Định hướng riêng trong việc quản lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 72 - 73)

Để thực hiện các định hướng tín dụng đã đề ra, đồng thời để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn vay, BIDV định hướng công tác quản lý nợ xấu trong

thời gian tới như sau:

✓ Đầu tiên, đội ngũ lãnh đạo ngân hàng phải nâng cao nhận thức về nợ xấu và các tác động của nợ xấu, từ đó cân nhắc và đưa ra quyết định hợp lý để cân bằng giữa tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận tiềm năng và nợ xấu tại ngân hàng.

✓ Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng trước, trong và sau cho vay, giảm nợ xấu phát sinh mới. Thực hiện đúng theo định hướng tín dụng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động phân tán rủi ro, mở rộng, đa dạng hóa cho vay, giảm thiểu rủi ro. Đánh giá đầy đủ và lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, phương án vay vốn khả thi và có định hướng phát triển tốt. Duy trì và phát triển quan hệ với các khách hàng truyền thống có uy tín tốt đồng thời mở rộng tìm kiếm khách hàng tiềm năng phù hợp với tiêu chí và mục tiêu của BIDV.

✓ Xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng gắn liền với lành mạnh hóa tài chính nói chung và tăng vốn tự có nói riêng để nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng. Xây dựng kế hoạch xử lý các khoản nợ xấu, tận thu và xử lý có lộ trình đảm bảo việc thu hồi vốn cho ngân hàng.

✓ Xây dựng mô hình xử lý nợ tập trung, nâng cao hiệu quả xử lý nợ.

✓ Tăng cường đào tạo, giáo dục cán bộ nhằm nâng cao khả năng và ý thức trách nhiệm trong công việc. Đồng thời có những biện pháp răn đe, xử lý nghiêm khắc để hạn chế sai sót trong tác nghiệp, giảm thiểu rủi ro xảy ra.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 72 - 73)