Để xem xét số lượng và giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam ta có biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2: Số lượng và giá trị thương vụ M&A tại Việt Nam, 2003 - 2020
(Nguồn: Institute of Mergers, Acquisitions and Alliances 2020)
2003 2004
Qua biểu đồ ta có thể thấy, trước năm 2007, số lượng thương vụ M&A diễn ra ở Việt Nam khá nhỏ, không đạt được 50 thương vụ/năm, giá trị giao dịch cao nhất vào năm 2006 là 299 triệu USD. Hoạt động M&A tại Việt Nam gia tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch từ năm 2007. Đây là thời điểm nước ta chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, khi đó các rào cản thương mại dần được hủy bỏ cho các nhà đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia bắt đầu thâm nhập thị trường tiềm năng Việt Nam.
Từ sau năm 2007, số thương vụ M&A được tiến hành tăng rất lớn. Cụ thể năm 2008 có 166 thương vụ đạt giá trị 1,1 tỉ USD; năm 2009 có 295 thương vụ đạt 1,14 tỉ USD, năm 2010 diễn ra 345 thương vụ với giá trị 1,75 tỉ USD. Năm 2011, dù chỉ có 267 thương vụ M&A đước xác lập nhưng giá trị tăng mạnh mẽ lên khoảng 6,3 tỉ USD. Trong đó, dòng tiền lớn nhất đến từ các quốc gia Nhật Bản, lĩnh vực M&A được quan tâm nhiều nhất là tài chính, bất động sản và hàng tiêu dùng.
M&A vào Việt Nam đạt đỉnh năm 2017 với quy mô hơn 10 tỷ USD, trong đó có sự đóng góp 50% giá trị của thương vụ Sabeco. Giá trị M&A có xu hướng điều chỉnh giảm trong 2 năm 2018 - 2019. Tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2019 đạt 7,2 tỷ USD, thị trường vẫn chứng kiến những thương vụ đáng chú ý, đặc biệt là những thương vụ mua lại hoặc tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân. Khối ngoại, đặc biệt là các nhà đầu tư từ Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn tích cực tham gia hoạt động M&A tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, có nhiều quỹ đầu tư hoạt động 5 năm đã hết hạn, thoái vốn tạo điều kiện cho M&A được hình thành. Điển hình như quỹ VOF của Vinacapital bán 24,9% cổ phần tại CTCP Cồn rượu Halico Hà Nội cho tập đoàn đồ uống Diageo; Dragon Capital chuyển nhượng cho Sacombank 6,6% cổ phần. Tháng 4/2017, Tập đoàn Bảo hiểm Aviva (Anh) công bố việc mua lại 50% cổ phần của liên doanh bảo hiểm nhân thọ VietinBank Aviva từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank). Tháng 4/2017, ANZ cho biết ngân hàng này vừa hoàn thành xong thương vụ bán lại mảng bán lẻ tại Việt Nam cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Thương vụ này nằm trong chiến lược đơn giản hóa ngân hàng và tăng hiệu suất vốn của ANZ. Cuối năm 2017, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vietnam Beverage đã mua
hơn 343,6 triệu cổ phiếu SAB của Sabeco (tương ứng 53,59% vốn) với mức giá 320.0 đồng/cổ phiếu, bằng với mức giá khởi điểm từ cổ đông nhà nước. Vietnam Beverage được thành lập để đóng vai trò là công ty nội địa trung gian giúp Thai Beverage (ThaiBev) trong thương vụ thâu tóm Sabeco.Không ít doanh nghiệp, tập đoàn trong nước đã thực hiện tái cấ trúc thông qua M&A.
Năm 2019, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD, bằng 94,7% so với năm 2018. Nhìn vào hoạt động M&A năm 2019, tuy giá trị giảm, nhưng vẫn có những yếu tố tích cực. Trong 6 tháng cuối năm 2019, nhiều thương vụ lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn trong nước đã xuất hiện. Điển hình là thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco với Masan Comsumer (Masan Group), KEB Hana Bank (Hàn Quốc) mua lại 15% vốn điều lệ của BIDV…
Đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 bất ngờ lan rộng trên toàn cầu đã và đang tác động rất lớn đến kinh tế thế giới nói chung, cũng như hoạt động M&A nói riêng. Hoạt động M&A tại Việt Nam cũng như trên toàn cầu trong giai đoạn nửa đầu năm 2020 đều giảm mạnh do các nhà đầu tư có những phản ứng thận trọng. Đồng thời, những điều kiện về giãn cách xã hội trên toàn cầu gây trở ngại cho việc tìm hiểu, đánh giá và ra quyết định M&A. Giá trị M&A tại Việt Nam năm 2020 tiếp tục suy giảm, đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).
