2.2.2.1 Nhận biết nợ xấu 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Nhằm thực hiện mục tiêu quản lý nợ xấu, BIDV thực hiện nhận biết các khoản nợ có vấn đề như sau:
• Nợ xấu theo quy định của Ngân hàng nhà nước (Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng): Đó là các khoản nợ được phân vào nhóm 3, 4 và 5.
• Các khoản nợ đã sử dụng DPRR để xử lý đang được hạch toán ngoại bảng: Đây là các khoản nợ xấu đã được dùng nguồn lực của ngân hàng để bù đắp tổn thất, BIDV tiếp tục theo dõi, quản lý nhằm tìm các biện pháp xử lý thu hồi vốn cho Ngân hàng.
• Các khoản nợ xấu tiềm ẩn: Là các khoản nợ chưa được phân vào nợ xấu nhưng có những dấu hiệu rủi ro, có nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Ngân hàng theo dõi và tìm biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế phát sinh mới nợ xấu.
2.2.2.2 Đo lường nợ xấu
Theo lộ trình triển khai Basel II, BIDV đã xây dựng được các mô hình đo lường rủi ro tín dụng hiện đại theo phương pháp FIRB bao gồm: PD cho khách hàng doanh nghiệp; mô hình PD, LGD, EAD cho khách hàng cá nhân. Các mô hình đều được xây dựng theo kỹ thuật thống kê hiện đại và được tư vấn của các đối tác giàu kinh nghiệm. Các khách hàng/khoản vay đều được đánh giá rủi ro trước và trong quá trình cấp tín dụng thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) kết hợp với việc phân tích, đánh giá và thẩm định tín dụng. Hệ thống XHTDNB được phân chia thành các mô hình cho các đối tượng khách hàng là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Hệ thống được BIDV rà soát, điều chỉnh định kỳ để bảo đảm tính chính xác, hiệu quả cũng như phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
Đối với khách hàng cá nhân, BIDV thực hiện chấm điểm khách hàng tại mỗi thời điểm phát sinh nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng. Các chi tiêu được sử dụng để chấm điểm đối với khách hàng bao gồm: thông tin về khoản vay, thông tin về nhân thân nghề nghiệp, năng lực tài chính, thông tin tài sản bảo đảm… Kết quả chấm điểm xếp hạng là cơ sở để BIDV đánh giá mức độ rủi ro và quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân được phân
loại như sau:
Bảng 2.4: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV
STT Hạng 1 AAA 2 AA+ 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB 10 B
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV
Đối với khách hàng tổ chức, BIDV thực hiện chấm điểm định kỳ 2 lần/năm với toàn bộ các khách hàng tổ chức đang có quan hệ với ngân hàng, tuy nhiên vẫn có một số chỉ tiêu sẽ yêu cầu cập nhật thường xuyên thông tin của khách hàng. Hệ thống XHTDNB đối với khách hàng tổ chức được xây dựng theo các bộ chỉ tiêu khác nhau theo từng ngành nghề kinh doanh của khách hàng theo các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Kết quả xếp hạng sẽ được BIDV sử dụng trong việc phân loại nợ khách hàng và quyết định chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng. Kết quả xếp hạng được phân loại như sau:
Bảng 2.5: Kết quả xếp hạng đối với khách hàng tổ chức tại BIDV
STT Hạng Nhóm nợ
2 AA+ Nhóm 1 3 AA 4 AA- 5 A+ 6 A 7 A- 8 BBB 9 BB+ 10 BB 11 BB- Nhóm 2 12 B 13 D1 Nhóm 3 14 D2 Nhóm 4 15 D3 Nhóm 5
Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV
2.2.2.3 Phòng ngừa nợ xấu
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiên nhiều biện pháp để phòng ngừa, hạn chế nợ xấu xảy ra trong đó bao gồm: Chính sách cấp tín dụng phù hợp; Quy trình cấp tín dụng chặt chẽ; Tăng cường các biện pháp kiểm tra và giám sát hoạt động tín dụng; Đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ…
• Chính sách cấp tín dụng
Chính sách cấp tín dụng là những tiêu chí đầu tiên để BIDV phân loại đối tượng khách hàng để có thể định hướng cách ứng xử đối với khách hàng. Chính vì vậy, BIDV đã xây dựng quy định về chính sách cấp tín dụng theo định hướng kinh doanh của từng thời kỳ nhằm đảm bảo an toàn vốn và hướng tới đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Basel II.
