Chính sách pháp luật

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 45 - 54)

Để quyết định yếu tố thành bại của một thương vụ M&A, thì các nhà đầu tư thường quan tâm tới yếu tố luật pháp, môi trường pháp lý, hành chính, các chính sách khuyến khích đầu tư. Cụ thể như các quy định trong luật doanh nghiệp, chính sách đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực hạn chế đầu tư, chí của hoạt động M&A… Chúng ta có thể chia thành 2 nhóm chính sách là: trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hoạt động M&A.

2.2.1.1. Các chính sách trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động M&A

Khi quyết định đầu tư vào Thái Lan dưới hình thức M&A, công ty đầu tư sẽ chịu rất nhiều tác động, điều chỉnh từ các nguồn luật khác nhau:

-Luật kinh doanh của Thái Lan (Foreign Business Act 2017) hạn chế các công ty nước ngoài có hình thức kinh doanh đa ngành nghề, đặc biệt là một số các ngành dịch vụ như:

 Bị cấm: Khai thác gỗ, trồng trọt, truyền hình và giao dịch đồ cổ

 Hạn chế: các hoạt động liên quan đến nông nghiệp, văn hóa nghệ thuật, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc gia, môi trường. Trong trường hợp vẫn muốn tham gia cần có giấy phép kinh doanh được cấp bởi Bộ thương mại và được sự chấp thuận từ Chính phủ Thái Lan

 Hạn chế: khai thác rừng, đánh bắt cá, dịch vụ lữ hành khách sạn, du lịch, bán đồ uống, hải sản, kinh doanh bán buôn bán lẻ, kỹ thuật xây dựng, dịch vụ kế toán. Trong trường hợp muốn thực hiện đầu tư cần xin được giấy phép kinh doanh của Bộ phát triển kinh doanh và sự đồng ý của Hội đồng kinh doanh quốc tế.

Về cơ bản, luật kinh doanh của Thái Lan 2017 không có nhiều điểm khác biệt so với phiên bản trước năm 1999. Tuy nhiên, nó tập trung hơn vào một số điểm như: ấn định hoặc duy trì mức giá cạnh tranh, áp đặt các điều kiện kinh doanh mới, chống bán phá giá, đầu cơ tích trữ nhằm mục đích có tính thi hành cao hơn, làm doanh nghiệp thực thi pháp luật một cách nghiêm túc hơn. Bởi bất kể vi phạm nào đều có hình phạt nghiêm khắc hơn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia Đông Nam Á khác, ở Thái Lan, các lĩnh vực cấm và hạn chế đều ít hơn và việc xin giấy phép kinh doanh không quá khó khăn, nhiều thủ tục do đã cơ quan phụ trách cụ thể giúp đỡ trong từng ngành nghề (BOI), từ đó giúp Thái Lan có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư M&A từ nước ngoài.

-Luật cạnh tranh (Trade Competition Act - TCA 2017, có hiệu lực từ tháng 5 năm 2017). Bộ luật này đã thay thế bộ luật cạnh tranh TCA 1999. Qua đó, TCA 2017 quy định, bất kể sự hợp nhất, thương vụ M&A nào được diễn ra có thể làm “giảm đáng kể sự cạnh tranh” thì phải thông báo đến Ủy ban chống độc quyền TCC và được sự cho phép trong vòng 7 ngày, như vậy TCC là cơ quan kiểm soát về vấn đề độc quyền ở Thái Lan. Vào tháng 10/2018, TCC đưa ra thông báo, bất kì thương vụ M&A ở bất kỳ ngành nghề, bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào của doanh nghiệp chỉ được chiếm tối đa 50%, lợi nhuận tính theo năm trước khi sáp nhập phải lớn hơn hoặc bằng 1 tỉ baht (THB), và phải thông báo đến TCC sau khi hoàn thành, nếu không sẽ bị phạt tới 200,000 THB và 10,000 THB thêm mỗi ngày vi phạm. Thêm vào đó,

