Công ty Intel Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 44 - 51)

2.2.2.1. Giới thiệu về công ty Intel

Tập đoàn intel (Integraded Electronics) được thành lập từ năm 1968, vào thời điểm đó, tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ở California, Hoa Kỳ bởi

nhà hóa học kiêm vật lí học E.Moore và Robert Noyce.

Năm 2020, Intel có 110.600 nhân viên tại tất cả văn phòng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên toàn cầu. Năm 2005 doanh thu của Intel đạt hơn 38 tỷ USD, và Intel xếp thứ 50 trong các công ty lớn nhất thế giới.

Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel cũng là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân. Intel làm ra các sản phẩm chip bo mạch chủ, card mạng, các mạch tổ hợp, chip nhớ, chip đồ họa, bộ xử lý nhúng và các thiết bị khác có liên quan đến công nghệ thông tin.

Intel Việt Nam: được thành lập tại Tp.HCM năm 1997 và Hà Nội năm 2008. Tháng 1 Năm 2006, Intel công bố dự án đầu tư 300 triệu đô xây dựng nhà máy lắp ráp và kiểm định chip tại khu công nghệ cao Tp.HCM; Tháng 11/2006, Tập đoàn tăng quy mô dự án từ 14.000 m2 lên 46.000 m2 đồng thời nâng cao tổng mức đầu tư lên 1 tỷ USD. Đây là nhà mày lắp ráp và kiểm định chip lớn nhất trong mạng lưới của Intel trên toàn cầu và là dự án đầu tư lớn nhất từ trước đến thời điểm đó của doanh nghiệp Mỹ vào Việt Nam.

2.2.2.2. Tình hình thực hiện CSR

Trong suốt lịch sử của Intel, Công ty luôn cam kết về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững được xây dựng trên nền tảng vững chắc về tính minh bạch, quản trị tốt, đạo đức và tôn trọng quyền con người. Các cam kết này đã tạo ra những giá trị quan trọng cho intel và các bên liên quan, giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí, xây dựng giá trị thương hiệu và khai thác các tiềm năng ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội. Intel Việt Nam đặt ra các mục tiêu hiệu quả với tác động ngày một lớn hơn trên hành trình trách nhiệm xã hội của công ty trong khía cạnh kinh doanh. Intel đang nỗ lực không ngừng để khai phá tiềm năng của dữ liệu, sử dụng công nghệ cùng với chuyên môn và niềm đam mê của nhân viên để xây dựng một tương lai có trách nhiệm hơn toàn diện và bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Quy trình thực hiện CSR:

- Xây dựng một chiến lược CSR rõ ràng.

- Tìm kiếm đối tác.

- Quy trình thực hiện linh hoạt phù hợp với thực tiễn.

- Kiểm tra, đánh giá

- Chia sẻ thành quả với cộng đồng.

Cam kết phát triển cộng đồng Việt Nam: Trong suốt lịch sử của Intel, cam kết của công ty về trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc về tính minh bạch, quản trị tốt, đạo đức và tôn trọng quyền con người. Những cam kết này đã tạo ra những giá trị quan trọng cho intel và các bên liên quan giúp giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí, xây dựng giá trị thương hiệu và khai thác các tiềm năng ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề phức tạp của xã hội. Công ty luôn nỗ lực không ngừng để khai phá tiềm năng của dữ liệu, sử dụng công nghệ cùng với chuyên môn và niềm đam mê của nhân viên để xây dựng một tương lai có trách nhiệm hơn, toàn diện và bền vững hơn cho tất cả mọi người.

Bảo vệ môi trường:

- Với các sáng kiến như ứng dụng hệ thống công nghệ quạt cấp gió biến tần tiết kiệm điện, thay thế đèn tiết kiệm điện LED, nhà máy IPV đã hoàn thành mục tiêu sử dụng năng lượng khi tiết kiệm tới 41% (40 triệu KWH điện) lượng điện, đương đương với lượng điện sử dụng trung bình của 3,640 hộ gia đình tại Hoa Kỳ trong năm năm.