Đối với khách hàng cá nhân, đối với các khách hàng mới, căn cứ theo kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng, BIDV sẽ xác định nhóm khách hàng để cung cấp,
tiếp thị các sản phẩm dịch vụ phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Đối với các khách hàng đang quan hệ tín dụng, BIDV xác định tăng cường quan hệ đối với các khách hàng có lịch sử trả nợ tốt, có thiện chí hợp tác với BIDV trong quá trình vay vốn. Ngược lại, đối với các khách hàng có vấn đề, phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác, có mức độ rủi ro cao hơn, BIDV duy trì hỗ trợ và thực hiện từng bước giảm dư nợ đối với khách hàng.
Đối với khách hàng tổ chức, định hướng chính sách của BIDV là tiếp cận các khách hàng tốt, có năng lực tài chính, dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi. Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá khách hàng, BIDV phân chia khách hàng thành 3 nhóm đối tượng như sau:
- Nhóm khách hàng ưu tiên cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có tình hình tài chính tốt, các khoản cấp tín dụng có hệ số rủi ro tín dụng thấp. Nhóm khách hàng này sẽ được BIDV ưu tiên cấp tín dụng và có những chính sách ưu đãi nhất định.
- Nhóm khách hàng cấp tín dụng có chọn lọc: Là nhóm khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn, nhóm này chỉ được BIDV xem xét cấp tín dụng có chọn lọc và thực hiện cấp tín dụng đối với các dự án hoặc phương án kinh doanh khả thi.
- Nhóm khách hàng kiểm soát cấp tín dụng: Là nhóm khách hàng có mức độ rủi ro rất cao, BIDV không thực hiện cấp tín dụng hoặc cấp tín dụng theo nguyên tắc giảm dần dư nợ.
Chính sách cấp tín dụng trên bước đầu đã giúp BIDV phân loại đối tượng khách hàng và định hướng ứng xử với từng nhóm đối tượng để hạn chế rủi ro có thể gặp phải trong hoạt động tín dụng.
• Quy trình cấp tín dụng
Cùng với chính sách cấp tín dụng, BIDV cũng xây dựng quy trình cấp tín dụng nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro xảy ra. Quy trình cấp tín dụng của BIDV được quy định đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất tín dụng – Thẩm định rủi ro – Tác nghiệp (giải ngân, phát hành bảo lãnh) tương ứng với các bộ phận: Quản lý khách hàng – Quản lý rủi ro – Tác nghiệp. Sự tách biệt giữa các khâu nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời có thể phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ.
Hình 2.9: Quy trình cấp tín dụng BIDV
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong quy trình này như sau:
- Bộ phận quản lý khách hàng: Chức năng chính của bộ phận này là khởi tạo kinh doanh, tìm kiếm và phát triển khách hàng với những công việc chính như sau: (i) Xác định nhóm khách hàng mục tiêu để phát triển, (ii) Xác định và đề xuất giới hạn đối với từng khách hàng, (iii) Phát triển thị phần, tiếp thị và tư vấn sản phẩm cho khách hàng, (iv) Quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng, (v) Hỗ trợ khách hàng trong quá trình giao dịch với ngân hàng.
- Bộ phận quản lý rủi ro: Chức năng chính là rà soát và kiểm soát rủi ro ở mức thấp nhất với công việc chính như sau: (i) Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng, (ii) Quản lý các danh mục tín dụng, (iii) Rà soát đề xuất tín dụng của bộ phận quản lý khách hàng trong đó chú trọng đến việc tuân thủ quy định, chính sách, hồ sơ cấp tín dụng và phát hiện rủi ro, (iv) Giám sát quá trình phê duyệt và rủi ro trong quá trình giao dịch với khách hàng.
