Chính sách về tài khóa

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 30 - 31)

Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Chính sách tài khoá là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động M&A. Khi các công ty muốn thực hiện một thương vụ M&A, họ sẽ quan tâm đến các chính sách, ưu đãi về thuế và chi tiêu công của nước được nhận đầu tư. Do đó, nếu quốc gia nào có chính sách tài khóa linh hoạt, ổn định sẽ có nhiều lợi thế.

Khi nền kinh tế đang ở tình trạng suy thoái, nhà nước có thể giảm thuế, tăng chi tiêu (đầu tư công) để chống lại. Chính sách tài chính như thế gọi là chính sách tài khóa mở rộng. Ngược lại, khi nền kinh tế ở tình trạng lạm phát và có hiện tượng nóng, thì nhà nước có thể tăng thuế và giảm chi tiêu của mình để ngăn cho nền kinh tế khỏi rơi vào tình trạng quá nóng dẫn tới đổ vỡ. Chính sách tài khóa như thế này gọi là chính sách tài khóa thắt chặt.

Các công cụ của chính sách tài khóa bao gồm các công cụ về thuế, công cụ chi tiêu, và công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách. Có nhiều loại thuế khác nhau chẳng hạn như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản, v.v... nhưng tựu trung lại có thể chia ra làm hai loại thuế là thuế trực thu (direct taxes) và thuế gián thu (indirect taxes). Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Các chính sách chi tiêu của chính phủ cũng hết sức đa dạng nhưng cũng có thể tạm chia thành hai phần chính là chi tiêu thường xuyên (chẳng hạn như chi lương cho công chức, chi cho các hoạt động giáo dục, y tế, khoa học-công nghệ, an ninh-quốc phòng) và chi đầu tư phát triển (chẳng hạn như chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội).

Trong nền kinh tế mở, hiệu quả của chính sách tài khóa phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái. Nếu là chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tài chính sẽ phát huy hiệu quả. Còn nếu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, chính sách tài khóa sẽ không có hiệu lực do những thay đổi tỷ giá gây ra bởi chính sách tài chính sẽ triệt tiêu hiệu quả của nó.

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w