- Nỗ lực bảo tồn nước của nhà máy IPV như lắp đặt hệ thống tái tạo nước thải, đã tiết kiệm được 1 triệu khối nước trong hơn một thập kỷ qua, hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện 81% lượng nước tiêu thụ, tương đương với mức nước sinh hoạt của 374 hộ gia đình tại Hoa Kỳ trong một năm.

- Kể từ năm 2011, dự án lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trị giá hơn 1 triệu USD nhằm cung cấp điện cho tòa nhà văn phòng đã tạo ra hơn 2,6 triệu KWh năng lượng xanh, tương đương với lượng điện sử dụng trung bình của 244 hộ gia đình tại Hoa Kỳ trong 1 năm.

chuỗi cung ứng giúp công ty giảm thiểu rủi ro, cải thiện chất lượng sản phẩm và đạt được các mục tiêu về môi trường và xã hội. Từ đó tạo ra giá trị cho Intel và khách hàng. Thông qua các chương trình đánh giá, xây dựng và củng cố năng lực. Công ty nỗ lực để đảm bảo rằng chuỗi cung ứng của công ty có khả năng thích ứng, có trách nhiệm và tôn trọng quyền con người.

- Tăng 200% số lượng nhà cung ứng nội địa: Trên toàn cầu, Intel có khoảng hơn 10,000 nhà cung cấp cấp 1 ở 89 quốc gia đang cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho quy trình sản xuất, công cụ và máy móc cho các nhà máy… Tại Việt Nam, Intel hỗ trợ về mặt kỹ thuật và quản lý cho nhiều nhà cung cấp nội địa, góp phần giúp họ mở rộng kinh doanh và dịch vụ cho các khách hàng FDI khác trong ngành công nghệ cao. Trong 10 năm qua, số lượng nhà cung cấp nội địa của Intel products Việt Nam đã tăng từ 20 trong năm 2010 lên 180 vào năm 2020. Chi tiêu cho cung ứng hàng hóa và dịch vụ nội địa cũng tăng hơn 420% từ năm 2010 tính đến cuối năm 2019. Các con số này minh chứng cho việc nhà máy IPV đã thành công trong kế hoạch từng bước nâng tỉ lệ sử dụng dịch vụ và hàng hóa nội địa những năm gần đây.

- Intel products Việt Nam là nhà máy đầu tiên có 100% các nhà cung ứng đạt điểm số tuyệt đối 200/200 tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử của Liên minh doanh nghiệp có trách nhiệm (RBA), bộ tiêu chuẩn được xây dựng để đảm bảo trong ngành điện tử và các chuỗi cung ứng của ngành điện tử có điều kiện làm việc an toàn, người lao động được đối xử tôn trọng và bình đẳng, các hoạt động kinh doanh được tiến hành có trách nhiệm với môi trường và tuân thủ đạo đức kinh doanh.

- Doanh nghiệp đầu tiên triển khai chứng nhận ISO037001 – hệ thống quản lý chống hối lộ: Intel thực hiện trách nhiệm tiếp tục minh bạch hóa về những tiến bộ và cả những thách thức kinh doanh nhằm hợp tác với khách hàng và các đối tác trong hệ sinh thái một cách tốt nhất để cùng nhau tìm ra giải pháp tốt hơn. Năm 2020, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về liêm chính của tập đoàn được tuân thủ nghiêm ngặt, IPV là công ty đầu tiên trong tập đoàn Intel triển khai tiêu chuẩn quốc tế ISO37001 về hệ thống quản lý chống hối lộ, dự kiến áp dụng cho trên 200 nhà cung cấp đồng thời là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chứng nhận ISO370001 vào tiêu chuẩn huấn luyện và tuyển chọn nhà thầu.