- Bộ phận tác nghiệp: Chức năng chính là duy trì số liệu trên hệ thống khớp với đúng số liệu trên hồ sơ và thực hiện hồ sơ tín dụng đầy đủ, an toàn với công việc chính như sau: (i) Kiểm soát tuân thủ quy trình, (ii) Cập nhật thông tin lên hệ thống, (iii) Quản lý hồ sơ.
Bên cạnh đó BIDV cũng thực hiện mô hình quản lý rủi ro tập trung trong đó quyền quyết định được tập trung phần lớn tại hội sở chính. Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại các chi nhánh được thu hẹp dần, các quyết định vượt thẩm quyền đều được tập trung lên hội sở chính và hội sở chính sẽ ra quyết định cuối cùng. Điều này
Bộ ph ận Q uả n lý khá ch hà ng Đề xuất tín dụng Bộ p h ận qu ản lý rủ i ro Thẩm định rủi ro Bộ p h ận t ác n gh iệp Tác nghiệp
sẽ hạn chế được rủi ro cho toàn hệ thống. • Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng
Hoạt động kiểm tra giám sát tín dụng được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ. BIDV đã thành lập Ban kiểm toán nội bộ tại Hội sở chính hoạt động chuyên trách và độc lập với các bộ phận nghiệp vụ và được độc lập đánh giá, kết luận, kiến nghị trong hoạt động kiểm tra kiểm toán. Chính điều này đã giúp BIDV phát hiện ra được những sai lầm trong nội bộ ngân hàng để kịp thời phòng ngừa.
Trong công tác quản lý nợ xấu, BIDV đã ban hành các quy định để thực hiện việc kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay:
- Trước và trong khi cho vay: Kiểm soát đảm bảo nghiêm túc tuân thủ quy chế và quy trình cho vay, phân tích chất lượng tín dụng, đánh giá rủi ro và phân loại nợ theo quy định để có kế hoạch kiểm tra, phòng ngừa và xử lý đối với khách hàng.
- Sau khi cho vay: Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra việc tuân thủ các điều kiện quy định trong hợp đồng tín dụng, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro.
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có chất lượng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hạn chế nợ xấu nói riêng đối với các ngân hàng. Chính vì vậy, BIDV luôn chú trọng và đầu tư cho sự phát triển nguồn nhân lực của hệ thống. Công tác quản trị nguồn nhân lực của BIDV luôn đổi mới và hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng.
Đầu tiên là công tác tuyển dụng được BIDV xây dưng và thực hiện một cách bài bản với các văn bản quy định đầy đủ, chi tiết. Hoạt động tuyển dụng được BIDV thực hiện theo hình thức tập trung trên toàn hệ thống, đảm bảo công khai, minh bạch nhằm lựa chọn ra nguồn nhân lực phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Tiếp theo, hoạt động đào tạo cũng được BIDV chú trọng phát triển. Năm 2001, BIDV đã thành lập Trung tâm Đào tạo (nay là Viện Đào tạo và Nghiên cứu) để đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ/lãnh đạo trên toàn hệ thống. Hàng năm, Viện Đào tạo và Nghiên cứu của BIDV tổ chức hàng trăm khóa đào tạo ở nhiều lĩnh vực. Đối với
hoạt động quản lý nợ xấu là các khóa đào tạo về việc phân tích báo cáo tài chính, nhận biết chữ ký tài liệu giả mạo, phân tích hành vi khách hàng…
Cuối cùng là công tác đãi ngộ, giữ chân nhân lực: BIDV là một trong những ngân hàng có chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ tốt, khá cạnh tranh trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. BIDV luôn tạo điều kiện để cán bộ được học tập, thử thách và phát triển cùng cơ hội thăng tiến. Bên cạnh đó, BIDV cũng có các quy định rõ ràng về chính sách ghi nhận, khen thưởng kịp thời, tạo động lực cho cán bộ.
