Định hướng của Đảng và Nhà nước đối với ngành Du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp phục hồi, phát triển du lịch Quảng Ninh do ảnh hưởng dịch Covid-19 (Trang 83 - 87)

Ngành Du lịch Việt Nam phấn đấu chính thức trở thành ngành kinh tế mũi nhọn năm 2030. Tuy nhiên, sự phát triển mang tính bền vững trong mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu đặt nó trong định hướng hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong bối cảnh ngành du lịch đang có những biến động rất lớn như hiện nay. Theo đó, năm 2021, Tổng cục Du lịch Việt Nam xác định các hướng trọng tâm: Triển khai việc phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả và không để dịch bệnh xảy ra và lây lan trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hoạt động du lịch; Triển khai chuyển đổi số và phát triển du lịch thông minh; Triển khai kích cầu du lịch và xây dựng kế hoạch phục hồi du lịch trong tình hình mới; Tăng cường công tác hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn có nguy cơ ảnh hưởng, nhiệm vụ phòng và chống dịch được ưu tiên hàng đầu. Một mặt, ngày 15/9/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra chủ trương về việc phát triển kinh tế trong tình hình mới, cụ thể hơn là chủ trương mục tiêu kép: vừa sẵn sàng phòng, chống dịch, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; mặt khác, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện triển khai một số nội dung nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch như sau:

Nghiêm túc triển khai quy trình phòng chống dịch Covid-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành. Chỉ đạo các doanh nghiệp lữ hành, khu,

điểm, cơ sở lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; bảo tàng, ban quản lý di tích danh lam thắng cảnh; các Ban/Trung tâm quản lý Di sản Thế giới, Ban tổ chức lễ hội áp dụng quy trình phòng chống dịch Covid-19 theo nội dung các văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tổ chức các phương án về đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động, khách du lịch, người tham gia hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, khách tham quan bảo tàng và các di sản văn hóa, người tham gia lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh trên các panô, bảng hướng dẫn, tờ rơi, loa phát thanh… cho nhân dân tại các điểm du lịch; bảo tàng, di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh; các cơ sở hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; địa điểm tổ chức lễ hội.

Yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc đối với người dân phải khi tham gia các hoạt động du lịch; hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao tại nơi công cộng; tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; tham gia lễ hội theo hướng dẫn của ngành y tế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước tại các địa phương.

Đi đôi với việc phòng, chống dịch, phát triển kinh tế bền vững cũng là một nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Tháng 9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động Chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020 theo chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”. Dưới chủ đề chung này, các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn thông điệp riêng phù hợp với tính hấp dẫn và sản phẩm đặc thù của điểm đến. Cuộc phát động này tập trung kích cầu nhằm vào đối tượng khách du lịch là người Việt Nam và người nước ngoài làm việc, sinh sống tại Việt Nam. Theo đó, BVHTTDL chủ trương cho các Sở du lịch thực hiện các nội dung:

Xây dựng những gói sản phẩm kích cầu hấp dẫn về giá, đa dạng về chương trình, bảo đảm chất lượng, uy tín và thương hiệu; đồng thời có những chính sách hoàn hủy, hoán đổi linh hoạt, bảo đảm quyền lợi của khách du lịch.

Đẩy mạnh truyền thông về du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn trên các kênh truyền thông Trung ương, địa phương và doanh nghiệp, góp phần xóa bỏ tâm lý e ngại đi du lịch trong bối cảnh dịch Covid-19.

Để thực hiện đúng tinh thần “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”, công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch cũng được đặc biệt chú trọng. Các Sở quản lý du lịch báo cáo UBND tỉnh, thành phố trực thuộc nhằm chỉ đạo triển khai các hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn: Tổ chức phát động kích cầu du lịch tại địa phương và xúc tiến điểm đến tại những trung tâm gửi khách lớn. Ban hành các chính sách miễn, giảm phí, vé vào cửa các điểm tham quan; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai chương trình kích cầu. Đồng thời, kiểm tra, xử lý nghiêm để bảo đảm việc tuân thủ các quy định an toàn phòng chống dịch bệnh tại các điểm đến, các doanh nghiệp trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra, giám sát bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, thực hiện đúng cam kết về giá và chất lượng của chương trình kích cầu du lịch; kịp thời phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh liên quan.