- Bình đẳng giới: Để xây dựng lực lượng lãnh đạo kế thừa, IPV đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào lực lượng lao động Việt nam, đặc biệt là lao động nữ, phát triển đội ngũ kỹ sư nữ tương lai để họ có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. IPV từng bước đạt được sự cân bằng về giới trong lực lượng lao động của nhà máy nói chung, thu hẹp khoảng cách về giới trong lĩnh vực kỹ thuật khi nhân viên nữ chiếm 31% trong đội ngữ kỹ sư và kỹ thuật viên của IPV. Từ nằm 2010, Intel product Việt Nam đã phối hợp với các đối tác trong nước và cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ để thực hiện dự án đối tác giáo dục công tư “chương trình liên minh giáo dục kỹ thuật bậc cao (higher engineering education alliance program -HEEAP), góp phần đổi mới phương thức đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao của Việt Nam theo chuẩn quốc tế ABET (Accreditation board for engineering and technology – Tổ chức kiểm định các chương trình đào tạo kỹ thuật – công nghệ Hoa Kỳ) và chuẩn AUN ( Asean University network- mạng lưới các trường đạo học Đông Nam Á). Hơn 22 triệu USD được đầu tư cho HEEAP và các chương trình học bổng khác. Hơn 40 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN khu vực và 4 chương trình được công nhận chuẩn ABET. 656 suất học bổng nữ sinh kỹ thuật HEEAP hỗ trợ tài chính cho cá nữ sinh viên ngàng kỹ thuật hệ cao đẳng, trung cấp tại các trường tại Việt Nam để tiếp tục theo đuổi đam mê công nghệ. Hơn 9,000 giảng viên Việt Nam và chuyên gia quản lý được đào tạo thông qua các buổi hội thảo trong và ngoài nước, với hơn 30% là giảng viên nữ.

Trách nhiệm kinh tế:

- Kể từ khi IPV đi vào hoạt động, xuất khẩu của IPV đã tăng gấp 80 lần chỉ trong 6 năm, từ mức 56 triệu USD năm 2010 lên 4,56 tỷ đô trong năm 2016 và 10,05 tỷ đô vào cuối năm 2019, giá trị xuất khẩu năm 2019 của IPV chiếm hơn 66% kim ngạch xuất của khu công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh, 26% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố và hơn 29% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử, máy vi tính và linh kiện phụ kiên của cả nước (trừ điện thoại và link kiện).

- Theo tính toán của đại học Fullbright, Việt Nam, năm 2015 bình quân mỗi lao động của IPV tạo ra 3,1 triệu USD giá trị xuất khẩu. Mỗi lao động làm việc ở IPV

cũng tạo ra khoảng hơn 90 nghìn USD giá trị gia tăng, cao gấp 9 lần so với giá trị bình quân trong khối các doanh nghiệp FDI.

- Giá trị gia tăng IPV đã đóng góp cho nền kinh tế nội địa bao gồm thuế, tiền lương lao động và lợi nhuận. Báo cáo tác động kinh tế do đại học Fulbright Việt Nam thực hiện năm 2016 thống kê IPV đã tạo ra 100 triệu USD giá trị gia tăng cho Việt Nam. Nếu tính thêm về giá trị gia tăng, việc làm và nguồn thu ngân sách của nhà cung ứng trực tiếp cho IPV khi đó tác động trực tiếp sẽ lớn hơn. IPV đã đóng hơn 1,46 nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

- Hơn 5000 lao động có tay nghề và chất lượng được duy trì: Tính đến cuối tháng 6 năm 2020, IPV có hơn 2700 nhân viên có tay nghề cao, bao gồm chuyên gia công nghệ, kỹ sư và chuyên viên vận hành; ngoài ra, có hơn 3,000 lao động thuộc các đơn vị nhà thầu trực tiếp làm việc tại nhà máy để hỗ trợ hoạt động của công ty.

- Phát triển hệ thống hải quan điện tử (VNACCS): để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, Intel đã chủ động áp dụng các quy định khai báo hải quan tiên tiến tại Việt Nam, từ đó chương trình hải quan điện tử cùng với các hoạt động đã được triển khai trên toàn quốc tại Việt Nam, kết quả là tốc độ xử lý hồ sơ nhanh hơn 99% chi phí khai báo hải quan giảm hơn 68% trong các hoạt động của công ty.

Trách nhiệm xã hội:

- Chương trình AI for youth (AI4Y): Intel ra mắt chương trình AI4Y (trí tuệ nhân tạo cho thanh thiếu niên) ở Ấn Độ, Hàn Quốc và Ba Lan. Được thúc đẩy bởi sự hợp tác với các chính phủ, AI4Y nhằm mục đích trao quyền cho những người trẻ tuổi với các kỹ năng AI một cách toàn diện. Thế hệ trẻ khi tham gia chương trình thực hành có thể tạo ra các dự án tác động xã hội có ý nghĩa bằng cách sử dụng các khái niệm liên quan đến AI: dữ liệu, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thị giác máy tính. Chương trình giảng dạy AI4Y bao gồm các chủ để liên quan đến đạo đức AI, mối quan tâm về quyền riêng tư, đồng thời cho phép thanh thiếu niên có được các kỹ năng cốt lõi giá trị như giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo.

