Tới thời điểm đầu tháng 2 năm 2021, diễn biến của dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới còn phức tạp. Tác động của dịch bệnh vẫn đang có xu hướng gia tăng cả về số ca mắc và số ca tử vong. Du lịch mà một ngành kinh tế có độ mở rất lớn. Khách hàng của ngành du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Khách du lịch nội địa chịu tác động bởi diễn biến của dịch Covid-19 trong nước còn đối với khách du lịch quốc tế thìlà diễn biến dịch tại nước sở tại. Bởi vậy, xem theo góc độ diễn biến của dịch Covid-19, có 4 trường hợp diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tương ứng với 4 tư thế phản ứng cần xem xét đối với ngành du lịch Việt Nam là:
- Dịch chưa được kiểm soát tại Việt Nam và trên thế giới. Trong trường hợp ngành du lịch tiếp tục bị tê liệt. Các doanh nghiệp du lịch thậm chí phải đóng cửa theo yêu cầu của chính quyền nhằm hạn chế lây lan dịch bệnh.
- Dịch được kiểm soát (hết dịch) tại Việt Namnhưng vẫn chậm được kiểm soát tại các nước trên thế giới. Ngành du lịch Việt Nam có thể vận hành kinh doanh
Đ V T :t ri ệu lư ợt
nhưng phải đảm bảo các yêu cầu chống dịch. Nguồn khách quốc tế có thể nối lại ở một số thị trường nhất định mặc dù khuyến cáo đi lại có thể vẫn còn và ảnh hưởng lớn tới nguồn khách. Đối với thị trường trong nước, tâm lý e ngại bệnh dịch từng bước được gỡ bỏ cùng với hiệu quả chống dịch của Việt Nam.
- Dịch bệnh được kiểm soát (hết dịch) ở một số nước, nhất là những nước lân cận, nhưng chậm được kiểm soát được tại Việt Nam. Hoạt động du lịch tại Việt Nam chỉ được khởi động lại cho tới khi dịch bệnh được kiểm soát trong nước. Tổn thất của dịch bệnh đối với du lịch Việt Nam không chỉ bởi chậm khởi động lại mà còn bởi khả năng cạnh tranh, hình ảnh, thương hiệu bị giảm sút so với các nước cạnh tranh khác.
- Dịch bệnh được kiểm soát cơ bản trên thế giới. Khi đó ngành du lịch Việt Nam và thế giới được vận hành lại. Quá trình hồi phục của ngành du lịch Việt Nam cần thời gian nhất định, đi cùng với việc cạnh tranh gay gắt với các điểm đến du lịch trên thế giới và khu vực nhằm tạo dựng lại thị trường.
Cần lưu ý là mặc dù dịch bệnh Covid-19 có thể kiểm soát tại Việt Nam và một số nước trên thế giới nhưng nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát theo những “làn sóng” mới do kiểm soát dịch không tốt trong khi chưa có thuốc chữa, vắc-xin hay miễn dịch cộng đồng. Bởi vậy khi dịch bệnh chưa được kiểm soát cơ bản trên phạm vi toàn cầu, hoạt động du lịch có thể được khởi động lại nhưng lại luôn có nguy cơ gián đoạn và gắn chặt với yêu cầu kiểm soát dịch bệnh. Thị trường sẽ vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng mạnh do tâm lý e ngại và yêu cầu kiểm dịch của các nước.
Bên cạnh các dự báo về tình hình diễn biến dịch bênh, các kịch bản phát triển của ngành du lịch cũng được chuẩn bị sẵn nhằm luôn chủ động ứng phó, khắc phục các hậu quả của dịch bệnh đi kèm với tận dụng cơ hội nhằm tăng tốc, phát triển du lịch ngay khi có thể. Cùng quan điểm về việc có sự khác nhau lớn trong việc thu hút khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế, Hội đồng tư vấn du lịch Quốc gia (TAB) có đưa ra các kịch bản phát triển du lịch ngắn hạn trong năm 202127 cho cả nhóm đối tượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế như sau:
27Yến Anh, 2020, Báo Người lao động, Các kịch bản cho du lịch Việt Nam, [Trực tuyến]. Tại
<https://nld.com.vn/diem-den-hap-dan/cac-kich-ban-cho-du-lich-viet-nam-20201203221437109.htm>. [Truy cập ngày 25/2/2021].
Khách du lịch nội địa:
Kịch bản 1: tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Chính phủ tuyên bố không có trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Khi đó, các chiến dịch kích cầu du lịch trong nước được phát động thành công, dự báo số khách nội địa đạt từ 70-80 triệu người.
Kịch bản 2: tình hình dịch bệnh tương đối nghiêm trọng, Chính phủ công bố một số khu vực có lây nhiễm trong cộng đồng và có dưới 20 ca dương tính. Chiến dịch kích cầu du lịch trong nước chỉ được phát động trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Dự báo số khách nội địa đạt 55-70 triệu.
Kịch bản 3: tình hình dịch bệnh nghiêm trọng, Chính phủ công bố nhiều vùng bị ảnh hưởng, có lây nhiễm trong cộng đồng và xuất hiện ca tử vong do dịch, có từ 20- 1.000 ca dương tính thì dự báo số khách nội địa chỉ đạt 40-55 triệu người.
Khách du lịch quốc tế:
Kịch bản 1: tình huống dịch bệnh có tín hiệu lạc quan, vắc-xin được sản xuất và khách du lịch tiêm chủng rộng rãi trên thị trường quốc tế từ quý I/2021, hệ thống kiểm dịch rút ngắn chỉ 5 ngày. Việt Nam có vắc-xin từ quý I hoặc quý II/2021 và đàm phán song phương với các nước đã kiểm soát Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ quý II/2021. Theo dự báo của TAB, dự báo số khách quốc tế khoảng 7-10 triệu, đạt khoảng 50% so với 2019.
Kịch bản 2: tình hình dịch bệnh có xu hướng tiêu cực, khi vắc-xin được sản xuất và khách du lịch tiêm chủng rộng rãi tại một số thị trường trọng điểm từ quý II/2021, hệ thống kiểm dịch rút ngắn chỉ 5 ngày. Việt Nam có vắc-xin từ quý II hoặc quý III/2021, đàm phán song phương với một số nước đã kiểm soát Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước... Ở kịch bản này, khách quốc tế đến Việt Nam từ quý III/2021 đạt khoảng 5-7 triệu, bằng khoảng 30% so với năm 2019.
Kịch bản 3: tình hình dịch bệnh có dấu hiệu bi quan, vắc-xin được sản xuất và khách du lịch được tiêm chủng rộng rãi tại một số thị trường trọng điểm từ quý III/2021. Việt Nam có vắc-xin từ quý IV/2021, đàm phán song phương với một số
nước đã kiểm soát dịch Covid-19, áp dụng mô hình hành lang du lịch an toàn với từng nước. Theo kịch bản này, khách quốc tế chỉ có thể đến Việt Nam từ quý IV/2021, đạt khoảng 3-5 triệu lượt khách, bằng khoảng 15% so với năm 2019.