyến sau.
- Công ty tuyến sau: Là các Công ty không có xuất di chuyển nguồn của Tập đoàn cho các Công ty khác.
Chuỗi cung ứng của Tập đoàn chia làm 2 công đoạn chính: Nhập tạo nguồn và phân phối. Sơ đồ dưới đây minh họa chi tiết 2 công đoạn này trong chuỗi cung ứng.
52 Hàng hóa Nhập khẩu TẠO NGUỒN Vận tải thủy Vận tải bộ PHÂN PHỐI Hệ thống cửa hàng xăng dầu
Đại lý/Thương nhân nhượng quyền
Nội địa
Vận tải bộ Đường ốngxăng dầu
Công ty xăng dầu B12
Sơ đồ 2. 3: Chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
1
Nhập tạo nguồn
Tập đoàn tạo nguồn từ hai nguồn chính là nhập khẩu và mua nội địa. Xăng dầu nhập mua chủ yếu được vận chuyển bởi đường thủy thông qua Tổng Công ty Vận tải thủy Petrolimex về đến hệ thống các kho cảng đầu mối của các công ty tuyến 1, tuyến 2 được phân bố ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Ngoài ra, một phần nhỏ được tạo nguồn trực tiếp bằng đường bộ từ 2 nhà máy lọc dầu về kho chứa của Tập đoàn tại Thanh Hóa và Quảng Ngãi.
Từ 01/01/2017, Petrolimex bắt đầu kinh doanh mặt hàng xăng E5 tại 02 tỉnh lớn là Tp. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh theo đề nghị thí điểm của Bộ Công thương. Và đến 01/10/2017 tổ chức bán trên toàn hệ thống theo yêu cầu bắt buộc của Chính phủ. Để đảm bảo nguồn cung (ngoài nhập khẩu và nhập trong nước), Petrolimex đầu tư hệ thống phối trộn tại 09 kho lớn với 02 hệ thống dây chuyền chính là pha chế intank (pha tại bồn) và pha chế inline (pha tại đường ống) với tỉ lệ pha chế trung bình 5% nhiên liệu sinh học (E100) và 95% nhiên liệu hóa thạch (xăng Ron 92).
Phân phối
Sau khi xăng dầu được nhập về các kho cảng đầu mối, dựa trên nhu cầu và sức chứa của từng địa bàn, Tập đoàn tiếp tục điều động hàng hóa về kho của các công ty tuyến 3, tuyến sau bằng đường bộ hoặc vận chuyển đường sông, ven biển. Cuối cùng, hàng hóa ở các công ty thành viên (cả tuyến 1, 2, 3 và tuyến sau) được vận chuyển trực tiếp bằng đường bộ đến các CHXD trong hệ thống Petrolimex để phục vụ bán lẻ và/hoặc đến cửa hàng của các đại lý/thương nhân nhượng quyền hay các khu công nghiệp để phục vụ bán buôn. Xăng dầu sau đó được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng từ các CHXD.
2.2.1.2. Các thành viên trong chuỗi cung ứng xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Nhà cung cấp
Đối với hàng nhập khẩu, Tập đoàn nhập mua từ các nhà cung cấp lớn, có uy tín trên thế giới như: BP, Shell, Lukoil, Trafigura, SK Energy… Các công ty này đóng vai trò trung gian kết nối giữa Tập đoàn và các nhà máy lọc dầu nước ngoài.
Bản thân Tập đoàn cũng có một công ty con tại nước ngoài, đảm nhiệm vai trò tìm kiếm nguồn hàng đồng thời là nhà cung cấp là công ty TNHH MTV Petrolimex Singapore do Tập đoàn sở hữu 100% vốn. Thị trường nhập mua chủ yếu của Petrolimex là Hàn Quốc, Malaysia và các quốc gia trong ASEAN để được hưởng các ưu đãi về thuế quan.
Đối với hàng nội địa, Tập đoàn hiện đang là khách hàng lớn của 2 nhà máy lọc dầu trong nước là BSR tại Quảng Ngãi và NSR tại Thanh Hóa.
Các công ty xăng dầu thành viên
Các công ty xăng dầu thành viên là các công ty thuộc sở hữu 100% vốn của Tập đoàn, có nhiệm vụ thay mặt Tập đoàn bán xăng dầu cho người tiêu dùng ở các địa bàn được phân công. Các công ty này được chia thành các công ty tuyến 1, 2, 3 và tuyến sau (xem thêm trong phần 2.2.1.1).
Các công ty tuyến 1 và tuyến 2 sở hữu hệ thống kho bể lớn, là nơi trung chuyển xăng dầu cho các công ty tuyến sau. Petrolimex có hệ thống kho bể ở cả 3 miền Việt Nam với tổng sức chứa lên đến hơn 2 triệu m3 (tham khảo Phụ lục 3), gấp đôi so với PVOil với sức chứa khoảng 952 ngàn m3 (PVOil, 2019). Cụ thể, tại miền Bắc, kho đầu mối được đặt tại Hòn Gai, Quảng Ninh. Ở miền Trung, kho đầu mối phân bố ở các tỉnh Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Định, Nha Trang. Còn ở miền Trung, Tổng kho Nhà Bè là kho đầu mối lớn nhất cùng với các kho đầu mối khác ở Vũng Tàu và Cần Thơ. Đặc biệt 2 kho có sức chứa lớn nhất phải kể đến hệ thống các kho xăng dầu B12 trực thuộc Petrolimex Quảng Ninh và Tổng kho Nhà Bè trực thuộc Petrolimex Sài Gòn. Hệ thống các kho xăng dầu B12 có sức chứa lên đến gần 380 ngàn m3 nằm trên 4 tỉnh/thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên. Tổng kho Nhà Bè có sức chứa lên tới 730 ngàn m3 không chỉ phục vụ nhu cầu của Tập đoàn mà còn kinh doanh dịch vụ cho thuê kho, bảo quản cho các doanh ngiệp xăng dầu khác ở khu vực phía Nam. Kho bể của Tập đoàn đều được đầu tư những công nghệ hiện đại và tiên tiến. Các kho đầu mối của Petrolimex đều được trang bị hệ thống đo mức tự động, góp phần kiểm soát tốt hao hụt, giảm hao phí sức lao động.
Thông qua các công ty thành viên, Petrolimex sở hữu hệ thống CHXD lớn nhất Việt Nam với mạng lưới phủ rộng cả 63 tỉnh thành trên cả nước. So với các đối thủ còn lại, Petrolimex vượt trội hơn hẳn về số lượng theo các cửa hàng trực tiếp sở hữu và số lượng đại lý/thương nhân nhượng quyền. Tương quan số lượng cửa hàng của các doanh nghiệp xăng dầu lớn tại Việt Nam được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 3: Số lượng cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp Việt Nam năm 2019
Hình thức cửa hàng Petrolimex PVOil Petimex Mipec
Trực tiếp sở hữu 2.700 600 n/a 140
Đại lý/Nhượng quyền 2.500 1.200 n/a 500
Tổng 5.200 1.800 ~1.500 640
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của Petrolimex, PVOil, Petimex và Mipec)
Đến năm 2019, Petrolimex có khoảng 5.200 cửa hàng trên toàn quốc, trong đó khoàng 2.700 cửa hàng do Tập đoàn sở hữu và quản lý, còn lại là do các đại lý và thương nhân nhượng quyền sở hữu. Số CHXD của Tập đoàn sở hữu vượt xa so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành là PVOil (1.800 cửa hàng) và Petimex (1.500 cửa hàng).
Các công ty phụ trách vận tải
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tổ chức vận chuyển hàng hóa chủ yếu thông qua đường bộ và đường thủy. Ngoài 2 phương thức này, hàng hóa cũng được vận chuyển bằng đường ống thông qua hệ thống ống dẫn dầu đặt tại Petrolimex Quảng Ninh (Công ty xăng dầu B12).
Vận tải bộ là một trong những lĩnh vực chủ chốt phục vụ cho kinh doanh xăng dầu, đảm bảo duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu. Vận tải bộ được triển khai trong tất cả các loại hình kinh doanh của Tập đoàn gồm tái xuất, bán lẻ, bán buôn, bán đại lý và tổng đại lý trên địa bàn toàn quốc. Lĩnh vực này được phụ trách bởi Tổng Công ty Dịch vụ xăng dầu Petrolimex (PTC). Số lượng và dung tích đội xe của PTC trong tương quan với đội xe của PVOil được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 4: Số lượng phương tiện và dung tích đội xe của Petrolimex và PVOil năm 2019 (Đơn vị: xe; m3) TT Công ty Số lượng xe bồn (xe) Dung tích (m3) Ghi chú 1 PTC 925 19.234 Công ty 100% vốn của Petrolimex 2 PVOil 150 2.500
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của PTC và PVOil)
Tính đến thời điểm cuối năm 2019, tổng số phương tiện toàn Tổng công ty là 925 xe tương ứng tổng dung tích 19.234 m3, gấp 6 lần so với PVOil về số lượng phương tiện và 7 lần về dung tích.
Ngoài ra, lĩnh vực vận tải thủy cũng là lĩnh vực có vốn đầu tư rất lớn của Tập đoàn, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu xăng dầu. Phụ trách lĩnh vực này là Tổng Công ty Vận tải thủy Petrolimex. Số lượng và tổng trọng tải đội tàu của của một số doanh nghiệp vận tải xăng dầu được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 5: Số lượng tàu và dung tích đội tàu của các doanh nghiệp vận tải xăng dầu tại Việt Nam năm 2019
(Đơn vị tính: chiếc, DWT)
TT Công ty Số lượng tàu biển (chiếc)
Số lượng tàu sông (chiếc) Tổng trọng tải (DWT) 1 PGT 12 10 500.000 2 PVTrans 12 0 210.00 2 PVOil 0 7 5.000 3 MekongTrans 2 0 13.000
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ website của PGT, PVOil, PVTrans, MekongTrans)
Có thể thấy, PGT sở hữu số lượng tàu sông và tàu biển lớn nhất Việt Nam với tổng trọng tải lên đến 500.000DWT. Trong khi đó, đối thủ đứng thứ hai trong ngành
là PVOil chỉ có 7 xà lan với tổng trọng tải vào khoảng 5.000DWT, thấp hơn rất nhiều so với PGT. PVOil chủ yếu tổ chức vận chuyển thông qua PVTrans, công ty con trong cùng hệ thống với PVOil trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Việc tự chủ động đội tàu đã góp phần giúp Petrolimex tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng sức cạnh tranh.