Khái quát về outsourcing ngành CNTT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 31 - 37)

2.1.1.1. Cái nhìn tổng quan.

Theo Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, outsourcing ngành CNTT đã tăng trưởng với tỉ lệ đáng kể từ 20% tới 35% hàng năm, qua 10 năm (năm 2010 – 2015), với tổng doanh thu đạt 2 tỷ USD vào năm 2015. Hiện tại, phần lớn những sản phẩm outsourcing tới từ các nước Châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là Nhật Bản, tập trung vào outsourcing phát triển GCPM trên lãnh thỗ Việt Nam.

Lợi thế lớn nhất của Việt Nam là nhân công rẻ. Việt Nam có hơn 90.5 triệu dân, 65% của số này dưới 35 tuổi. Hàng năm, Việt Nam cung cấp cho thị trường tới 35.000 nguồn nhân lực về công nghệ, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Phần lớn những nhân lực này thiếu kinh nghiệm và vừa mới ra trường, tuy nhiên, với yêu cầu cao của tính chất công việc, thì số kỹ sư đáp ứng với nó vẫn là một con số rất khiêm tốn. Thấu hiểu được vấn đề này nên nhà nước và tư nhân đã cùng nhau giải quyết sự khan hiếm này đồng thời nâng cao năng lực chuyên môn của nguồn nhân lực bằng việc đẩy mạnh giáo dục công nghệ thông tin, đầu tư dạy nghề và ứng dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào các trường học tư nhân dạy về công nghệ thông tin. Việt Nam, nhìn chung, vẫn cần nỗ lực rất nhiều để giải quyết vấn đề về nguồn nhân lực. Sự hình thành của khối kinh tế chung Đông Nam Á (AEC) vào cuối năm 2015 sẽ cho phép sự dịch chuyển nguồn nhân lực trong khối Đông Nam Á, điều này hứa hẹn mang lại những nguồn việc dồi dào cho nhân sự công nghệ thông tin tại Việt Nam. Để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, Việt Nam bắt buộc phải tạo ra được môi trường làm việc sôi nổi và mang tầm vi mô.

Ngành công nghệ thông tin được xem là chiến lược quốc gia để biến Việt Nam thành một quốc gia phát triển về công nghệ. Nền kinh tế phát triển nhanh ở khu vực Đông Nam Á đã xóa bỏ 10% thuế doanh nghiệp và 15% thuế thu nhập cá nhân cũng như rất nhiều ưu tiên cho các doanh nghiệp công nghệ trong và ngoài nước.

về lâu dài, con số này được dự đoán sẽ bứt phá để đạt tới 11%, hay 36 tỷ đô, đây là kết quả của việc gia nhập TPP- hiệp định thương mại lớn nhất thế giới. Chính phủ triển khai chương trình sáng kiến chống virus vào năm 2014 với mục đích cung cấp một môi trường kinh tế minh bạch và có trách nhiệm. Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Việt Nam đã bùng nổ trong vài năm gần đây với khoản 2000 dự án FDI vào cuối năm 2015, một sự tăng trưởng tới 12.5 %

Về mặt cơ sở hạ tầng, báo cáo quý 1 năm 2015 của Akamai Technologies’đã kết luận rằng Việt Nam đã đạt tốc độ truy cập internet trung bình là 3.2 Mbps vào quý 1 năm 2015. Tốc độ này lớn hơn của Philippines (2.8 Mbps), Ấn Độ (2.3 Mbps) và Indonesia (2.2 Mbps). Tuy nhiên, Việt Nam lại không được ở trong nhóm những quốc gia có internet băng thông rộng, những nước có tốc độ kết nối internet cao hơn 10 Mbps. An ninh mạng cũng vẫn là một trong những hạn chế lớn của Việt Nam. Và những nhà đầu tư từ các chủ doanh nghiệp nước ngoài như Harvey Nash, HP, IBM and Capgemini cũng như những nhà cung cấp trong nước như FPT Software, TMA Solutions, CMC, QSoft Việt Nam và Tinh Van Outsourcing.

2.1.1.2. Tình hình doanh nghiệp đăng ký lĩnh vực công nghiệp CNTT (2017)

Theo Vụ CNTT - Bộ TT&TT, năm 2017 cả nước đã có hơn 50.300 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực CNTT với tổng số nhân lực trên 928.000 người và tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm ngoái ước đạt

91.592 triệu USD.

Theo vụ CNTT, tổng số tỉnh, thành phố làm công nghiệp CNTT đã tăng từ con số 50 của năm 2016 lên 57 trong năm 2017, tăng 7 địa phương.