TCA 2017 cũng quy định rõ, bất kỳ công ty nào có thị phần trong năm trước khi diễn ra M&A từ 50% trở lên, có doanh thu bán hàng ít nhất 1 tỉ THB; hoặc bất kỳ công ty nào nằm trong nhóm 3 công ty có thị phần hàng đầu ngành năm trước là 75% và doanh thu bán hàng ít nhất 1 tỉ THB (trừ trường hợp công ty có thị phần trong năm trước thấp hơn 10% và có doanh thu bán hàng dưới 1 tỉ THB) khi tiến hành M&A phải được sự chấp thuận trước, nếu không được chấp thuận sẽ bị phạt đến 0,5% giá trị giao dịch. Khác với điều 26, TCA 1999 quy định cấm các hoạt động M&A dẫn đến cạnh tranh không công bằng hoặc dẫn đến độc quyền. Trừ trường hợp được Ủy ban cạnh tranh TCC cho phép. Vào ngày 30/06/2013 TCC đưa ra mức tối đa cho các doanh nghiệp M&A: sau khi thương vụ M&A được hoàn tất, bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào của doanh nghiệp chỉ được chiếm tối đa 30%, lợi nhuận tính theo năm trước khi sáp nhập phải lớn hơn hoặc bằng 2 tỉ baht (THB). Bên cạnh đó, nếu mua lại cổ phần, thì giới hạn là 25% quyền biểu quyết đối với công ty đại chúng và 50% đối với công ty tư nhân. Và TCC tùy từng trường hợp thương vụ M&A cụ thể mà có thể đưa ra những hạn chế riêng đối với các thương vụ khác nhau.

-Đạo luật kinh doanh các tổ chức tài chính năm 2011: theo đó, công dân Thái Lan cần có trên ¾ thành phần là thành viên hội đồng quản trị hoặc ít nhất 75% cổ phẩn trong các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu của người Thái. Một số trường hợp được BOT xem xét nhất định thì công ty có thể có số giám đốc là người nước ngoài từ 25%-50% hoặc nắm giữ trên 49% cổ phần.

-Đạo luật kinh doanh dịch vụ viễn thông, 2010: Cổ phần nắm giữ của công ty Thái Lan là ít nhất 50%, bên cạnh đó cần có số giám đốc người Thái Lan ít nhất 75%, phải được sự phê chuẩn của Ủy ban viễn thông quốc gia.

-Đạo luật kinh doanh bảo hiểm, 2007: Công dân nước ngoài sẽ được nắm giữ tối đa 49% cổ phần của công ty khi tiến hành M&A hoặc từ 25%-50% quyền được biểu quyết. Một số trường hợp ngoài lệ về tỉ lệ nắm giữ cổ phần vcà quyền biểu quyết sẽ được Ủy ban kinh doanh bảo hiểm cân nhắc riêng. Các thương vụ M&A đều phải được thông qua sự xem xét và cho phép của Ủy ban kinh doanh bảo hiểm.

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng việc quy định rất rõ ràng trong các chính sách luật, ngành nghề hạn chế đầu tư ở Thái Lan sẽ làm cho tâm lý các nhà đầu tư ưa thích đầu tư M&A vào Thái Lan hơn vì họ sẽ xác định được mục tiêu thông qua những căn cứ rõ ràng, chiến lược vốn, giấy phép kinh doanh trước khi đầu tư vào thị trường. Bên cạnh đó, nếu được sự cho phép của các cơ quan trực thuộc Chính phủ trong từng lĩnh vực nhất định, các nhà đầu tư có thể dùng số vốn vượt giới hạn cho phép.

- Yêu cầu về các loại giấy tờ khi tiến hành M&A vào Thái Lan

 Trường hợp mua cổ phần: Theo Đạo luật chứng khoán, 2019, mục 246, khi một nhà đầu tư mua cổ phiếu trên sàn niêm yết của một công ty đạt số % là bội số của 5 (ví dụ 10%, 15%, 20%) thì người mua cần thông báo đến Ủy ban chứng khoán quốc gia Thái Lan. Còn trong trường hợp cổ phiếu được đấu thầu thì phải báo cáo cho Ủy ban chứng khoán nếu tổng số cổ phiếu biểu quyết chiếm 25% 50% 75% những thông tin như: chứng minh khả năng tài chính đủ để tham gia đấu giá, bản mở kết hoạch đấu giá, đơn đề nghị mua cổ phiếu, kết quả của lần đầu tiên, cuối cùng của cuộc đấu giá.

 Trường hợp mua bán tài sản công ty: thì cần đến các giấy tờ chứng minh đăng ký quyền sở hữu tài sản, chứng nhận quyền được chuyển nhượng tài sản bên bán, thỏa thuận, hợp đồng giữa các bên về việc chuyển giao tài sản…

Với mọi thủ tục đều được quy định rõ ràng và có cơ quan trực thuộc Chính phủ kiểm soát một cách cụ thể, khi thực hiện một thương vụ M&A, cả bên bán lẫn bên mua đều tiết kiệm được rất nhiều thời gian giảm thiểu thủ tục giấy tờ, tiết kiệm chi phí phát sinh. Các chính sách đó đã tạo điều kiện thu hút vốn M&A cho Thái Lan

-Phí của hoạt động M&A: được chia ra thành 2 nhóm: M&A thông qua mua bán tài sản và M&A thông qua mua chứng khoán của công ty niêm yết hoặc công ty tư nhân.

