Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 39 - 44)

• Về tổng tài sản và nguồn vốn

Trong giai đoạn 2011-2020 tổng tài sản của BIDV liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân 15,5%. Tổng tài sản năm 2015 có mức tăng đột biến 30,8% do trong năm này BIDV đã sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Từ năm 2018 đến 2020 tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của BIDV chậm lại là do trong giai đoạn này BIDV tăng cường công tác xử lý nợ bằng biện pháp sử dụng dự phòng để xử lý do (khoảng trên 16 nghìn tỷ đồng mỗi năm). Tại thời điểm 31/12/2020, tổng tài sản của BIDV là 1.516.686 tỷ đồng (tăng 1,8% so với năm 2019), là Ngân hàng TMCP có quy mô tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Bảng 2.1: Tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng tài sản 406 485 548 650 850 1.006 1.202 1.313 1.490 1.517 Tốc độ tăng trưởng 10,8% 19,5% 13,1% 18,6% 30,8% 18,3% 19,5% 9,2% 13,5% 1,8%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020

Vốn chủ sở hữu của BIDV trong giai đoạn 2011-2020 tăng trưởng tương đối ổn với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,2%. Vốn chủ sở hữu của BIDV trong năm tăng mạnh (27,2%) nguyên nhân là do trong năm 2015 BIDV đã sát nhập Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2019 vốn chủ sở hữu của

BIDV tăng trưởng đột biến (42%) do việc Keb Hana Bank mua 603,3 triệu cổ phần được phát hành riêng lẻ với giá trị gần 20.300 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu nhà nước của BIDV giảm từ 95,28% năm 2018 xuống 80,99% trong năm 2019. Đến 31/12/2020 vốn chủ sở hữu của BIDV là 79.647 tỷ đồng tăng 2,57% so với năm 2019.

Bảng 2.2: Vốn chủ sở hữu của BIDV giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Vốn chủ sở hữu 24.390 26.494 32.040 33.271 42.335 44.144 48.834 54.551 77.653 79.647 Tốc độ tăng trưởng 0,7% 8,6% 20,9% 3,8% 27,2% 4,3% 10,6% 11,7% 42,4% 2,6%

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020

• Hoạt động huy động vốn

Trong giai đoạn 2011-2020, hoạt động huy động vốn của BIDV tăng trưởng mạnh mẽ. Tiền gửi của khách hàng tăng từ 240.507 tỷ đồng năm 2011 lên 1.226.674 tỷ đồng năm 2020, tương đương với mức tăng trưởng bình quân 41%/năm. Tổng huy động vốn tổ chức, dân cư năm 2020 đạt 1.295.533 tỷ đồng tăng trưởng 9,1% so với năm 2019, đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng vốn, nâng tổng nguồn vốn huy động của BIDV lên 1.402.248 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng năm 2020 đạt 1.226.674 tỷ đồng tăng trưởng 10,1% so với năm 2019, chiếm 11% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành. Cơ cấu huy động vốn tương đối ổn định trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (trên 80%).

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.4: Tiền gửi khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020

• Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay của BIDV liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2020. Cho vay khách hàng tăng hơn 4 lần trong giai đoạn này từ 293.938 tỷ đồng năm 2011 lên 1.214.296 tỷ đồng năm 2020. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư năm 2020 đạt 1.438.520 tỷ đồng. Trong đó dư nợ tín dụng tổ chức, cá nhân và trái phiếu doanh nghiệp đạt 1.230.569 tỷ đồng, tăng trưởng 8,5% và chiếm 13,4% tín dụng toàn ngành, trong đó cho vay khách hàng là 1.214.296 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7% so với năm 2019.

Về cơ cấu dư nợ cho vay, dự nợ ngắn hạn tăng trưởng tốt theo đúng định hướng của BIDV. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 và đạt 62,89% trong năm 2020. 240,507 303,060 338,902 440,472 564,693 726,022 859,984 989,670 1,114,163 1,226,674 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi vốn chuyên dụng

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020 Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 2.5: Cho vay khách hàng của BIDV giai đoạn 2011-2020

• Kết quả kinh doanh

Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV trong gia đoạn 2011-2020 như sau:

Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011-2020

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng thu nhập trong hoạt động kinh doanh, trong đó: 15.414 16.482 19.164 21.907 24.712 30.399 39.017 44.256 48.121 50.037 - Thu nhập lãi thuần 12.639 13.096 14.845 16.844 19.315 23.394 30.955 34.721 35.978 35.797

- Lãi thuần từ hoạt

động dịch vụ 2.157 1.938 1.567 1.803 2.337 2.513 2.966 3.555 4.266

5.266

- Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối

314 330 162 265 294 534 668 1.040 1.495 1.732

- Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh

-211 177 466 210 -63 458 482 645 326 479

- Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu -206 108 924 819 11 403 331 235 481 1.516 293,938 339,924 391,034 445,693 598,435 723,698 866,886 988,738 1,116,998 1,214,296 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nợ ngắn hạn Nợ trung hạn Nợ dài hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lãi thuần từ hoạt động khác 607 675 863 1594 2369 1.883 3.279 3.818 5.361 5.093 - Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 115 158 337 372 449 1.214 336 242 214 154 Tổng chi phí hoạt đông 6.652 6.747 7.391 8.624 11.087 13.532 15.504 16.016 17.257 17.693 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 4542 5.476 6.483 6.986 5.676 9.199 14.848 18.849 20.132 23.318 Tổng lợi nhuận trước

thuế 4.220 4.259 5.290 6.297 7.949 7.668 8.665 9.391 10.732 9.026

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV năm 2011-2020

Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh liên tục tăng trong giai đoạn 2011-2020 và đạt 50.037 tỷ đồng trong năm 2020 tăng 3,98% so với năm 2019. Trong đó thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng (duy trì trên 70% tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh). Thu nhập lãi thuần năm 2020 đạt 35.797 tỷ đồng giảm 0,5% so với năm 2019 do thực hiện cơ cấu, miễn giảm lãi để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ năm 2020 đạt 5.266 tỷ đồng, tăng trưởng 23,4% so với năm 2019. Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của BIDV liên tục tăng qua các năm và đạt 10,52% trong năm 2020. Cơ cấu thu dịch vụ đẩy mạnh dòng dịch vụ hiện đại với mức tăng trưởng tốt. Thu phí từ dịch vụ ngân hàng số năm 2020 đạt 900 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2019 và chiếm 18% tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ. Bên cạnh đó dịch vụ thanh toán đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến nhu cầu thanh toán giảm sút đặc biệt là các ngành nghề du lịch, xuất nhập khẩu…

Hoạt động kinh doanh vốn và tiền tệ phát triển mạnh mẽ và đạt kết quả cao. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối tăng trưởng ấn tượng trong những năm gần đây (từ 2016 đến 2020 mức tăng trưởng trung bình 35%) và đạt 1.732 tỷ đồng trong năm 2020. BIDV đã đẩy mạnh phát triển và cung cấp các sản phẩm linh hoạt đa dạng về kỳ hạn, đồng tiền, thời gian thanh toán để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp.

với mức tăng trưởng trung bình trên 10%. Trong năm 2020 lợi nhuận trước thuế đạt 9.026 tỷ đồng giảm 15,9% so với năm 2020. Nguyên nhân là do BIDV đã chủ động giảm 6.400 tỷ đồng thu nhập để hỗ trợ các khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 theo đúng tinh thần chỉ đạo của NHNN.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 39 - 44)