3.2.4.1 Giới thiệu về công ty.
Theo Wikipedia, Accenture PLC là một công ty tư vấn quản lý chuyên cung cấp dịch vụ chiến lược, tư vấn, kỹ thuật số, công nghệ. Accenture được thành lập tại Dublin, Ireland ngày 1 tháng 9 năm 2009. Tới năm 2020, công ty có doanh thu 44,33 tỷ USD và có 537.000 nhân viên phục vụ khách hàng tại hơn 200 thành phố ở 120 quốc gia. Vào năm 2015, công ty có khoảng 130.000 nhân viên ở Ấn Độ, 48.000 ở Mỹ và 50.000 ở Philippines. Các khách hàng hiện tại của Accenture bao gồm 94 công ty trong số Fortune Global 100 và hơn 3/4 của Fortune Global 500. Đây là công ty đứng thứ hai trong danh sách bình chọn top 10 công ty outsourcing lớn nhất thế giới.
Các giải thưởng và sự công nhận mà công ty đạt được:
- Năm 2020, Accenture được xếp hạng thứ 205 trên Forbes Global 2000.
- Năm 2020, công ty được xếp hạng thứ 5 trong Top 50 công ty hàng đầu vì sự đa dạng của DiversityInc.
- Vào năm 2020, Viện Ethisphere đã công nhận Accenture lần thứ 13.
- Fortune vinh danh Accenture là một trong 100 công ty tốt nhất để làm việc từ năm 2009 đến năm 2020.
- Năm 2020, Accenture được xếp hạng 279 trong danh sách Fortune Global 500.
- Năm 2020, tạp chí Fortune đã vinh danh nó là công ty Dịch vụ Công nghệ Thông tin được ngưỡng mộ nhất thế giới.
3.2.4.2 Tình hình thực hiện CSR của công ty.
nguyên tắc của UNGC (United nations global compact: là tổ chức phi chính phủ, khuyến khích các doanh nghiệp trên toàn thế giới thực hiện CSR được thành lập vào năm 2000, có trụ sở chính tại New York, Hoa Kỳ. Đây là tổ chức về CSR lớn nhất thế giới với hơn 13.000 doanh nghiệp trong hơn 170 quốc gia tham gia với hai mục tiêu: "Lồng ghép 10 nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới" và "Thúc đẩy hành động các mục tiêu hớn hơn của liên hợp quốc, ví dụ như: mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, mục tiêu phát triển bền vững") mà công ty đã ký kết:
- Bình đẳng giới: Đạt được mục tiêu 25% phụ nữ ở cấp quản lý vào cuối năm 2020 và tỷ lệ nữ giới trong công ty đạt mức 45% trên toàn cầu và 49% trong số các nhân viên mới được tuyển dụng.
- Phát triển kinh tế và tạo ra công việc tốt: Trả lương cho 100% nhân viên làm việc có mức lương đủ sống trở lên. Accenture cam kết chắc chắn trả lương công bằng và có các quy trình tại chỗ để đảm bảo việc rất cả nhân viên trong công ty – không phân biệt giới tính, dân tộc, chủng tộc – được trả thù lao một cách công bằng tại thị trường họ làm việc và các kỹ năng, giá trị họ tạo ra. Hằng năm, Công ty đầu tư 900 triệu đo la Mỹ đầu tư vào việc đào tạo, nâng cao kỹ năng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên. Accenture đầu tư vào xây dựng các ứng dụng để đảm bảo rằng có ít nhất 75% nhân việc có khả năng truy cập và các tài nguyên hỗ trợ các yêu cầu. Thông qua công cụ Adjustment request, những nhân viên khuyết tật trong công ty có thể dễ dàng đưa ra các yêu cầu hỗ trợ của mình như: hỗ trợ về chỗ ở, công nghệ, sắp xếp công việc linh hoạt, các trình thông dịch ngôn ngữ. Đầu tư, xây dựng các trung tâm trợ năng, tập trung cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn, cộng tác nghiên cứu cho người khuyết tật.
- Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực công nghệ của các ngành công nghiệp trên các quốc gia, khuyến khích đổi mới, sáng tạo…: đội ngũ R&D và dev là nguồn nhân lực cốt lõi trong chiến lược của Accenture, công ty đầu tư rất nhiều để đổi mới vì một tương lai tốt đẹp hơn, bao gồm đổi mới một cách rõ ràng để phát triển bền vững. Đối với khách hàng của Accenture, gần đây, Công ty đã cho ra mắt chương trình green cloud advisor cho phép các doanh nghiệp di chuyển dữ liệu và sử dụng nền tảng cloud. Riêng năm 2020, Accenture đã đầu tư 871 triệu USD vào đội ngũ R&D.
Trong năm 2020, doanh thu từ nền tảng cloud chiếm xấp xỉ 12 tỷ USD trong tổng doanh thu toàn cầu của công ty. Trao quyền và thúc đẩy xã hôi, bao gồm kinh tế, chính trị cho tất cả, không phân biệt tuổi tác, giới tính, khuyết tật, chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc, tôn giáo …. Accenture đã có những chương trình, hành động để chống lại nạn phân biệt chủng tộc. Công ty đặt ra mục tiêu ở Nam Phi, Vương Quốc Anh, Hoa Kỳ để tăng đại diện chủng tộc. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, chỉ tiêu đa dạng hóa các chuỗi cung ưng của công ty tại Canada đã giảm từ 25% vào năm 2019 xuống mức 19% vào năm 2020; Tại Hoa kỳ giảm từ 34% (2019) xuống còn 31% (2020). Vào năm 2020, tỷ lệ các nhà cung ứng của Accenture trong công đồng da đen tại Nam Phi tăng 39% vượt mức chỉ tiêu 12% ban đầu, ngoài ra, chỉ tiêu lãnh đạo các doanh nghiệp vừa và nhỏ là người da màu đạt mức 52% so với mức 30% đề ra.
- Đạt được sự quản lý bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Công ty cam kết đạt 100% năng lượng điện tái tạo vào năm 2023 theo tiêu chuẩn RE100. Đề ra mục tiêu, đến năm 2025, toàn bộ công ty sẽ tái sử dụng hoặc tái chế 100% chất thải điện tử, đồ nội thất văn phòng của công ty. Cam kết loại bỏ nhựa sử dụng một lần tại carc điểm sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Trong năm 2020, đã có khaongr 30% lượng điện sử dụng trong các văn phòng của Accenture là từ các nguồn năng lượng tái tạo, tăng 4% so với năm 2019. Năm 2020, Accenture đã tránh chôn lấp hơn 99% chất thải điện tử.
- Tăng cường quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững, được bổ sung bởi quan hệ đối tác đa bên nhằm huy động và chia sẻ kiến thức, chuyên môn, công nghệ và nguồn lực tài chính, để hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vũng… Tại Accenture, công ty hợp tác với khách hang, nhà cung cấp, các đối tác trong hệ sinh thái và các bên liên quan để huy động sự hợp tác trong các hoạt động CSR. Ví dụ: Để đáp ứng cam kết RE100, Accenture cộng tác với các đối tác nhằm thúc đẩy nhu cầu cao hơn về năng lượng tái tạo ở các địa điểm đề ra. Thông qua sáng kiến kỹ năng để thành công đang diễn ra, Accenture hỗ trợ những người trong cộng đồng phát triển các kỹ năng để cải thiện cuộc sống của họ. Hơn 10 năm qua, chương trình Skills to succeed đã trang bị cho gần 4,6 triệu người các kỹ năng để cải thiện đáng kể cuộc sống của họ.
Tình hình về tiến độ bình đẳng giới trong công ty: Hiện tại, đến năm 2020, công ty có khoảng 45% nhân viên là nữ giới. Công ty đang hướng đến mục tiêu cân bằng giới trong lực lượng lao động vào năm 2025. Công ty cũng đạt mục tiêu sẽ có 25% nữa giới đảm nhậm các vị trí quản lý. Tới năm 2025 sẽ là 30%. Dưới đây là bảng kết quả thực hiện bình đẳng giới trong công ty những năm vừa qua.
