Đánh giá việc thực hiện CSR trong thuê ngoài của ngành CNTT Việt Nam

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 61 - 62)

3.1.1. Thành tựu.

3.1.1.1. Về kinh tế

- Các hoạt động thuê và nhận thuê outsourcing của các doanh nghiệp đang hoạt động đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế: sự tăng trưởng của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển của đất nước....

3.1.1.2. Về việc làm và người lao động

- Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp outsourcing ngành CNTT trong những năm gần đây cả về số lượng, quy mô đã giúp tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Theo thống kê, năm 2020, toàn ngành CNTT mang về nguồn thu khoảng 9 tỷ USD, trong đó doanh khối outsourcing đạt trên 3,7 tỷ USD. Tổng số nhân lực toàn ngành đạt gần 300.000 người. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển ngành CNTT tại Việt Nam.

- Đối với người lao động, với sự ra đời của Luật Lao động 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cùng với việc tham gia ký kết tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong lĩnh vực lao động quốc tế như các công ước và khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: thực hiện giảm giờ làm thêm, tăng lương và đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng quy định, chi các khoản phụ cấp, thưởng lễ tế, đi tham quan du lịch hàng năm.

3.1.1.3. Về môi trường

- Công tác bảo vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ khi tiến hành công cuộc đổi mới thông qua việc ban hành những văn bản pháp luật và chính sách như Luật bảo vệ môi trường được ban hành năm 1993, sửa đổi năm 2005 và 2014, thành lập các đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm về các vấn đề về môi trường như Cục Bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở Tài

nguyên và Môi trường ở các địa phương với chức năng kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách về môi trường trên địa bàn từng địa phương. Tất cả đã thể hiện nỗ lực nhằm nâng cao sự quan tâm của doanh nghiệp về trách nhiệm đối với môi trường.

- Nhiều doanh nghiệp đã tích cực thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đổi mới công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường, đầu tư các hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Nhiều chương trình bảo vệ môi trường cũng được phát động như “Ngày làm sạch hồ Hà Nội” do hội đồng do VCCI phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Môi Trường và Cộng đồng cùng một số doanh nghiệp đồng tổ chức với mục tiêu nâng cao nhận thức và thúc đẩy nỗ lực cộng đồng trong việc phục hồi và bảo tồn các hồ tại Hà Nội.

3.1.1.4. Về cộng đồng và xã hội

- Các doanh nghiệp thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, điển hình nhất là các hoạt động từ thiện, ủng hộ và thiết lập các quỹ hỗ trợ xã hội, tham gia các dự án cộng đồng.

- Tham gia các sự kiện quốc tế: Giờ Trái Đất và Ngày Môi Trường Thế Giới.

- Giảm thiểu các chuyến đi công tác (trong nước và ngoài nước) để tiết kiệm nhiên liệu, chi phí đi lại và công tác phí.

Công ty trang bị các thiết bị điện thoại trực tuyến để thực hiện các cuộc họp với khách hàng (quốc tế) và các cuộc họp nội bộ (quốc tế) qua điện thoại hội nghị (conference call) để giảm thiểu thời gian di chuyển hướng tới mục tiêu tiết kiệm năng lượng.

Thực hiện các khóa học đào tạo qua các chương trình đào tạo trực tuyến để tiết kiệm thời gian di chuyển, chi phí đi lại và chi phí đào tạo.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong nghiệp vụ thuê ngoài (outsourcing) của các doanh nghiệp ngành CNTT ở Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp công ty Tek-Experts. (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w