Trong thời kỳ từ năm 1960-1980, có khoảng 74 quốc gia quốc hữu hóa ngành dầu khí và thành lập các công ty dầu khí quốc gia. Bước đi này bắt nguồn hai nguyên nhân chính. Nguyên nhân thứ nhất cho hành động quốc hữu hóa ngành dầu khí là để bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ nghĩa dân tộc. Ngoài ra, việc kiểm soát một ngành quan trọng như dầu khí thông qua thành lập các Tập đoàn dầu khí quốc gia sẽ giúp Chính phủ dễ dàng hơn trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô để kiểm soát tăng trưởng và lạm phát.
Việc thành lập tập đoàn dầu khí quốc gia tại Thái Lan bắt nguồn từ cả hai nguyên nhân trên. Sau cuộc khủng hoảng giá dầu đầu tiên và căng thẳng giữa chính phủ Thái Lan và các công ty lọc dầu tư nhân vào giữa những năm 1970, xã hội Thái Lan, đặc biệt là nhiều giới báo chí và chính trị, đã buộc chính phủ Thái Lan phải tiến hành những hành động cụ thể đối với ngành dầu khí ở quốc gia này. Một số ý kiến đã đề xuất chính phủ tịch thu hoặc quốc hữu hóa các nhà máy lọc dầu tư nhân để giành lại
quyền kiểm soát thị trường xăng dầu trong nước. Tương tự, nhiều ý kiến khác cũng kiến nghị thành lập một công ty dầu khí quốc gia nhằm mục đích xóa bỏ độc quyền ngành xăng dầu của các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài và trong nước.
Cuối cùng, sau cuộc hỗn loạn chính trị trong giai đoạn 1973-1977, Chính phủ Thái Lan dưới thời Tướng Kriangsak Chomanan đã thành lập Tập đoàn dầu khí quốc doanh Thái Lan (PTT.) Thêm vào đó, vào tháng 12 năm 1978, Chính phủ cũng giải thể Tổ chức Nhiên liệu, nhà phân phối xăng dầu của nhà nước, và chuyển hầu hết cán bộ của tổ chức này sang PTT. Nhiệm vụ của PTT không phải là độc quyền hóa ngành xăng dầu mà trái lại, nó hoạt động giống như một doanh nghiệp tư nhân dưới sự điều hành của Chính phủ. Hơn nữa, PTT không chỉ là một tổ chức quản lý các nhà máy lọc dầu tư nhân sau khi giấy phép của họ hết hạn, mà còn có mục tiêu hợp tác với các công ty đa quốc gia trong các lĩnh vực khai thác và chế biến dầu.
PTT hiện là tập đoàn lớn nhất của Thái Lan và cũng là công ty duy nhất của Thái Lan nằm trong danh sách 500 công ty toàn cầu của Fortune. Công ty đứng thứ 140 trong số 500 công ty hàng đầu trên Fortune 500 năm 2020. Tiền thân là Tập đoàn dầu khí quốc doanh Thái Lan, PTT sở hữu các đường ống dẫn khí ngầm rộng khắp Vịnh Thái Lan, một mạng lưới các bến cảng LPG trên khắp vương quốc. Ngoài ra, công ty này còn nó tham gia vào sản xuất điện, các sản phẩm hóa dầu, thăm dò và sản xuất dầu khí và xăng dầu, kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
Giai đoạn đầu sau thời kỳ nới lỏng chính sách từ những năm 90, biên lợi nhuận của các công ty xăng dầu tăng lên đáng kể, PTT tập trung chủ yếu vào tăng số lượng các CHXD để gia tăng lợi nhuận. Một trong những thay đổi quan trọng giúp PTT gia tăng thị phần ở giai đoạn này là thay thế cho mô hình COCO (company owns- company operates, công ty tự xây dựng, tự vận hành) truyền thống bằng mô hình DODO (dealer owns-dealer operates), theo đó các CHXD do đại lý xây dựng, sở hữu và vận hành với sự hỗ trợ của PTT, đổi lại PTT được độc quyền cung cấp hàng hóa. PTT cũng bắt đầu xây dựng các CHXD có quy mô lớn ở ngoại ô Bangkok.
Bắt đầu từ năm 2000 là giai đoạn cạnh tranh khốc liệt. Cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành, PTT chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ mới gia
nhập, buộc ban lãnh đạo công ty phải thay đối mô hình kinh doanh hiện có. Năm 2001, PTT tiến hành IPO, nhờ đó có thêm nguồn vốn đầu tư tới từ việc bán 30% cổ phẩn. Trong thời kỳ này, do biên lợi nhuận của ngành đã sụt giảm, PTT không còn tập trung vào gia tăng số lượng CHXD mà quan tâm đến chất lượng mỗi CHXD. Công ty thay đổi cách đánh giá đại lý từ dựa trên sản lượng bán sang dựa trên khả năng sinh lời. PTT chi thưởng đặc biệt cho các đại lý khi PTT nhận được lợi nhuận tốt từ sản lượng bán cho đại lý. PTT cũng tiến hành rà soát lại, đóng cửa các CHXD không sinh lời và chấm dứt hợp đồng với các đại lý có sản lượng thấp hoặc mua hàng từ công ty khác vi phạm hợp đồng. Chiến lược này được thể hiện rõ ràng thông qua sự biến động về số lượng CHXD của PTT.
