3.4.1.1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, thực thi pháp luật
Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh vẫn có nhiều diễn biến khôn lường. Bởi vậy, việc ban hành những chính sách, quy định về du lịch bám sát với tình hình thực tế cần được thực hiện đồng thời với việc giáo dục, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch. Việc tuyên truyền này có thể thực hiện thông qua nhiều hình thức như xây dựng chuyên mục trên đài phát thanh - truyền hình; trên báo Quảng Ninh, Ban Tuyên giáo.
Dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra và chưa thể dự báo trước được thời điểm chấm dứt. Để đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra an toàn, đòi hỏi ngành du lịch phải tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu, điểm du lịch và có những cam kết bảo đảm quyền lợi cho du khách cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu kép, ngành Du lịch Quảng Ninh cần xác định việc phòng, chống dịch đi đôi với phát triển kinh tế. Bên cạnh việc thúc đẩy thu hút khách, Sở Du lịch cần có những chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Trong đó tập trung vào một số công tác: Kiểm soát người đi/đến qua vùng có dịch để kịp thời trao đổi với các cơ quan chức năng có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch bệnh; thực hiện việc khai báo y tế bắt buộc theo quy định đối với tất cả du khách đến Quảng Ninh; yêu cầu khách du lịch và nhân viên trong ngành thực hiện việc đeo khẩu trang, sát khuẩn, đo thân nhiệt… theo quy định của Bộ Y tế, đồng thời yêu cầu các cơ sở dịch vụ trang bị những thiết bị cần thiết cho việc phòng, chống dịch; tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ thực hiện các quy định về phòng, chống dịch...
Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, cơ sở lưu trú có vai trò đặc biệt quan trọng. Bởi đây là những nơi tập trung đông người, có sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ, nhân viên của ngành với du khách. Để đảm bảo an toàn cao nhất cho du khách và người lao động trong ngành, chuẩn bị sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn kinh doanh trong mùa dịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch, chỉ tổ chức các dịch vụ du lịch khi đảm bảo đúng quy định. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo y tế khách lưu trú tại đơn vị và báo cáo hằng ngày với cơ quan chức năng để theo dõi. Niêm yết bảng thông tin hướng dẫn an toàn, phòng, chống dịch tại nơi đón tiếp, các khu vực công cộng, khu vực dịch vụ và trong phòng ngủ của khách đối với cơ sở lưu trú du lịch. Tổ chức đo thân nhiệt đối với tất cả khách đến sử dụng dịch vụ và người đến liên hệ, làm việc, người cung ứng vật tư, hàng hóa, dịch vụ; cung cấp khẩu trang cho khách khi có nhu cầu…
Dịch Covid-19 diễn biến ở nước ta theo từng đợt, mỗi đợt dịch có thể kéo dài từ một vài tuần đến một vài tháng. Trong tình hình dịch bệnh vẫn chưa dự báo trước được ngày chấm dứt, cần tranh thủ tận dụng mọi thời điểm dịch bệnh ổn định để phát triển kinh tế. Xen giữa các khoảng thời gian khi không có dịch, cần tranh thủ triệt để phát triển kinh tế, vừa để tận dụng nguồn lực đang thiếu việc, vừa là cách để bù đắp khoản kinh doanh thâm hụt những khi du lịch đóng cửa.
Để làm được điều này, ngành Du lịch tỉnh Quảng Ninh cần chủ động chuẩn bị các phương án an toàn, luôn ở trong tư thế sẵn sàng phát triển kinh tế ngay khi có thể. Khoảng thời gian du lịch đóng cửa, không có du khách, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ, đây cũng là cơ hội thích hợp để tái đầu tư, nâng cao nội lực cơ sở vật chất – nhân lực, điều vốn bình thường bị quá tải vì hoạt động du lịch mà không có điều kiện triển khai. Ngành Du lịch có thể tập trung vào một số giải pháp, đó là thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, để đảm bảo các điểm đến trên địa bàn tỉnh đều an toàn; trong thời điểm không có khách, các doanh nghiệp tập trung vào việc đào tạo, đào tạo lại đội ngũ nhân viên; đầu tư sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất. Cùng với đó là tập trung rà soát, đánh giá ảnh hưởng của dịch bệnh, các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các cấp, ngành có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.
