Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 35 - 37)

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng thành lập với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực kinh tế xã hội.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với nhiệm vụ là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dưng cơ bản thuộc kế hoạch nhà nước cho các lĩnh vực của nền kinh tế.

Ngày 14/11/1980, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) thì ngoài nhiệm vụ tiếp nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch của nhà nước thì Ngân hàng đã thực hiện huy động các nguồn vốn trung dài

hạn để cho vay đầu tư phát triển và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.

Ngày 18/11/1994, Ngân hàng chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng Thương mại với đầy đủ các chức năng, hoạt động của một Ngân hàng Thương mại.

Ngày 01/05/2012, Ngân hàng cổ phần hóa thành công chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam. Ngày 24/01/2014, cổ phiếu BIDV (mã BID) niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh. Sau cổ phần hóa, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống dưới 100%, đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu sở hữu của Ngân hàng - từ chỗ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà nước sang bao gồm cả sở hữu tư nhân.

Ngày 25/05/2015, thực hiện Đề án Tái cơ cấu hoạt động Ngân hàng thương mại, BIDV sát nhập toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long (MHB).

Ngày 11/11/2019, BIDV đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với KEB Hana Bank. Theo đó, BIDV phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank hơn 603,3 triệu cổ phần (chiếm 15% cổ phần của BIDV) nâng vốn điều lệ của BIDV lên 40.220 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đồng thời BIDV nhận được các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn trong nhiều lĩnh vực từ KEB Hana Bank.

Đến hiện tại, BIDV đã xây dựng được hệ thống mạng lưới 189 chi nhánh tại khắp 63 tỉnh thành trên cả nước, 1 chi nhánh tại nước ngoài và 906 phòng giao dịch và là một trong ba Ngân hàng có mạng lưới rộng nhất Việt Nam.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 35 - 37)