Số liệu thống kê của cơ quan này cho thấy, các chỉ tiêu về tổng doanh thu công nghiệp CNTT, kim ngạch xuất khẩu CNTT hay nhân lực CNTT, nộp thuế CNTT trong năm 2017 theo ước tính đều tăng trưởng so với năm 2016. Cụ thể, năm 2017, tổng doanh thu công nghiệp CNTT ước đạt 91.592 triệu USD, tăng trưởng hơn 35% so với năm 2016; kim ngạch xuất khẩu CNTT ước đạt 83.364 triệu USD, tăng trưởng trên 28,7%; tổng số nhân lực CNTT là 928.103 người, tăng hơn 21,1%; và nộp thuế CNTT ước tính trên 23.600 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 26%.

doanh thu từ các mảng phần cứng điện tử, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT trong năm ngoái đều tăng trưởng song tỷ trọng doanh thu công nghiệp CNTT vẫn chủ yếu từ doanh thu phần cứng điện tử. Cụ thể, theo ước tính của Vụ CNTT, doanh thu phần cứng, điện tử năm 2017 là 81.582 triệu USD, tăng hơn 38,6% so với năm 2016, chiếm tới hơn 89% tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm ngoái; doanh thu phần mềm ước đạt 3.779 triệu USD, tăng gần 24,4%, chiếm tỷ trọng hơn 4,1% doanh thu công nghiệp CNTT; doanh thu nội dung số là 799 triệu USD, tăng 8,12%, chiếm gần 0,9% tổng doanh thu công nghiệp CNTT năm 2017; và doanh thu dịch vụ CNTT là 5.432 triệu USD, tăng gần 7% so với 2016, chiếm trên 5,9% doanh thu công nghiệp CNTT năm 2017.

Năm 2017, cả nước có 50.304 doanh nghiệp CNTT (đang hoạt động), gấp hơn 2 lần số doanh nghiệp CNTT trên toàn quốc tính đến cuối năm 2016 (tổng số doanh nghiệp CNTT đang hoạt động trong năm 2016 là 24.501 doanh nghiệp). Xét theo lĩnh vực hoạt động, trong số 50.304 doanh nghiệp CNTT tính đến cuối năm ngoái, có 21.880 doanh nghiệp kinh doanh phân phối CNTT; 12.338 doanh nghiệp dịch vụ CNTT; 8.883 doanh nghiệp phần mềm; 4.001 doanh nghiệp phần cứng, điện tử; và 3.202 doanh nghiệp nội dung số.

Báo cáo của Vụ CNTT - Bộ TT&TT cho hay, tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT của Việt Nam đã tăng từ 64.730 triệu USD năm 2016 lên 83.364 triệu USD trong năm 2017, đạt tỷ lệ tăng trưởng gần 28,8%. Cũng trong năm 2017, xuất khẩu phần mềm đạt 3.301 triệu USD, tăng hơn 32,1% so với năm 2016; xuất khẩu nội dung số đạt 734 triệu USD, tăng trên 11%; kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt 74.936 triệu USD, tăng gần 29,8%; và kim ngạch xuất khẩu dịch vụ CNTT đạt 4.393 triệu USD, tăng gần 14,4%.

Như vậy, trong cơ cấu xuất khẩu CNTT, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vẫn có đóng góp lớn nhất, chiếm gần 90% tổng kim ngạch xuất khẩu CNTT của cả nước trong năm ngoái. Trong đó, về xuất khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng, điện tử năm 2017, điện thoại chiếm tỷ trọng lớn nhất – hơn 63,6%, tiếp đó là mạch điện tử tích hợp (9,04%), dây cáp điện, cáp quang (4,92%), máy xử lý dữ liệu tự động (4,74%), máy in (4,37%) và 13,27% là tỷ trọng xuất khẩu của các sản phẩm, thiết bị

phần cứng điện tử khác.

Trong khi đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nhập khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng, điện tử của nước ta trong năm ngoái là mạch điện tử tích hợp chiếm, với 40,38%; với tỷ lệ 34,74%, điện thoại và linh kiện xếp vị trí thứ hai trong cơ cấu nhập khẩu sản phẩm, thiết bị phần cứng điện tử năm 2017; tiếp đó là, điện trở chiếm 6,44%; thiết bị bán dẫn chiếm 3,93%; máy xử lý dữ liệu tự động chiếm 2,69%; và 11,82% là các sản phẩm thiết bị phần cứng, điện tử khác.

2.1.1.3. Tình hình nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo thống kê số liệu của trang web vietnamworks, một trong nhưng trang thông tin tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam. Báo cáo lấy năm 2010 làm mốc và nhận thấy nhu cầu tuyển dụng của ngành CNTT đã tăng gấp 4 lần sau một thập kỷ.

Trong đó, 7 nhóm ngành thuộc lĩnh vực CNTT có như cầu tuyển dụng phổ biến lần lượt là: Phát triển phần mềm; Hỗ trợ kỹ thuật; Quản lý dự án/Sản phẩm; Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX) và Giao diện (UI); Kỹ sư kiểm định chất lượng sản phẩm QA/QC; Khoa học dữ liệu.

Theo thống kê giai đoạn từ 2010 đến đầu năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành Phát triển phần mềm luôn chiếm hơn 50% và có ảnh hưởng lớn nhất đến nhu cầu tuyển dụng của toàn ngành CNTT. So sánh nửa đầu thập kỷ và nửa cuối thập kỷ, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này tăng trưởng gần gấp đôi.