- Các sáng kiến giáo dục: Chương trình Intel teach đã giúp đào tạo hơn 140,000 giáo viên tại 28/63 tỉnh và thành phố, 9 trường đại học, tính đến năm 2016. Chương trình phổ cập tin học với giáo trình Intel Easy steps hợp tác với đối tác và

đại học quốc gia Hà Nội đã có hơn 232.400 người phổ cập tin học, đặc biệt người dân miền núi, nông thôn, phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Hơn 200 nghìn giờ hoạt động tình nguyện: các nỗ lực này không chỉ thể hiện tầm nhìn của ban lãnh đạo, mà còn là sự ủng hộ và tham gia tích cực từ phía nhân viên. Trong một thập niên vừa qua, nhân viên của tập đoàn intel đã đóng góp hơn 17 triệu giờ thiện nguyện cho cộng đồng. Riêng tại Việt Nam, nhân viên intel Products Việt Nam đã đóng góp hơn 200,000 giờ hoạt động tình nguyện phục vụ cộng đồng, bao gồm cung cấp kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực công nghệ và các kỹ năng của mình, để giải quyết những vấn đề môi về môi trường, cải thiện chất lượng giáo dục, thực hành an toàn giao thông cho trẻ em cũng như tham gia nhiều hoạt động từ các tổ chức cộng đồng khác như chương trình tình nguyệ “vì một cộng đồng phát triển và hạnh phúc”, trao quà tết cho người nghèo tại TP.HCM, tặng trường học di động Intel…

- Hơn 200 nghìn USD hỗ trợ cộng đồng phòng chống đại dịch Covid-19: Trong những thời điểm khó khăn do đại dịch bệnh Covid-19, chương trình tình nguyện toàn cầu “intel involved” đã giúp nhân viên intel có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng thiết thực. Thông qua chiến dịch quyên góp đối ứng COVID-19 được khởi xướng từ tập toàn, chỉ trong thời gian rất ngắn nhân viên intel products Việt Nam đã quyên góp hơn 300 triệu đồng và trao tặng số tiền cho 3 tổ chức phi lợi nhuận (NPOs) là tổ chức từ thiện trẻ em Sài Gòn, Kidspire Việt Nam, Giảng dạy vì Việt Nam. Với nỗ lực đồng hành cùng cộng đồng và chính phủ Việt Nam phòng chống dịch Covid, tới nay Intel cùng các đối tác đã thể hiện cam kết về trách nhiệm với cộng đồng và đóng góp tổng giá trị hơn 4,6 tỷ đồng nhằm hỗ trợ cộng đồng trong giai đoạn thách thức hiện nay.

Cống hiến hơn 10.000 giờ tình nguyện để thực hiện các hoạt động công ích như làm sạch bãi biển, trồng cây, sơn lại trường học, và những chương trình tái chế khác.

70% nhân viên tham gia các hoạt động công ích như dạy tiếng anh cho các nhóm xã hội, đào tạo cho các tổ chức phi chính phủ cách thức tự kiểm toán những dự án được tài trợ.

Intel Việt Nam là một trong số ít các tập đoàn đa quốc gia giành được giải thưởng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Chủ tịch nước (2009) với danh hiệu “Công ty vì cộng đồng xuất sắc nhất”.

Xây dựng hệ thống điện mặt trời lớn nhất tại Việt nam.

Ký biên bản ghi nhớ chương trình “Máy tính cho cuộc sống” với bộ thông tin và truyền thông (2014), nhằm góp phần vào việc phổ cập công nghệ thông tin và Internet tới đông đảo người dân Việt Nam, thu hẹp khoảng cách số, đặc biệt chú trọng vào đối tượng là những người chưa được tiếp xúc với máy tính và internet.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 44 - 51)