CNTT trên thế giới.
CSR ngày nay đã trở thành phong trào được hưởng ứng rộng rãi ở các nước phát triển trên thế giới. Nêu tra cứu các cụm từ "Corporate Social Responsibility" trên Google sẽ có hơn 663 triệu kết quả tìm kiếm được hiển thị (chưa kể các cụm từ về CSR ở từng nước cụ thể). Hàng vạn bài báo, bài nghiên cứu, sách, tạp chí, diễn đàn, trang web của các tổ chức phi chính phủ, giới doanh nghiệp, khoa học, tư vấn và Chính phủ bàn về vấn đề này. Người tiêu dùng ờ các nước Âu-Mỹ hiện nay không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn để tâm đến cách thức để tạo ra sản phẩm, có thân thiện với môi trường sinh thái, cộng đồng hay không? Nhiều
phong trào bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ môi trường phát triển rất mạnh. Đặc biệt, trong thời đại kỷ nguyên số như hiện nay, vấn đề bảo vệ dữ liệu và thông tin khách hàng được quan tâm rất nhiều. Ví dụ, năm 2016, Nghị viện châu Âu ban hành Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (General Data Protection Regulation – GDPR) có hiệu lực từ ngày 25/5/2018. Theo GDPR, việc thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu phải có sự đồng thuận của các cá nhân trừ khi có ít nhất một căn cứ hợp pháp để thực hiện. Việc không tuân thủ GDPR sẽ bị phạt rất nặng. Cụ thể, sai phạm đối với các chuẩn mực cốt lõi về xử lý dữ liệu, vi phạm các quyền cá nhân hoặc chuyển dữ liệu ra khỏi EU mà không đảm bảo các bảo vệ tương đương sẽ bị phạt tới 20 triệu Euro hoặc 4% doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Sai phạm trong việc tuân thủ với các yêu cầu về kỹ thuật và tổ chức như đánh giá tác động, thông báo sự cố mất an toàn thông tin sẽ bị phạt tới 10 triệu Euro hoặc 2% doanh thu hàng năm trên toàn cầu. Vụ kiện gần đây nhất trong khuôn khổ GDPR là Tổ chức người tiêu dùng châu Âu European Consumer Organisation (BEUC) đã kiện Google vì đã theo dõi vị trí của người tiêu dùng mà không được sự đồng thuận thực tế của họ. BEUC khiếu nại Google đã "lừa đảo" làm người dùng bật tùy chọn về “ghi nhớ lịch sử di chuyển” và không thông báo đầy đủ cho người dùng về việc bật như vậy để làm gì. Như vậy, sự đồng ý không được tự nguyện đưa ra. Vụ việc này có thể làm Google đối mặt với án phạt 4% doanh thu hàng năm và có thể lên đến 4 tỷ đô la. Trước đó, Facebook cũng đã bị tố giác về vi phạm điều kiện bảo mật thông tin và làm ảnh hưởng đến 25 triệu người dùng. Đến nay, đã có khoảng 90 quốc gia trên thế giới ban hành luật có liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân dưới những hình thức khác nhau. Có nước ban hành luật riêng về bảo vệ dữ liệu và được cụ thể hóa trong bộ luật các chuyên ngành khác nhau.
Trước áp lực của dư luận các công ty lớn đã chủ động đưa CSR vào các chương trình hành động của mình một cách nghiêm túc và coi đó là mục tiêu, chiến lược giành ưu thế trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp đã hài hòa mục tiêu lợi nhuận và lợi ích cộng đồng, xã hội. Hàng nghìn các chương trình đã được thực hiện như: tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải Cacbon, sử dụng nguyên vật liệu tái chế, năng lượng mặt trời, xóa mù chữ, cải thiện nguồn nước sinh hoạt,
thành lập các qũy và trung tâm nghiên cứu vắc-xin phòng chống AIDS, các bệnh dịch khác ở các nước đang và kém phát triển, cung cấp các suất học bổng hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, xây dựng trường học, cứu trợ, ủng hộ các nạn nhân thiên tai... Có thể kể đến một số tên tuổi đi đầu trong các hoạt động này như: Google, Microsoft , Samsung, Facebook... Một điều đáng chú ý là trong những doanh nghiệp được đánh giá là có các hoạt động CSR tiêu biểu trong thời gian gần đây lại là những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng lao động trẻ em, điều kiện lao động không an toàn... trong quá khứ, điều này đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc trong nhận thức và hành động cồa các doanh nghiệp này. Theo thống kê của Double the donation, các tập đoàn trên thế giới đã đóng góp hơn 26 tỷ USD cho các tổ chức phi lợi nhuận vào năm 2019, 28% tổng số tiền quyên góp được dành cho các chương trình giáo dục, trong khi 25% dành cho các dịch vụ y tế và xã hội và 16% dành cho các chương trình phát triển kinh tế và cộng đồng.
Theo thống kê, các công ty CNTT hàng đầu trên thế giới như Google, Microsoft, Apple, Intel… là những công ty rất tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động CSR và được xếp hạng nhiều năm liên tiếp. Dựa vào bảng thống kê, chúng ta cũng có thể thấy, phần lớn các công ty tích cực tham gia các hoạt động CSR này đều nằm ở các nước phát triển và đều là những công ty rất thành công.
Hình 1.4 Top các công ty tích cực tham gia các hoạt động CSR nhất thế giới (2016).
Vấn đề CSR đã trở nên quen thuộc, phổ biến trên thế giới và được các doanh nghiệp quan tâm và coi đó là một chiến lược quan trọng để mở rộng sản xuất, phát triển thương hiệu, tạo dựng uy tín để giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Ngoài những ràng buộc bất thành văn, CSR đã được cụ thể hóa thành các văn bản cho các doanh nghiệp cụ thể áp dụng. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có hơn 1000 bộ quy tắc ứng xử thể hiện CSR của doanh nghiệp liên quan đến các nội dung: an toàn vệ sinh lao động nơi sản xuất, chăm sóc sức khoe người lao động và bảo vệ môi trường như một số chứng chi phổ biến: SA 8000 (tiêu chuẩn lao động trong các nhà máy sản xuất), FSC (bảo vệ rừng bền vững), và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường trong doanh nghiệp)... Ngoài những bộ quy tắc ứng xử chung thì các doanh nghiệp lớn trên thế giới hiện nay cũng đã xây dựng cho riêng mình những bộ quy tắc (code of conduct) đế hướng dẫn cách thức hành xử của doanh nghiệp trước các vấn đề CSR khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà cung ứng của doanh nghiệp phải tuân thủ. "Theo thống kê, ở Mỹ, năm 1986, có 75% các doanh nghiệp có bộ quy tắc riêng về đạo đức, năm 1993, số lượng các doanh nghiệp đã xây dựng các bộ quy tắc cho riêng mình đã tăng lên ở mức 93%. Tại Nhật, một công trình nghiên cứu của Keidaren nhấn mạnh rằng khoảng 70% các doanh nghiệp có một văn bản như vậy. Còn ở Châu Âu, 50% các hãng lớn có một hiến chương về đạo đức trong đó 71% ở Anh, 35% ở Đức. Ở Pháp, một công trình nghiên cứu (Mercier, 1997) tiến hành đối với 100 doanh nghiệp hàng đầu (theo tiêu chí doanh thu) cho thấy rằng 62% các doanh nghiệp này có một văn bản đạo đức nhưng 97,6% các doanh nghiệp Pháp có dưới 50 công nhân không có văn bản loại này.
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI NGÀNH CNTT Ở VIỆT NAM