Xác định khách du lịch quốc tế cần tác động nhiều yếu tố để quay lại trở số lượng cũ, Tổng Cục du lịch xác định lấy khách du lịch nội địa làm trọng tâm và du lịch nội địa thành hạt nhân phát triển. Đất nước Việt Nam có hình thái dài, đa dạng các loại địa hình như núi, biển, cồn cát, đầm lầy, ... Nhằm phát huy tiềm năng du lịch và khai thác tối đa lợi thế của từng vùng miền, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL về “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, theo đó, du lịch Việt Nam được phát triển với chiến lược hình thành 7 vùng du lịch trong cả nước gắn với sản phẩm đặc trưng, mang tính nền tảng trong kế hoạch phát triển ngành Du lịch nước ta giai đoạn tới, bao gồm:

 Vùng trung du miền núi Bắc Bộ gắn với sản phẩm du lịch sinh thái núi đồi và tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số;

 Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc gắn với di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng;

 Vùng Bắc Trung Bộ gắn với di sản thiên nhiên và di sản văn hóa thế giới, di tích lịch sử cách mạng Việt Nam;

 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ gắn với du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo;

 Vùng Tây Nguyên gắn với du lịch sinh thái cao nguyên đất đỏ và văn hóa dân tộc thiểu số;

 Vùng Đông Nam Bộ gắn với du lịch đô thị và lịch sử cách mạng Việt Nam;

 Vùng đồng bằng sông Cửu Long gắn với du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.

Nhờ có chiến lược tập trung vào du lịch nội địa mà nội lực ngành du lịch được huy động tối đa, giúp tăng khả năng chống chọi và phục hồi của ngành trước các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thiên tai.

Song song với việc chuyển hướng lấy thị trường nội địa làm mũi nhọn để vực dậy ngành du lịch, du lịch Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt việc chuyển đổi số. Năm 2020 đã chứng kiến nỗ lực vượt bậc của cả ngành du lịch Việt Nam nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động và phát triển sản phẩm mới28.

Hầu hết công ty du lịch lớn như Saigontourist, Vietravel, Hanoitourist, Vietrantour, Goldentour… đều áp dụng công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng.

Không chỉ có các công ty lữ hành áp dụng công nghệ, các điểm đến du lịch trên khắp đất nước cũng ứng dụng công nghệ để xây dựng sản phẩm du lịch thông minh, quảng bá du lịch. Có thể kể đến Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng thành Thăng Long, Nhà tù Hỏa Lò, Làng gốm sứ Bát Tràng, Dinh Độc Lập, Bưu điện TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Hang Múa, vườn chim Thung Nham (Ninh Bình),... đã ứng dụng thành công hệ thống thuyết minh tự động, ra mắt trang web tra cứu thông tin điểm đến, triển khai tour thực tế ảo.

Cùng với các doanh nghiệp, Tổng Cục du lịch đã đưa vào sử dụng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” để góp phần triển khai hiệu quả chương trình kích cầu

28Trang Linh, 2020, Báo Nhân dân, Du lịch Việt Nam 2020: phát huy nội lực trong “bão Covid-19”, [Trực tuyến]. Tại <https://nhandan.com.vn/dien-dan-dulich/du-lich-viet-nam-2020-phat-huy-noi-luc-trong-bao- covid-19-630469/>. [Truy cập ngày 26/2/2021].

Tổng thu du lịch (tỷ đồng) Lượt khách du lịch (ngàn lượt) 2018201920202021 0 0 5,000 2,000 10,000 4,000 15,000 6,000 20,000 20,000 22,000 8,000 27,000 10,000 25,000 10,000 12,000 30,000 14,000 35,000 15,500 14,000 34,000 12,000 16,000 40,000 18,000

du lịch giai đoạn 2. Cùng với đó, TCDL và các sở DL địa phương cũng triển khai các hoạt động trực tuyến, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia, kết nối liên thông với các Bộ, ngành liên quan và từ Trung ương đến địa phương.

Kết quả bước đầu, ngành du lịch Việt Nam năm 2020 đã có sự thích ứng đáng kể, các điểm du lịch trên đất nước tấp nập du khách mà hầu hết trong số đó đều là du khách nội địa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phục hồi, phát triển du lịch Quảng Ninh do ảnh hưởng dịch Covid-19 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w