Du lịch là một ngành kinh tế mở, có độ giao thoa rất lớn với thế giới. Đặc biệt hơn khi Quảng Ninh là một điểm đến nổi bật của Việt Nam trong mắt bạn bè và du khách quốc tế. Nhằm sẵn sàng mở cửa đón du khách quốc tế ngay khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, cần đưa ra các tiêu chí an toàn đón khách phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như quy định của Việt Nam, ví dụ như: xếp hạng ưu tiên các quốc gia xuất phát; ban hành điều kiện chuẩn áp dụng đối với du khách quốc tế; nghiên cứu và triển khi “hộ chiếu Covid”, ... Đặc biệt, với phương án “hộ chiếu Covid”, một dạng thẻ chứng nhận tiêm chủng với thời gian đủ 28 ngày và xét nghiệm nhanh PCR cho kết quả âm tính hoặc chứng nhận đã miễn dịch với COVID-19. Phương án này cho phép những người đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tự do đi lại để kích cầu ngành du lịch sau đại dịch và đã được một số nước châu Âu chấp nhận.
Nhiệm vụ trước mắt tỉnh Quảng Ninh cần tập trung thực hiện, đó là cơ cấu lại phân khúc khách du lịch, đặc biệt làlượng khách quốc tế hiện tại vẫn đang lưu trú ở Việt Nam.Đồng thời để kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, tỉnh cần tập trung mọi nguồn lực thu hút đầu tư hạ tầng dịch vụ chất lượng cao với quan điểm nhà nước quản lý về cơ chế chính sách, khuyến khích doanh nghiệp vào cuộc đầu tư quản lý, khai thác đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. Song song với đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch; từng bước cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, xây dựng văn hóa du lịch địa phương.
Còn trong tương lai dài hạn hơn, Quảng Ninh cần nhanh chóng cập nhật các dự báo, các kịch bản của các chuyên gia về diễn biến dịch bệnh để có thể kịp thời cập nhật các phương án phát triển hợp lý:
3.4.1.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch, tập trung đầu tư có trọng điểm
Đứng trước thực trạng ngành du lịch còn nhiều tổn thương, lượng khách du lịch quốc tế sụt giảm mạnh cùng tâm lý e ngại chung của du khách thì cần phát huy tối đa tiềm năng du lịch nội địa, đồng thời bảo vệ và ưu tiên đầu tư các lĩnh vực sau: Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, khu điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, các tuyến du lịch ven biển như: Khu du lịch Hạ Long, Khu du lịch Cô Tô – Vân Đồn, các làng chài, ...Ưu tiên đầu tư xây dựng các dịch vụ phụ phục vụ hoạt động du lịch cho các khu điểm tham quan: Vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Bãi biển Trà Cổ, Núi Yên Tử, Chùa Ba Vàng, Chùa Cái Bầu - Trúc Lâm Giác Tâm, Đền Cửa Ông, Đảo Tuần Châu, Đảo Cô Tô, Đảo Quan Lạn, Làng chài Ba Hang, Làng chài Cửa Vạn, ... Đây đều là các điểm du lịch tiềm năng có tài nguyên tốt, có khả năng thu hút và tận dụng được nguồn khách du lịch nội địa.
Ngoài ra, để tận dụng mọi cơ hội trong du lịch, Quảng Ninh cũng tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế đêm, trong đó lấy trung tâm Yên Tử làm trọng với mô hình thiền đêm Yên Tử nhằm tiến tới nghiên cứu xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long, Yên Tử, Vân Đồn trở thành thương hiệu quốc gia, quốc tế; xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu du lịch Quảng Ninh.
Quảng Ninh đã quy hoạch việt phát triển du lịch tỉnh một cách bài bản, có hệ thống thông qua việc xây dựng Đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh.