 Trường hợp thương vụ M&A được tiến hành thông qua mua bán tài sản, thì thương vụ này tùy theo từng trường hợp sẽ được Chính phủ áp cho những mức phí khác nhau. Điển hình như mua bán, chuyển nhượng đất sẽ được áp mức phí là 2% trên giá trị mảnh đất chuyển nhượng. Thông thường mức phí này sẽ từ khoảng

5% trên giá trị giao dịch. Thậm chí, còn có trường hợp sẽ được Chính phủ miễn phí. Với chính sách mức phí được áp tương đối rõ ràng và khá thấp này đã tạo thuận lợi cho Thái Lan thu hút dòng vốn M&A

 Trường hợp thương vụ M&A được tiến hành thông qua chứng khoán của công ty niêm yết hoặc công ty tư nhân thì sẽ có mức phí thuế chuyển nhượng trước bạ là 0.1% giá trị thặng dư của việc bán cổ phiếu (giá trị này là sự chênh lệch khi giáo mua được trả cao hơn giá niêm yết). Còn M&A thông qua cổ phiếu được tiến hành ngoài lãnh thổ của Thái Lan thì sẽ được miễn thuế cổ phiếu. Trong trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu kèm đấu giá thì sẽ phải trả phí cho Ủy ban chứng khoán theo bảng sau:

Bảng 2.2: Phí giao dịch khi tiến hành M&A vào Thái Lan bằng cách chuyển nhượng lại cổ phiếu có bao gồm cả đấu giá

Phí giao dịch (baht) Giá trị giao dịch (triệu baht)

1 50,000 <10 2 100,000 10-100 3 500,000 100-500 4 1,000,000 500-1,000 5 1,500,000 1,000-5,000 6 2,000,000 >=5,000 (Nguồn: http://www.boi.go.th)

2.2.1.2. Các chính sách gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động M&A

- Chính sách thương mại quốc tế:

Thái Lan tham gia vào nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), bao gồm các FTA song phương và các FTA khác với tư cách là thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hầu hết các hiệp định này được Thái Lan ký kết với các nước châu Á tuy nhiên Thái Lan cũng có các hiệp định với Peru và Chile. Thái Lan đã nỗ lực thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), đây là hiệp định có sự tham gia của mười nước thành viên ASEAN, cùng với với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Việc hiệp định này được ký kết sẽ có ý nghĩa rất lớn với Thái Lan khi kim ngạch thương mại của Thái Lan với các thành viên RCEP chiếm gần hai phần ba tổng kim ngạch thương mại của

nước này trong năm 2018. Trong quan hệ thương mại quốc tế, ASEAN, GMS (hợp tác vùng Mê Công mở rộng), thương mại song phương với Lào, Campuchia, Myanma là đối tác chính của Thái Lan.

 Chính sách thương mại với ASEAN: Thái Lan là một trong những quốc gia đầu tiên sáng lập ra ASEAN và vận động các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á tham gia vào hiệp hội. Chiến lược của Thái Lan khi tham gia vào sân chơi chung này là: tăng cường tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường, nâng cao mối quan hệ các quốc gia thông qua các hiệp định song phương, thiết lập trung tâm phân phối hàng hóa tại Lào, Campuchia, Indonexia, Việt Nam, Quảng cáo thương mại và đầu tư vào Thái Lan, giảm thuế và dỡ bỏ các hàng rào thương mại và thuê ngoài ngoài nhân công giá rẻ, mua nguyên vật liệu sản xuất giá rẻ tại Lào, Myanmar, Campuchia.