Hình 3.4 Báo cáo về chỉ số bình đẳng giới
(Nguồn: Accenture, 2020)
Dưới đây là một số kết quả cam kết phát triển bền vững của Accenture. Công ty cũng đã công bố một loạt các cam kết bền vững mới, bao gồm đặt ra mục tiêu đến năm 2025 đạt được mức phát thải ròng, không có chất thải và giải quyết các rủi ro về nước sạch. Công ty cũng đã bổ nhiệm riêng giám đốc chuyên trách về CSR. Cụ thể, vào năm 2025, công ty đạt mức thải ròng bằng 0, công ty sẽ cung cấp cho
các văn phòng của mình bằng 100% năng lượng tái tạo, thu hút các nhà cung cấp để giảm lượng khí thải của chính họ và nỗ lực đưa ra các quyết định nhằm bảo vệ môi trường. Lượng khí thải còn lại sẽ được giải quyết thông qua các giải pháp loại bỏ cardbon. Các sáng kiến không chất thải của công ty sẽ bao gồm tái sử dụng hoặc tái chế 100% chất thải điện tử, chẳng hạn như máy tính và máy chủ, cũng như loại bỏ nhựa sử dụng một lần ở tất cả các địa điểm khi đại dịch COVID-19 kết thúc. Accenture cũng tuyên bố rằng họ sẽ phát triển kế hoạch cho các cơ sở của mình để giảm tác động của lũ lụt, hạn hán và khan hiếm nước ở các khu vực có nguy cơ cao vào năm 2025, đồng thời đo lường và giảm sử dụng nước ở những địa điểm này.
Hình 3.5 Báo cáo kết quả về thực hiện cam kết bảo vệ môi trường
(Nguồn: Accenture, 2020)
Với những hoạt động tích cực trong CSR, Accenture đã đạt được rất nhiều giải thưởng uy tín. Các giải thưởng và ghi nhận đóng gói về việc thực hiện CSR của Accenture đã được nhận:
Bảng 3.1 Các giải thưởng và ghi nhận đóng gói về việc thực hiện CSR của Accenture
Các công ty được ngưỡng mộ nhất thế giới của FORTUNE
Đứng vị trí số 1 trong lĩnh vực công nghệ thông tin trong vòng 8 năm, và đạt giải thưởng ghi nhận trong 19 năm liên tiếp Top 250 công ty quản lý của tạp
chí wall street
4 năm liên tiếp Top 100 các doanh nghiệp tốt nhất
của 3BL media
12 năm liên tiếp Just capital của tạp chí Forbes 5 năm liên tiếp Công ty có môi trường làm việc
tốt và top 100 tốt nhất thế giới của tạp trí Forbes
Tại thị trường Nhật Bản, Mexico, Vương Quốc Anh, và Hoa Kỳ
Chỉ số bình đẳng doanh nghiệp và chiến dịch nhân quyền
Được ghi nhận tại Chile, Mexico và Hoa Kỳ Top 100 công ty có nơi làm việc
tốt nhất cho các bà mẹ
18 năm liên tiếp tại Mỹ và 5 năm liên tiếp tại Ấn Độ
Chống biến đổi khí hậu của CDP 6 năm liên tiếp
Qua việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp CNTT ( cả đi thuê và nhận thuê), chúng ta có thể thấy được CSR đã sớm được quan tâm và chú trọng trong thực hiện tại các doanh nghiệp outsourcing CNTT lớn. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, quan niệm về CSR của mỗi doanh nghiệp sẽ được thực hiện khác nhau để phù hợp với mô hình, chiến lược của từng doanh nghiệp, tất cả đều dựa trên các khía cạnh tuân thủ luật pháp, đóng góp cho cộng đồng - xã hội, bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp này đều dẫn đầu thế giới trong việc thực hiện CSR. Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Thứ nhất, nhận thức về CSR đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai CSR tại doanh nghiệp: Có thể nói nhận thức về CSR đóng vai trò quyết định trong việc triển khai CSR của doanh nghiệp. Trong các giai đoạn phát triển và hoàn thiện quan điểm về CSR tồn tại nhiều quan điểm và nhận thức khác nhau về CSR. Có quan điểm cho rằng doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh, không có mối liên hệ với CSR,
có doanh nghiệp thực hiện CSR thông qua việc chú trọng kinh doanh hay tuân thủ các quy định của pháp luật; có quan điểm cho rằng CSR là tất yếu để doanh nghiệp phát triển bền vững. Tất cả các quan điểm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triết lý, chiến lược cũng như kế hoạch hanh động để thực hiện CSR của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến việc áp dụng và triển khai CSR của các doanh nghiệp đa dạng và trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhằm phục vụ mục tiêu khác nhau của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc nhận thức về CSR phải thống nhất và đồng thuận đối với tất cả các đối tượng trong doanh nghiệp. Do mỗi thành viên trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo cho đến nhân viên cũng như các đối tượng liên uan khác, đều có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CSR, từ việc lập chiến lược, tổ chức, triển khai hoạt động, kiểm tra đánh giá điều chỉnh. Do đó, nhiều doanh nghiệp cũng đề cao việc đào tạo, nâng cao nhận thức về CSR cho các nhân viên bở việc thực hiện CSR chỉ đạt được thành công khi có sự đông thuận và tham gia cả tất cả các cá thể liên quan đến doanh nghiệp.
