Lựa chọn và đo lường biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 57 - 59)

Để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), nghiên cứu này dựa trên dữ liệu của BIDV trong giai đoạn 2012-2020 từ các nguồn báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng. Ngoài ra nghiên cứu cũng sử dụng các yếu tế vĩ mô trong giai đoạn này như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát với nguồn dữ liệu từ các trang web đáng tin cậy như World Bank, IMF… Mẫu dữ liệu nghiên cứu được thu thập theo quý từ quý IV/2011 đến quý IV/2020.

Trong luận văn này, nghiên cứu sử dụng 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu (NPL/TL) và các biến độc lập được chia thành hai nhóm là các yếu tố bên trong ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô, cụ thể như sau:

Các yếu tố bên trong ngân hàng

Các yếu tố này được tổng hợp và tính toán dựa trên báo cáo tài chính hàng năm của BIDV.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL): Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng và

được tính theo công thức sau:

𝑁𝑃𝐿 = 𝑁ợ 𝑥ấ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ

Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu phản ánh khả năng

sinh lời trên mỗi đồng vốn của ngân hàng. ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn hiệu quả. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

𝑅𝑂𝐸 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔

(𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑞𝑢ý 𝑡𝑟ướ𝑐 + 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑞𝑢ý 𝑛à𝑦)/2 • Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA): Chỉ tiêu phản ánh mức độ tham gia

vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự chủ tài chính của ngân hàng và khả năng bù đắp các tổn thất bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này được

tính theo công thức:

𝐸𝐴 =𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛

Tốc độ tăng trưởng tín dụng (GRL): Chỉ tiêu phản ánh mức độ tăng trưởng

tín dụng của ngân hàng qua các quý và được tính theo công thức:

𝐺𝑅𝐿 = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢ý 𝑛à𝑦 − 𝐷ư 𝑛ợ 𝑞𝑢ý 𝑡𝑟ướ𝑐 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐

Thu nhập lãi cận biên (NIM): Chỉ tiêu thể hiện mức độ chênh lệch lãi suất

giữa hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này được xác định như sau:

𝑁𝐼𝑀 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑙ã𝑖 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

(𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖 𝑞𝑢ý 𝑡𝑟ướ𝑐 + 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 sinh 𝑙ã𝑖 𝑞𝑢ý 𝑛à𝑦)/2 • Ngoài ra để kiểm tra ảnh hưởng của tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ đến tỷ lệ nợ xấu hiện tại, nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ xấu của năm trước (t-1) làm biến độc lập cho mô hình.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô

Các yếu tố này được thu thập từ website của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

• Tốc độ tăng trưởng GDP thực (GDP): Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến tổng sản phẩm quốc nội GDP theo từng thời kì, được điều chỉnh theo lạm phát. Chỉ tiêu này được giả định là như nhau trong cả 4 quý của năm.

• Tỷ lệ lạm phát (CPI): Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Chỉ tiêu này được giả định là như nhau trong cả 4 quý của năm.

Bảng 3.1: Các yếu tố được sử dụng trong nghiên cứu

Loại biến Tên biến Ký hiệu biến Cơ sở nghiên cứu Nguồn Biến phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu NPL

Tổng hợp báo cáo tài chính Các yếu tố trong ngân hàng – Biến độc lập

Lợi nhuận ròng trên

vốn chủ sở hữu ROE

Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn chủ sở hữu

trên tổng tài sản EA Podpiera & Weill (2008)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng GRL (growth rate of loans) Salas và Saurina (2002) Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015)

Thu nhập lãi cận

biên NIM Fofack (2005)

Tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt-1 Salas và Saurina (2002) Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Các yếu tố kinh tế vĩ mô – Biến độc lập Tốc độ tăng trưởng GDP thực GDP Inekwe Murumba (2013) Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015) Dữ liệu IMF (https://d ata.imf.o rg) Tỷ lệ lạm phát CPI Fofack (2005)

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 57 - 59)