Từ thực tiễn phân tích kinh nghiệm ứng phó với dịch bệnh, phát triển du lịch trong nước và quốc tế, có thể rút ra những bài học sau cho việc phát triển du lịch tại Quảng Ninh:
Thứ nhất: Cần chuẩn bị tốt nền tảng y tế địa phương nhằm luôn sẵn sàng phản ứng với bất kỳ diễn biến nào của dịch bệnh. Công tác cách ly, khoanh vùng, truy vết và dập dịch đã được Chính phủ Việt Nam chú ý trong thời gian qua. Tuy nhiên, nếu như tiềm lực y tế của địa phương mỏng sẽ dẫn tới giảm năng lực tiếp nhận và điều trị các ca bệnh.
Thứ hai: Cần có sự phối hợp liên ngành chặt chẽ giữa giao thông, du lịch và y tế, bởi du lịch là ngành kinh tế có độ mở cao, có độ giao thoa tiếp xúc lớn từ tỉnh tới tỉnh, từ đất nước tới đất nước. Việc kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu tiếp xúc của người ngoại tỉnh sẽ giúp ích nhiều trong việc truy vết và kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Thứ ba: Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực du lịch là chìa khóa thành công. Trong tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều phức tạp, nguồn nhân lực phục vụ du lịch cần được coi là động lực để tạo ra các sản phẩm du lịch. Đây vừa là nhân tố quan trọng trong quyết định chất lượng của hoạt động du lịch, vừa là yếu tố giúp tạo nên nền du lịch an toàn và bền vững.
Thứ tư: Đa dạng hóa phát triển sản phẩm cả về hình thức và cách thức thể hiện. Trong diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn còn nhiều phức tạp thì thị trường nội địa chính là chiếc phao cứu sinh cho ngành du lịch. Để tận dụng được thị trường du lịch thì mỗi khu vực, mỗi điểm đến cần xây dựng một sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng biệt.
Thứ năm: Xây dựng thương hiệu điểm đến về; coi xúc tiến và xây dựng thương hiệu điểm đến là bài toán cần giải quyết đối với các địa phương, quốc gia
trong quá trình phát triển, góp phần tạo nên ấn tượng về chất lượng, hình ảnh điểm đến, qua đó thu hút khách du lịch, đồng thời tạo ra giá trị riêng biệt cho từng khu vực du lịch