• Trích lập dự phòng rủi ro
Bên cạnh các phương pháp trên, BIDV còn thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro nhằm tạo nguồn để bù đắp tổn thất do nợ xấu mang lại. Việc trích lập dự phòng rủi ro tại BIDV được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng nhà nước và các văn bản sửa đổi bổ sung với tần suất tối thiểu 4 lần/năm.
Bảng 2.6: Trích lập DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số trích DPRR trong năm 4421 4.707 6.663 6.977 5.007 4.937 9.900 17.513 18.180 21.267 Số dư quỹ DPRR 5.857 5.914 6.145 6.623 7.517 10.064 11.350 12.405 14.632 19.056 Nợ xấu 8.123 9.161 8.839 9.057 10.054 14.429 14.064 18.802 19.496 21.369 Tỷ lệ quỹ DPRR/ Nợ xấu 72,1% 64,6% 69,5% 73,1% 74,8% 69,7% 80,7% 66,0% 75,1% 89,2%
Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020
Tỷ lệ số dư quỹ DPRR trên tổng dư nợ xấu tương đối cao, trung bình ở mức trên 70%, đặc biệt trong năm 2020 tỷ lệ này là 89,2%. Mức trích lập dự phòng rủi ro này
giúp BIDV có thể chủ động trong việc xử lý các khoản nợ xấu phát sinh.
2.2.2.4 Xử lý nợ xấu
Trong các năm qua, BIDV đã tăng cường hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu, sử dụng mọi biện pháp để tận thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống mức an toàn. Các biện pháp được BIDV sử dụng trong công tác xử lý nợ xấu:
- Phát mại tài sản bảo đảm - Cơ cấu nợ
- Miễn giảm lãi - Bán nợ
- Khởi kiện khách hàng - Xử lý bằng quỹ DPRR
Trong các biện pháp trên thì biện pháp được BIDV sử dụng nhiều nhất để xử lý nợ xấu là biện pháp sử dụng quỹ DPRR do đây là biện pháp mà ngân hàng có thể chủ động trong việc xử lý và nhanh chóng giảm được tỷ lệ nợ xấu.
Nguyên tắc sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ là khoản nợ nào sẽ sử dụng chính dự phòng cụ thể của khoản nợ đó để xử lý. Sau khi khoản nợ được xử lý bằng quỹ DPRR, BIDV sẽ thực hiện theo dõi ngoại bảng các khoản nợ này và thực hiện các biện pháp khác như phát mại tài sản bảo đảm, bán nợ, khởi kiện khách hàng... để có thể thu hồi nợ xấu một cách triệt để.
Bảng 2.7: Xử lý nợ bằng quỹ DPRR của BIDV giai đoạn 2011-2020
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Dự phòng cụ thể trích lập 4.122 4.483 6.331 6.503 4.116 4.041 8.935 16.669 17.266 20.752 Dự phòng cụ thể sử dụng để xử lý nợ 1.139 4.717 4.772 6.037 3.907 2.547 8.962 16.459 16.019 16.803
Có thể thấy trong BIDV có xu hướng tăng dần việc sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu. Đặc biệt trong 3 năm gần đây, mỗi năm BIDV đã xử lý hơn 16 nghìn tỷ đồng nợ xấu theo phương pháp này. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, biện pháp này chỉ là biện pháp mà ngân hàng sử dụng nguồn lực của mình để khắc phục các tổn thất do nợ xấu gây ra trong khi khoản nợ của khách hàng vẫn chưa thu hồi được. Khi khoản nợ theo dõi ngoại bảng được thu hồi sẽ ghi nhận khoản thu nhập khác cho ngân hàng.
Kết quả thu nhập khác từ việc xử lý nợ xấu của BIDV trong giai đoạn 2011-2020