Theo đó, trong tình hình dịch bệnh phức tạp không phù hợp để đầu tư dàn trải thì các sản phẩm du lịch cần được tập trung phát triển theo 04 không gian du lịch trọng điểm là Hạ Long, Uông Bí – Đông Triều – Quảng Yên, Vân Đồn – Cô Tô và Móng Cái. Tỉnh cần tăng cường đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực văn hóa, du lịch; gắn kết đẩy mạnh thực hiện công nghiệp văn hóa với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa“, Đề án “Nụ cười Hạ Long“..., xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, con người Quảng Ninh văn minh, thân thiện, năng động đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương và đất nước, để Quảng Ninh trở thành nơi cần đến và đáng sống.
Đại dịch Covid-19 đã cản trở bước chân du lịch của rất nhiều người. Chính trong bối cảnh đó, việc số hóa du lịch chính là chìa khóa giúp giải đáp bài toán “khát du lịch" của du khách trên toàn cầu. Số hóa du lịch chính là việc áp dụng những ứng dụng củainternet cũng như các công nghệ số tiên tiến vào trong hoạt động kinh doanh du lịch. Tiêu biểu có thể kể đến như vịnh Hạ Long. Đây vốn là một vùng biển đảo rộng lớn với hàng ngàn hòn đảo trải rộng trên hàng tram hécta mặt nước. Nếu vịnh Hạ Long có thể được quét và xây dựng một bản đồ ảo bằng công nghệ bản đồ ảo – 3D mapping thì việc ghé thăm vịnh Hạ Long của du khách sẽ không còn bị gián đoạn bởi dịch bệnh. Các công nghệ này giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trong khi lại có thể tương tác, chăm sóc khách hàng trực tiếp và từ xa, quy trình làm việc khoa học, nhanh gọn, hiệu suất cao...
Tỉnh Quảng Ninh cần áp dụng khoa học – công nghệ vào hoạt động du lịch một cách bài bản và tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu như: Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu số du lịch của tỉnh; ứng dụng công nghệ CMCN lần thứ 4 nâng cao trải nghiệm của khách du lịch; nâng cấp các kênh truyền thông trên nền tảng số của Tổng cục Du lịch; xây dựng phần mềm (app) sử dụng phục vụ tổ chức hội nghị trực tuyến; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số cho tiếp thị du lịch; quản lý điểm đến du lịch thông minh; xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu lớn để đưa vào sử dụng chung.
Thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch là yếu tố rất quan trọng giúp du lịch phát triển bền vững trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.
Để hoạt động thanh, kiểm tra được diễn ra chính xác và kịp thời, cần phải xác định chính xác phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cá nhân làm du lịch. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được xây dựng khoa học để đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Đào tạo, lựa chọn nhân sự thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong thời đại công nghệ số, có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
3.4.1.5. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch
Xây dựng và thực hiện cơ chế thi tuyển, tuyển chọn cán bộ và sử dụng cán bộ đúng khả năng và trình độ chuyên môn được đào tạo để phát huy sở trường, kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất kém và năng lực yếu. Đổi mới cách thức đánh giá cán bộ, không đánh giá một cách chung chung mà phải dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Năng lực cán bộ được bằng chất lượng và hiệu quả công việc được giao.
Nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực quản lý du lịch càng cần được quan tâm hơn, nhất là trong tình hình diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, thì đội ngũ nhân lực quản lý du lịch sẽ phải là những người tiếp nhận thông tin đầu tiên, phản ứng tình huống nhanh nhạy nhất và thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý chuẩn chỉnh nhất. Để làm được điều này, cần tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch từ cấp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị quản lý về du lịch cho đến cấp huyện, xã. Kết hợp với các trường cao đẳng, đại học lớn, uy tín để đào tạo và phát triển cán bộ có trình độ đại học và sau đại học về du lịch và quản lý du lịch. Bồi dưỡng nghiệp vụ các cán bộ đương nhiệm về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là về pháp luật, quy định quản lý du lịch và
các lĩnh vực khác có liên quan. Bên cạnh đó cần kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực, có trình độ cao đẳng, đại học trở lên làm nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.
Theo sát kế hoạch định hướng hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành Du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tận dụng mọi cơ hội nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý.