Tổng quan chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu LƯU HOÀNG MINH-1906012016-KDTM (Trang 56 - 60)

Ngành dầu khí Việt Nam được chi phối bởi Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN/PetroVietnam), dưới sự giám sát của Bộ Công Thương, trong cả điều hành và vận hành ngành này. Từ sau Nghị định 83, thị trường xăng dầu Việt Nam đã mở cửa hơn, giá bán cũng bắt nhịp tốt hơn với giá dầu thế giới tuy nhiên thị trường trong nước vẫn chủ yếu nằm duới sự điều hành của Nhà nước thông qua các tập đoàn năng lượng quốc gia mà chủ yếu là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Chuỗi cung ứng ngành xăng dầu tại Việt Nam được mô tả trong sơ đồ sau đây:

42

Tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí

Ö

Chế biến dầu khí Công nghiệp khí Vận chuyển xăng dầu Phân phối xăng dầu

Sơ đồ 2. 1: Chuỗi cung ứng ngành xăng dầu Việt Nam

(Nguồn: VCBS, 2020)

THƯỢNG NGUỒN TRUNG NGUỒN HẠ NGUỒN

Các ngành liên quan khác Kinh doanh bảo hiểm

1

Ở thượng nguồn về khai thác dầu khí, tất cả hoạt động trong nước đều được thực hiện bởi các công ty con của PetroVietnam như Tổng Công ty Cổ phần khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD), Tổng Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC). Các công ty này thực hiên các hoạt động tìm kiếm, khai thác các mỏ dầu và các dịch vụ liên quan.

Ở trung nguồn, hoạt động lọc dầu, hóa dầu và sản xuất các sản phẩm sinh học khác, hoạt động khai thác và cung cấp khí, vận chuyển xăng dầu cũng chủ yếu bị chi phối vởi PVN. . Việt Nam hiện mới chỉ có 2 nhà máy lọc dầu là Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSR) đều trực thuộc PVN. Hai nhà máy này nếu hoạt động hết công suất có thể đáp ứng 80% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam. Đối với nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, mặc dù PVN chỉ chiếm 25,1% vốn, nhưng lại là đơn vị thực hiện bao tiêu toàn bộ sản phẩm xăng dầu của nhà máy thông qua chi nhánh phân phối sản phẩm lọc hóa dầu Nghi Sơn (PVNDB). Các khách hàng của Chi nhánh phân phối sản phẩm lọc hóa dầu Nghi Sơn/Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là các Thương nhân đầu mối. Hiện tại, theo quy định tại Nghị định 83 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, BSR/PVNDB chỉ được bán hàng cho các Thương nhân đầu mối hoặc các thương nhân phân phối thuộc hệ thống của mình. Như vậy, trong lĩnh vực thượng nguồn, PVN nắm vai trò chủ đạo, chịu trách nhiệm khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm lọc, hóa dầu. Về chế biến và khai thác khí, PVN có 2 công ty con trong lĩnh vực này là Tổng Công ty khí Việt Nam (PVGas) và Công ty cổ phần CNG Việt Nam trực thuộc PVGas.

Ở lĩnh vực hạ nguồn phân phối các sản phẩm từ xăng dầu, Việt Nam hiện có 120 thương nhân phân phối, trong đó vai trò chủ đạo là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Tương quan của Petrolimex so với một số đối thủ cạnh tranh chính trong ngành được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2. 1: Tổng quan các doanh nghiệp phân phối xăng dầu tại Việt Nam năm 2019 Công ty Thị phần (%) 48 22 8 7 <5 Sức chứa (m3) 2.200.000 1.000.000 36.000 N/A < 265.400 Địa bàn kinh

doanh Toàn quốc Toàn quốc

Chủ yếu ở Đông Nam Bộ TP. HCM và Tây Nam Bộ Chủ yếu ở miền Bắc

(Nguồn: Petrolimex, Analyst Meeting Report, 2019)

Có thể thấy, trên thị trường phân phối xăng dầu, Petrolimex chiếm thị phần lớn nhất (48%), cách khá xa so với công ty đứng thứ hai trong ngành là Tổng Công ty dầu Việt Nam (PVOil) với thị phần khoảng 22%. So về các chỉ tiêu khác như sức chứa, số cửa hàng/đại lý xăng dầu, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam cũng chiếm ưu thế vượt trội so với các đối thủ còn lại. Ngoài ra, chỉ có 2 công ty là Petrolimex và PVOil có địa bàn hoạt động trên toàn quốc trong khi các đối thủ còn lại chỉ hoạt động ở một vùng nhất định.

Việc phát triển chuỗi cung ứng xăng dầu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu nằm ở việc phát triển số lượng các cửa hàng. Các cửa hàng xăng dầu được phát triển theo các hình thức chủ yếu sau đây:

(i) COCO (company owns-company operates): Đây là hình thức truyền thống và phổ biến nhất tại Việt Nam. Theo đó, các công ty kinh doanh xăng dầu tự xây dựng và điều hành cửa hàng. Ưu điểm của hình thức này là dễ quản lý, các CHXD chịu sự chi phối hoàn toàn của doanh nghiệp.

(ii) DODO (dealer owns-dealer operates): Đây là hình thức phổ biến với các doanh nghiệp nhỏ, các cửa hàng tư nhân không đủ tiềm lực để tự nhập khẩu xăng dầu. Theo đó, các doanh nghiệp, cửa hàng này (được gọi là đại lý) tự xây dựng và điều hành cửa hàng của mình và nhập xăng dầu từ các thương nhân đầu mối. Các cửa hàng

này thường không tuân thủ hợp đồng đại lý với các thương nhân đầu mối, nhập xăng dầu từ nhiều nguồn khác nhau và đôi khi tiếp tay cho xăng dầu buôn lậu. Tuy nhiên nếu được quản lý tốt, loại hình cửa hàng đem đến nhiều ưu điểm cho các doanh nghiệp đầu mối. Cụ thể là, hợp đồng đại lý hoặc thương nhân nhượng quyền thường quy định các cửa hàng này chỉ được nhập khẩu xăng dầu từ một đầu mối duy nhất và phải sử dụng thương hiệu cũng như quy trình bán hàng, quản lý chất lượng xăng dầu của thương nhân đầu mối. Các quy định này giúp cho thương nhân đầu mối đảm bảo được đầu ra, tăng sự hiện diện thương hiệu trong khi mất ít chi phí đầu tư ban đầu và chi phí quản lý hơn so với hình thức COCO. Do đó, hình thức này đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

(iii) CODO (company owns-dealer operates). Đây là hình thức kết hợp giữa 2 hình thức kể trên theo đó các công ty tự xây dựng và sở hữu cửa hàng xăng dầu nhưng giao cho đại lý điều hành. Ưu điểm của hình thức này là các công ty tiết kiệm được chi phí quản lý tuy nhiên nhược điểm là khó quản lý các đại lý trong quá trình điều hành cửa hàng trong khi vẫn phải bỏ ra vốn đầu tư ban đầu. Vì thế, hình thức này hiện nay được sử dụng tương đối hạn chế tại Việt Nam.

Ngoài ra, còn một số ngành liên quan khác đền dầu khí như sản xuất phân bón, bảo hiểm hay sản xuất điện cũng có sự tham gia của PVN và Petrolimex thông qua những công ty con.

Một phần của tài liệu LƯU HOÀNG MINH-1906012016-KDTM (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w