Biểu đồ 1. 2: Số lượng cửa hàng xăng dầu của PTT giai đoạn 2001-2016
(Đơn vị tính: cửa hàng)
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Trong giai đoạn đầu thực hiện chiến lược, số CHXD mang thương hiệu PTT liên tục giảm, từ 1.422 cửa hàng năm 2001 xuống còn 1.157 cửa hàng năm 2008. Từ sau năm 2008 số CHXD ngừng giảm và bắt đầu tăng tuy nhiên với tốc độ không cao do PTT tập trung vào hiệu quả hoạt động của từng cửa hàng hơn là số lượng các cửa 2001 2008 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1157 1,530 1,450 1,396 1,381 1,352 1,326 1,308 1422 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 1800
hàng. Cho đến năm 2016, số lượng CHXD của PTT là 1.530 (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019).
Từ năm 2002, PTT bắt đầu đa dạng hóa bằng cách kinh doanh các dịch vụ ngoài xăng dầu như cửa hàng tiện ích, dịch vụ rửa xe, hình thành nên mô hình CHXD tích hợp. Công ty chú trọng nhiều hơn đến việc tăng quy mô các CHXD để tạo không gian cho các dịch vụ khác ngoài xăng dầu hơn là gia tăng số lượng cửa hàng vốn yêu cầu tỷ lệ đầu tư ban đầu lớn. Trong giai đoạn đầu triển khai, PTT hợp tác với đối tác lớn để có kinh nghiệm. Sau một thời khi đã đi vào hoạt động ổn định, công ty tự phát triển các dịch vụ của mình. Năm 2003, PTT ký hợp đồng với 7-Eleven để phát triển mạng lưới và kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng tiện lợi. Năm 2007, PTT mua lại Jiffy, chính thức có thương hiệu riêng về cửa hàng tiện lợi. Các CHXD tích hợp đã cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt thông qua sản lượng bán và lợi nhuận duy trì ở mức cao so với các CHXD thuần túy.
Biểu đồ 1. 3: Tỷ lệ CHXD tích hợp dịch vụ của PTT năm 2016
(Đơn vị tính: %)
99% 86%
8%
(Nguồn: JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019)
Từ biểu đố trên có thể thấy, hầu hết các CHXD của PTT đều đươc tích hợp ít nhất 2 dịch vụ là cửa hàng tiện lợi 7-Eleven và cửa hàng cà phê Amazon vào năm 2016. Tỷ lệ các CHXD được tích hợp dịch vụ chăm sóc xe hơi không cao do dịch vụ này không Không tích hợp Tích hợp Dịch vụ chăm sóc xe hơi Café Amazon 7-Eleven 100% 80% 60% 40% 20% 0%
chỉ yêu cầu không gian rộng rãi mà còn cần đội ngũ thợ sửa chữa xe được đào tạo bài bản nên tốc độ tích hợp sẽ chậm hơn so với hai hình thức còn lại.
Các hình thái triển khai cửa hàng tích hợp của PTT bao gồm (Tham khảo thêm phụ lục 1):
Cho thuê đất: PTT không kinh doanh dịch vụ mà chỉ cho thuê đất để gia tăng doanh thu. Hình thức này giúp PTT tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng mặt bằng, tăng thêm doanh thu trong khi không phải đầu tư thêm vốn.
Nhượng quyền: PTT ký kết hợp đồng nhượng quyền với các thương hiệu lớn và tự vận hành kinh doanh.
Thương hiệu tự phát triển: PTT tự xây dựng thương hiệu và tự vận hành. PTT đã tự phát triển được thương hiệu cà phê rất thành công là cà phê Amazon. Năm 2017, doanh thu của café Amazon đạt 10,3 tỷ bath trong khi Starbucks chỉ đạt 7 tỷ bath (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019).
Ngoài ra, PTT cũng chú trọng việc xây dựng quy chuẩn CHXD tích hợp dịch vụ. thông qua chuẩn hóa gói thiết kế cho CHXD dựa trên diện tích, địa điểm, sản lượng bán, chi phí đầu tư (tham khảo Phụ lục 2). Để tăng độ phủ của thương hiệu, PTT cũng hỗ trợ tư vấn cho các đại lý xây dựng các CHXD theo quy chuẩn dựa trên đặc điểm địa phương và diện tích CHXD. Gói thiết kế chuẩn cho CHXD tích hợp nhiều dịch vụ không chỉ áp dụng cho COCO mà còn cho cả DODO. Ở vùng ngoại ô, PTT khuyến khích xây dựng CHXD tích hợp cả cà phê và cửa hàng tiện ích.
Hiện nay, PTT đang rất tích cực mở rộng kinh doanh ra quốc tế. T2/2017, PTT mua 10% cổ phần của công ty Petronas LNG, công ty con của Petronas hoạt động trong lĩnh vực phân phối LNG (khí hóa lỏng). Công ty cũng chú trọng phát triển thương hiệu café Amazon tại các CHXD cả trong và ngoài nước. Tính đến tháng 2/2021, PTT sở hữu 3,440 cửa hàng café Amazon trong đó bao gồm 3.168 cửa hàng tại Thái Lan. PTT dự kiến tăng số lượng cửa hàng này lên 5.300 vào năm 2022 (JX Nippon Oil & Energy Vietnam Consulting And Holdings Limted, 2019). T2/2021, PTT thành lập PTT Oil and Retail Business (PTTOR) để tách riêng bộ phận bán lẻ thành một công ty độc lập bao gồm các mảng kinh doanh CHXD, dầu nhờn, cửa hàng
tiện ích, café,… Mục tiêu của PTT với việc thành lập PTTOR là tập trung phát triển thương hiệu gốc, sau đó mở rộng thành chuỗi cửa hàng nhượng quyền quy mô lớn với quy trình ra quyết định nhanh chóng.