Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu tại Ngân

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 73 - 77)

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được trình bày tại Chương 4 đã kết luận một số nhân tố ảnh hưởng nợ xấu tại BIDV:

✓ Mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu với tỷ lệ nợ xấu.

✓ Mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng GDP với tỷ lệ nợ xấu

Căn cứ vào kết quả trên, để tăng cường hiệu quả quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh, một số giải pháp được đề ra như sau:

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Khi ROE của ngân hàng gia tăng cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, khi đó ngân hàng có thêm nguồn vốn để có thể nâng cao hoạt động quản lý nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu. Do đó, BIDV cần xây dựng kế hoạch kinh doanh rõ ràng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Có nhiều biện pháp giúp ngân hàng có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình như: phát triển các sản phẩm mới phù hợp với các đối tượng khách hàng, nâng cao hình ảnh ngân hàng, nâng cao dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ hiện đại… Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng, cụ thể như sau:

✓ Cân đối công tác trích lập dự phòng rủi ro: Trích lập dự phòng là chi phí lớn nhất và thường xuyên phát sinh trong hoạt động quản lý nợ xấu. Việc trích lập rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chính vì vậy BIDV cần có chính sách trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, hài hòa giữa việc quản trị những tổn thất do nợ xấu gây ra đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

✓ Tăng cường phát triển và ứng dụng công nghệ: Trong quá trình theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản nợ của khách hàng nhằm mục đích quản lý nợ xấu rất cần đến sự hỗ trợ của công nghệ và các kỹ thuật hiện đại. Công nghệ sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc triển khai mô hình quản lý rủi ro tập trung, các khoản nợ xấu, nợ có vấn đề tại chi nhánh có thể theo dõi tại trụ sở chính. Thông qua việc ứng dụng công nghệ, ngân hàng có thể xây dựng và hoàn thiện được các hệ thống phụ trợ trong hoạt động quản lý nợ xấu như các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống đo lường và nhận biết sớm rủi ro tín dụng, hệ thống phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro… Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ, sử dụng các phần mềm tự động sẽ hạn chế được những sai sót trong lúc tác nghiệp của cán bộ, đồng thời giúp nâng cao khả năng kiểm tra giám sát từ đó hạn chế được các rủi ro có thể gây nên nợ xấu.

những nhiệm vụ trọng tâm trong bất cứ hoạt động nào của ngân hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong hoạt động quản lý rủi ro nói chung và quản lý nợ xấu nói riêng, để đáp ứng nhu cầu triển khai các mô hình quản lý rủi ro hiện đại với nhiều kiến thức mới đòi hỏi cán bộ phải kịp thời nắm bắt, chủ động nghiên cứu và biết cách áp dụng vào hoạt động ngân hàng. Để thực hiện được điều này đòi hỏi BIDV phải có các kế hoạch để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm: nâng cao năng lực điều hành của các cấp lãnh đạo, nâng cao chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực, tổ chức đào tạo lại nguồn nhân lực sẵn có đáp ứng yêu cầu trong hoạt động quản lý rủi ro và xây dựng chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm.

Kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP biến động cùng chiều với nợ xấu. Điều đó có nghĩa là trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng, điều kiện kinh tế tài chính được cải thiện, tỷ lệ vỡ nợ thấp hơn thì BIDV sẽ chấp nhận rủi ro lớn hơn, cho vay các khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn và trong giai đoạn này cũng có nhiều khách hàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn khi đầu tư, từ đó dẫn đến khả năng gia tăng tỷ lệ nợ xấu. Chính vì vậy, trong bất cứ giai đoạn kinh tế nào, ngân hàng cũng cần phải đánh giá đầy đủ về khách hàng, phương án đầu tư và những rủi ro có thể gặp phải để hạn chế việc cho vay các đối tượng có mức độ rủi ro cao có thể dẫn đến gia tăng nợ xấu.

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ là một công cụ hữu hiệu để giúp ngân hàng phát hiện sớm và tránh được các rủi ro có thể xảy ra. Biện pháp này thậm chí còn có nhiều điểm mạnh hơn so với hoạt động kiểm tra từ các đơn vị bên ngoài như kiểm toán nhà nước, thanh tra NHNN… do tính kịp thời, nhanh chóng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng vốn tồn tại muôn vàn rủi ro từ các phía, chính vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ để kịp thời phát hiện và xử lý giúp hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Hoạt động này cần phải thực hiện định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời phát hiện các sai sót và cảnh báo các dấu hiệu vi phạm, tránh việc để gây ra hậu quả nghiệm trọng rồi mới xử lý sau. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ bao gồm việc giám sát từng khoản vay cụ thể và giám sát tổng thể danh mục:

✓ Giám sát từng khoản vay cụ thể là thường xuyên rà soát, phân tích, đánh giá hoạt động của khách hàng nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm rủi ro để có giải pháp kịp thời. Bên cạnh đó, ngoài việc kiểm tra khách hàng dựa trên hồ sơ, chứng từ, báo cáo tài chính thì ngân hàng cũng thường xuyên kiểm tra thực địa khách hàng để có thể xác định được sự tồn tại và hiện trạng thực tế của tình hình hoạt động của khách hàng, máy móc nhà xưởng, tài sản bảo đảm cũng như đánh giá được chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.

✓ Giám sát tổng thể danh mục tín dụng là việc phân tích tổng thể danh mục tín dụng nhằm kịp thời phát hiện sự tập trung tín dụng vào một ngành nghề, nhóm khách hàng… đồng thời cũng thường xuyên đánh giá chất lượng của danh mục tín dụng để có thể đưa ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu bất lợi do những biến động trong hoạt động tín dụng.

Song song với việc giám sát, kiểm tra khách hàng thì hoạt động kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ/lãnh đạo ngân hàng cũng góp phần giảm thiểu rủi ro. Thực tế đã chứng minh nhiều vụ án lớn tại ngân hàng đều có việc cán bộ ngân hàng tiếp tay cho khách hàng để làm giả hồ sơ hay nâng giá tài sản bảo đảm so với thực tế để rút vốn ngân hàng. Chính vì vậy, ngân hàng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát nội bộ hoạt động của cán bộ/lãnh đạo ngân hàng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu rủi ro nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ

Theo kết quả nghiên cứu tại chương 4 tỷ lệ nợ xấu năm trước ảnh hưởng cùng chiều và tác động mạnh đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Do đó để thực hiện mục tiêu quản lý nợ xấu hiệu quả, BIDV cần thực hiện triệt để các biện pháp nhằm xử lý các khoản nợ xấu hiện hữu để giảm gánh nặng xử lý nợ cho các khoản nợ trong tương lai:

✓ Đối với khách hàng gặp khó khăn, tăng cường việc phối hợp với khách hàng, tìm cách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bằng các biện pháp như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi… để khách hàng có khả năng phục hồi và trả được nợ cho ngân hàng.

✓ Hoàn thiện mô hình xử lý nợ tập trung: Hiện tại việc xử lý nợ xấu tại BIDV chủ yếu vẫn thực hiện tại các chi nhánh phát sinh nợ xấu. Tuy nhiên việc này dẫn đến

các cán bộ tham gia xử lý nợ thường thiếu kinh nghiệm, không áp dụng linh hoạt các biện pháp cũng như quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu. Chính vì vậy, BIDV cần xây dựng mô hình xử lý nợ xấu tập trung để nâng cao được hiệu quả xử lý nợ xấu.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 73 - 77)