Trong nhóm ngành này, nhu cầu tuyển dụng chủ yếu là các kỹ sư có chuyên môn phần mềm, Mobile, Web, ERP (giải pháp phần mềm quản lý đa chức năng) đi kèm các kỹ năng lập trình ngôn ngữ phổ biến là JAVA, PHP, .NET luôn chiếm tỷ lệ cao cho thấy xu hướng phát triển phần mềm tại Việt Nam trong thập kỷ qua nằm ở dịch vụ gia công phần mềm (outsourcing), đặc biệt là Web App và Mobile App.

Cũng theo báo cáo, trong suốt một thập kỷ qua, nếu xét theo kỹ năng phổ biến, kỹ năng lập trình Web Javascript vẫn thể hiện được khả năng hợp với xu thế phát triển phần mềm tại Việt Nam, nhóm kỹ năng này có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất về nhu cầu tuyển dụng lên đến 63,3% nếu so với năm 2010. Theo sau đó là nhóm kỹ năng lập trình cho iOS tăng trưởng 29,8%; kỹ năng lập trình cho Android tăng

đến 26,8%. Trong năm 2019 Việt Nam thiếu đến 90.000 nhân sự, trong năm 2020 con số này đã tăng đến hơn 400.000 nhân sự và ước tính là 500.000 vào năm 2021.

Sự thiếu hụt này đến từ nhiều phương diện, chủ yếu do nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, trong khi đội ngũ nhân sự mới lại thiếu những kỹ năng cần thiết do chương trình đào tạo tại các trường Đại học thiếu sự định hướng, chưa đúng trọng tâm doanh nghiệp tìm kiếm.

Bên cạnh đó, việc đưa nhân sự CNTT đào tạo chuyên môn tại nước ngoài vẫn gặp nhiều khó khăn do trình độ sử dụng tiếng anh còn nhiều hạn chế khi chỉ có 59% nhân lực CNTT có trình độ ngoại ngữ khá trở lên được thống kê bởi công ty TNHH MTV Hỗ trợ kinh doanh toàn diện. Ngoài ra, sự thiếu hụt chính sách về đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn là một trong những lý do chính khiến cho bài toán tuyển dụng và giữ chân nhân tài IT tại các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn.

Hình 2.1 Top 10+ công ty Outsourcing tại Việt Nam

2.1.1.4. Tình hình outsourcing của Việt Nam hiện nay.

Trong gần một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam khẳng định được vị thế là một trong những quốc gia cung cấp dịch vụ xuất khẩu dịch vụ CNTT hàng đầu khu vực và thế giới. Việt Nam hiện đang là đối tác lớn thứ 2 của Nhật Bản về outsourcing và dịch vụ từ năm 2014 đến nay và là đối tác được ưa thích nhất của Nhật từ năm 2009. Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội đứng trong top 20 thành phố hấp dẫn nhất thế giới về outsourcing và dịch vụ. Trong bảng xếp hạng của Cushman & Wakefield năm 2016, Việt Nam đứng số 1 thế giới về địa điểm dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp (BPO). Bên cạnh đó, Gartner công bố bản báo cáo “Đánh giá các quốc gia về dịch vụ Gia công CNTT tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, trong

đó Việt Nam được xếp là một trong 6 địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Báo cáo xếp hạng công bố đầu năm 2019 về xuất khẩu dịch vụ CNTT do công ty tư vấn A.T. Kearney thực hiện, Việt Nam hạng xếp thứ 5/50 sau Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, tăng 01 bậc so với năm 2018.

Hình 2.2 Việt nam nằm trong TOP 5 về xuất khẩu dịch vụ CNTT năm 2019

(Nguồn: Kearney GSLI 2019)

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT Việt Nam hiện đã có bước phát triển nhanh chóng về năng lực và trình độ. Không chỉ cung cấp nhưng dịch vụ đơn giản như: BPO, testing, coding..., các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đã có thể cung cấp những dịch vụ cao cấp như: tư vấn nghiên cứu phát triển, thiết kế hệ thống... trên những nền tảng, xu hướng công nghệ mới nhất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4: AI, Big Data, Blockchain, IoT, Robotics,... Thậm chí, một số công ty đã được tin tưởng cung cấp dịch vụ tư vấn, triển khai chuyển đổi số cho các tập đoàn trong Global Fortune 500. Hiện nay đã có 25 doanh nghiệp phần mềm Việt Nam đạt chứng chỉ CMMi, trong đó có 5 doanh nghiệp đạt CMMi mức 5 (FPT Software, Luxoft, Global Cybersoft, Harvey Nash Việt Nam, Toshiba Việt Nam), đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số công ty phần mềm đạt chứng chỉ CMMi, vượt trên cả Singapore, Philippines và Malaysia.

Hình 2.3 Các doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ CNTT tiêu biểu

(Nguồn: Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam)

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 31 - 37)