3.1.3. Cơ cấu dòng vốn M&A theo lĩnh vực
Ta có biểu đồ sau thể hiện cơ cấu dòng vốn M&A (bao gồm các hình thức: tiền mặt, các loại tài sản bằng hiện vật, quyền về tài sản) tại Việt Nam:
Biểu đồ 3. 3: Số lượng vốn đầu tư M&A vào Việt Nam phân theo các ngành, giai đoạn 2015-2019, đơn vị: %
(Nguồn: Stoplus, 2019)
Biểu đồ 3.4: Giá trị vốn đầu tư M&A vào Việt Nam phân theo các ngành, giai đoạn 2015-2019, đơn vị: %
Chúng ta có thể thấy qua biểu đồ 4 lĩnh vực thu hút nhiều thương vụ M&A nhất là: công nghiệp (20%), hàng tiêu dùng (19%), nguyên vật liệu (19%), dịch vụ tài chính (10%). Còn nếu xét về khía cạnh giá trị, lĩnh vực dịch vụ tài chính đạt giá trị cao nhất 25%, tiếp theo đó là dịch vụ giải trí truyền thông và hàng tiêu dùng lần lượt là 20%, 17%.
Bảng 3.1: Thống kê dòng vốn M&A từ các quốc gia đầu tư vào Việt Nam theo số lượng và giá trị năm 2020
Theo số lượng Theo giá trị
Xếp hạng Nước Số lượng Xếp hạng Nước Giá trị (triệu USD) 1 Nhật Bản 19 1 Nhật Bản 596 2 Singapore 10 2 Hà Lan 502 3 Hàn Quốc 9 3 Hàn Quốc 461 4 Mỹ 5 4 Mỹ 259
5 Hà Lan 3 5 Thái Lan 208
6 Thái Lan 2 6 Đức 110
7 Đức 2 7 Đan Mạch 86
(Nguồn: Stoxplus, 2020)
Chúng ta có thể thấy các nước Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan là nơi đầu tư nhiều dòng vốn M&A vào Việt Nam. Trong đó Nhật Bản và Hàn Quốc là nước có dòng vốn M&A đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất.
Biểu đồ 3. 5: Giá trị và số lượng giao dịch M&A của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020
(Nguồn: cityhomes.vn)
Theo dữ liệu của RECOF, ngoại trừ năm 2014, 10 năm qua Việt Nam luôn là một trong top 3 những điểm đến M&A hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á của các nhà đầu tư Nhật Bản xét theo số lượng giao dịch. Tuy nhiên, xét về giá trị giao dịch, Việt Nam ít khi lọt vào top 3 do quy mô của các công ty Việt Nam tương đối nhỏ hơn so với các nước khác trong Đông Nam Á.
Năm 2019, số lượng giao dịch của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 33 giao dịch, trong khu vực Đông Nam Á đứng thứ hai, sau Singapore với giá trị giao dịch 403 triệu USD.Năm 2017 giá trị giao dịch đạt kỉ lục với 981 triệu USD. Điều này thể hiện hai điều. Thứ nhất, định giá các công ty Việt Nam đã tăng lên. Thứ hai, các nhà đầu tư Nhật ngày càng tự tin đầu tư rót vốn vào Việt Nam. Các giao dịch lớn trong năm 2019 có thể kể đến như Taisho Pharmaceutical mua lại Dược Hậu Giang và Mitsui đầu tư vào Minh Phú.
Các lĩnh vực M&A sôi động nhất trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019 bao gồm: Sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Đây là hai lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư thuộc khối ngoại. Bên cạnh đó,
các lĩnh vực như viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục… cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho thị trường M&A.
Bên cạnh các lĩnh vực đầu tư M&A truyền thống, tín hiệu tích cực từ thế hệ mới cũng bắt đầu xuất hiện, cụ thể là M&A doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup). Nếu như năm 2017, Việt Nam tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startup với tổng số vốn chỉ hơn 291 triệu USD, thì năm 2018 lượng vốn đầu tư mà các startup Việt Nam thu hút được đã tăng gấp 3 lần so với 2017, đạt 889 triệu USD. 5 lĩnh vực startup thu hút nhiều vốn đầu tư nhất là Fintech (công nghệ tài chính), E- commerce (thương mại điện tử), TravelTech (khởi nghiệp lĩnh vực du lịch trên nền tảng công nghệ), Logistics và Edtech (khởi nghiệp lĩnh vực giáo dục trên nền tảng công nghệ). Theo các chuyên gia, những tín hiệu tích cực này là minh chứng rõ nét nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường M&A tại Việt Nam.