 Chính sách thương mại với vùng Mê Công mở rộng GMS: Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) là vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm 6 nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc (gồm 02 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây) và Việt Nam, với diện tích 2,3 triệu km2, dân số khoảng 350 triệu người. GMS về cơ bản là một khu vực kinh tế tự nhiên gắn kết với nhau bởi dòng sông Mê Công, có những điểm chung về lịch sử và văn hóa. Mục tiêu của Hợp tác kinh tế GMS là xây dựng một Tiểu vùng phát triển thịnh vượng, hội nhập và bình đẳng. Mục tiêu trước mắt của Chương trình này là nhằm xúc tiến các hoạt động chung trong các lĩnh vực có khả năng nhất (hạ tầng cơ sở, thương mại đầu tư, du lịch, bảo vệ môi trường và phát triển nguồn nhân lực) tạo môi trường thuận lợi phát triển hợp tác kinh tế lâu dài; thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nước thành viên Tiểu vùng. Hợp tác Tiểu vùng GMS tập trung vào 9 lĩnh vực ưu tiên chính:

+ Giao thông: Các đề án giao thông cho GMS nhằm xây dựng các hành lang giao thông ưu tiên kết nối tiểu vùng và kết nối giao thông đến các trung tâm dân cư, các điểm đến du lịch, thị trường và các trung tâm hoạt động kinh tế khác.Các hành lang giao thông chính hình thành cơ sở cho ba hành lang kinh tế chính của Tiểu vùng Mê- kông Mở rộng, đó là: Hành lang Kinh tế Bắc–Nam, Hành lang Kinh tế Đông– Tây, và Hành lang Kinh tế Phía Nam.

+ Hỗ trợ Giao thông và Thương mại: tập trung vào các biện pháp phi vật chất hoặc “phần mềm” nhằm tăng cường kết nối và gắn kết giữa các quốc gia thành viên để đẩy mạnh đầu tư và thương mại xuyên biên giới. Hiệp định tạo thuận lợi vận chuyển người và hàng hóa qua lại biên giới (CBTA) giữa các nước GMS là khuôn khổ cho các nỗ lực hỗ trợ giao thông và thương mại nhằm hỗ trợ hiệu quả vận chuyển hàng hóa, xe cộ và hành khách xuyên biên giới tại tiểu vùng.

+ Năng lượng: nhằm thiết lập một thị trường điện năng khu vực cạnh tranh và hội nhập qua đó phát triển bền vững các nguồn lực năng lượng phong phú của Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng, cải thiện an ninh năng lượng và cải thiện cơ hội tiếp cận các nguồn năng lượng hiện đại và trong khả năng chi trả của người dân.

+ Nông nghiệp: Chương trình Hỗ trợ Nông nghiệp Trọng tâm của Tiểu vùng Mê-kông Mở rộng Giai đoạn II (2011–2020) đặt mục tiêu về một tiểu vùng sẽ được công nhận trên toàn cầu là nơi sản xuất thực phẩm an toàn hàng đầu bằng các biện pháp nông nghiệp thân thiện với khí hậu và hội nhập với các thị trường toàn cầu qua các hành lang kinh tế khu vực.

+ Môi trường: nhằm hình thành nên một khu vực trong đó tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, tập trung vào ba chuyên đề ưu tiên: đa dạng hóa sinh học và giảm nghèo, thích ứng và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, và tăng cường năng lực.

+ Phát triển Nguồn Nhân lực: tập trung vào đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động và di cư, và phát triển xã hội. Các đề án hợp tác còn bao gồm các chương trình về kiểm soát bệnh truyền nhiễm, phòng chống HIV/AIDS, di cư an toàn, đào tạo kỹ thuật và nghề, giáo dục bậc cao và nghiên cứu.

+ Phát triển Đô thị: tập trung vào đầu tư cho các dịch vụ và hạ tầng đô thị ưu tiên tại các thành phố nhỏ và vừa dọc các hàng lang giao thông GMS. Ngoài mục đích chuẩn bị cho tăng trưởng dân số, những hoạt động đầu tư này còn góp phần chuyển đổi các hành lang giao thông thành hành lang kinh tế và nâng cao cơ hội tiếp cận việc làm và thị trường tại các vùng nông thôn.

+ Du lịch: xây dựng và khuyếch trương khu vực GMS thành một điểm đến duy nhất với sự đa dạng về những sản phẩm tiểu vùng có lợi ích cao, chất lượng tốt, nhằm giúp phân bổ lợi ích của du lịch được rộng rãi hơn trong khi giảm thiểu tối đa những tác động bất lợi. Đầu tư vào các cơ sở hạ tầng du lịch, kết hợp với nâng cao năng lực, đào tạo và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng sẽ góp phần giảm nghèo, tạo việc làm và phát triển bền vững.

+ Công nghệ Thông tin và Truyền thông: cải thiện kết nối viễn thông, cung cấp các ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, hỗ trợ đẩy mạnh cơ hội tiếp

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w