doanh Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm dầu, hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh, các ngành kinh doanh phục vụ cho ngành kinh doanh chính và các ngành khác theo quy định của pháp luật. Các sản phẩm xăng dầu của Tập đoàn bao gồm:
- Xăng RON 95-III và RON 95-IV: Đây là loại xăng đáp ứng được tiêu chuẩn khí thải EURO 3 và 4 (tiêu chuẩn khí thải của châu Âu) phù hợp cho các loại động cơ đáp ứng được tiêu chuẩn này,
-Dầu diezen mức II: Đây là loại nhiên liệu sử dụng cho các động cơ diezen và các tua-bin khí, đạt tiêu chuẩn EURO II với hàm lượng lưu huỳnh dưới 0,05%.
-Xăng sinh học E5-RON 92-II: là hỗn hợp của của xăng không chì truyền thống và cồn sinh học, trong đó 95% thể tích là xăng không chì và 5% thể tích là cồn sinh học. Loại xăng này được đưa vào lưu thông bắt đầu từ ngày 01/01/2018 theo 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/11/2012 về lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống. Đây cũng là loại nhiên liệu mà Petrolimex đi tiên phong trong việc phân phối.
-Dầu diezen mức V: Là dầu diezen có hàm lượng lưu huỳnh không quá 10ppm (part per million – phần triệu), đáp ứng tiêu chuẩn EURO V. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên, đi tiên phong trong việc phân phối sản phẩm này. Diezen mức V cũng là sản phẩm có mức chất lượng cao nhất tại thị trường Việt Nam, đáp ứng được những tiêu chuẩn rất khắt khe về khí thải, bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, Tập đoàn đầu tư vốn cho một số ngành khác: còn có các ngành khác do các công ty cổ phần chịu trách nhiệm như sau;
(i) Dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu (Tổng công ty CTCP Hóa dầu Petrolimex – PLC)
(iii) Vận tải xăng dầu đường thủy (Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex - PGT) (iv) Nhiên liệu bay (Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex – PA)
(v)Vận tải xăng dầu đường bộ (Tổng công ty Dịch vụ xăng dầu Petrolimex – PTC) (vi) Bảo hiểm (Tổng công ty bảo hiểm Petrolimex – PJICO)
(vii) Ngân hàng (Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex – PGBANK) (viii) Dịch vụ khác
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơ chế kinh doanh xăng dầu mới vận hành theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP khống chế mức chi phí, lợi nhuận định mức của hoạt động bán lẻ xăng dầu – phương thức kinh doanh chiếm tỉ trọng cao nhất trong một hệ thống phân phối xăng dầu của Petrolimex. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn được tổng kết ở bảng dưới đây.
Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Petrolimex giai đoạn 2014 – 2019
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 2020 TB ngành Sản lượng (ngàn m3) 8.862 9.263 9.722 9.951 10.330 9.927 Lợi nhuận ròng (tỉ đồng) 2.055 3.468 3.492 3.061 3.139 1.092 Doanh thu (tỉ đồng) 105.559 81.755 106.849 134.041 127.816 85.275 Tổng Tài sản (tỉ đồng) 28.969 30.909 42.156 36.159 40.640 41.446 Vốn chủ sở hữu (tỉ đồng) 12.391 17.850 18.636 17.953 20.367 19.173 1. Tỉ lệ LNST/Tổng TS (%) 6.71 11,22 8,28 8,47 8,17 2,63 2,01 2. Tỉ lệ LNST/VCSH (%) 16,58 19,43 18,74 16,81 16,38 5,70 4,72
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2015-2020 và một số chỉ tiêu tự tính toán)
Trong giai đoạn 2015 – 2019, mặc dù tín hiệu vui là sản lượng này tăng trưởng qua các năm nhưng điều đáng lo lắng là tốc độ tăng giảm dần. Hơn nữa, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, nếu công ty duy trì thị phần trong nước thì tốc độ tăng trưởng phải tương đương với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước. Trong khi giai đoạn này,
chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (chỉ số GDP) tăng bình quân 6,55%/năm (theo số liệu của Tổng cục Thống kê) thì tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng chỉ đạt 4,91% cho thấy thị phần của Petrolimex đang bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt trong năm 2018, thị trường bắt đầu đón nhận các nhà phân phối từ nước ngoài là Thái Lan và Nhật Bản.
Cũng trong giai đoạn này, hoạt động kinh doanh của Petrolimex cũng đã đạt được một số tín hiệu đáng ghi nhận. Hai chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động là Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản và Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu của Petrolimex đều cao hơn đáng kể so với trung bình ngành, cho thấy Petrolimex hoạt động hiệu quả hơn so với các đối thủ khác. Doanh thu của Petrolimex biến động không đồng đều qua các năm do phụ thuộc nhiều vào diễn biến giá xăng dầu thế giới và giá cơ sở do Liên Bộ Công Thương – Tài chính quyết định. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế qua các năm tương đối ổn định ở mức trên 3.000 tỷ cho thấy khả năng quản trị và điều hành sự phù hợp giữa doanh thu và giá bán của Tập đoàn tương đối tốt.
Năm 2020, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và sự sụt giảm của giá dầu. Tuy nhiên, một điểm sáng trong hoạt động của Petrolimex trong năm này là lợi nhuận sau thuế vẫn dương và các chỉ tiêu về khả năng sinh lời vẫn cao hơn trung bình ngành.
Ngoài ra, Petrolimex luôn tiên phong trong việc cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường. Khi mà Nhà nước còn đang vận động người dân chuyển sang sử dụng xăng sinh học và các chế phẩm xăng dầu có chỉ số thân thiện với môi trường cao, thì Petrolimex đã dừng hẳn việc kinh doanh Xăng RON 92- II; Dầu DO-0,25S và chuyển sang các sản phẩm mới như Xăng sinh học E5; Xăng RON 95-IV và Dầu DO-0,001S.