Khác biệt với các nước phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhận thức về CSR tại Việt Nam nói chung vẫn chưa cao, việc thực hiện CSR hiệu quả chỉ đến từ các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam và các doanh nghiệp có quy mô lớn. Ngoài ra, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ dều chưa có nhận thức đúng đắn về CSR chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về CSR cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động CSR tại Việt Nam.
Thứ hai, về phương thức triển khai CSR: Qua thực tiễn triển khai CSR của các doanh nghiệp outsoucing CNTT lớn trên thế giới, dù khía cạnh thực hiện CSR của mỗi doanh nghiệp có sự đa dạng khác biệt. Tuy nhiên, các thức triển khai của các doanh nghiệp đều hướng đến quy trình chung, gồm các bước:
Gắn triết lý kinh doanh với triết lý về CSR: Trong các báo cáo phát triển bền vững, báo cáo CSR của các doanh nghiệp, có thể thấy các doanh nghiệp đều lồng ghép triết lý kinh doanh của doanh nghiệp với triết lý về CSR, tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp để triển khai CSR. Ví dụ, các doanh nghiệp này đều có phát triển
các ứng dụng CNTT của từng doanh nghiệp để hỗ trợ phát triển giáo dục, đặc biệt trong đại dịch COVID-19, những ứng dụng này đã phát huy rất tốt.
Xây dựng hệ thống tổ chức CSR: Từ triết lý CSR của mỗi doanh nghiệp và dựa trên quy mô cung như mô hình tổ chức, doanh nghiệp có xu hướng xây dựng một hệ thống tổ chức riêng về CSR nhằm mục đích đánh giá các vấn đề về CSR từ đó xác định chiến lượn CSR dài hạn, trung hạn, các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện CSR hay kiểm soát, điều đỉnh lại chiến lược và kế hoạch hành động phú hớp với sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội. Hệ thống tổ chức CSR thường được đặt dưới sự quản lý của hội đồng quản trị hoặc ban giám đốc cùng đại diện các phòng ban liên quan, đảm bảo việc thực hiện CSR một cách có hệ thống và chuyên nghiệp. Ngoài ra, cũng cần xác định rõ phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận này, tránh để tình trạng trùng lặp quyền hạn với các bộ phận, phòng ban khác.
Xây dựng chiến lược quản trị hướng CSR: từ triết lý của doanh nghiệp về CSR, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn và đánh giá các vấn đề cần giải quyết về CSR nhằm đạt được mục tiêu, tầm nhìn phát triển của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra chiến lược quản trị doanh nghiệp trung và dài hạn, làm cơ sở để đưa ra kế hoạch hành động hướng CSR. Các vấn đề CSR cụ thể sẽ được lựa chọn căn cứ trên quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, tình hình thực tế về kinh tế, xã hội, môi trường, các tiêu chuẩn trên thế giới về CSR và được đánh giá dựa trên ý kiến từ các bên liên quan đến doanh nghiệp.
Xây dựng kế hoạch hành động và chỉ tiêu đánh giá kết quả: sau khi đã có chiến lược, các doanh nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch hành động cụ thể sao cho phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động của mình nhằm giải quyết các vấn đề CSR đã được lựa chọn đồng thời xây dựng hệ thống chỉ tiêu (Key Performance Indicators – KPI) đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động CSR. Việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của các hoạt động để từ đó có sự điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp.