3.2.1. Chính sách pháp luật
Việt Nam thực hiện xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để tạo môi trường thuận lợi cho M&A phát triển, trong đó tập trung tạo ra một môi trường thuận lợi cho M&A phát triển, tập trung và loại bỏ rào cản đối với sự phát triển của các thành phần kinh tế và cải tiến thủ tục hành chính. Ở Việt Nam, về mặt chính sách pháp luật, chưa có khung pháp lý cụ thể, rõ ràng cho hoạt động M&A, hầu hết M&A được xem xét qua luật Đầu tư, luật Doanh nghiệp, luật Chứng khoán và một số các nghị định hướng dẫn thi hành tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam.
-Theo bộ luật Dân sự 2005: điều 94, 95 quy định hợp nhất và sáp nhập pháp nhân, theo đó các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới hoặc một pháp nhân có thể sáp nhập vào một pháp nhân khác cùng loại theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Sau khi tiến hành hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới. Sau khi sáp nhập,
pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
- Theo luật Đầu tư và luật Cạnh tranh năm 2005 quy định:
+ Bán cổ phần trong hoạt động M&A: Khi muốn bán cổ phần, cần ưu tiên bán cho cổ đông hiện tại trước, chỉ chào bán ra bên ngoài sau khi cổ đông hiện tại từ chối.
+ Hạn chế hoặc cấm đầu tư:
•Lĩnh vực cấm đầu tư: Các dự án gây hại đến an ninh, quốc phòng, lợi ích công cộng; gây hại đến giá trị lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của người Việt; sản xuất chất độc hại; xử lý phế thải độc hại từ bên ngoài vào lãnh thổ
•Lĩnh vực hạn chế có điều kiện đầu tư: các lĩnh vực có tác động đến an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; sức khỏe cộng đồng; dịch vụ giải trí; tài chính, ngân hàng; xuất bản và văn hóa thông tin báo chí; khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; phát triển giáo dục, đào tạo; kinh doanh bất động sản.
+ Giấy phép: Tùy quy mô và mục đích đầu tư, tùy từng trường hợp, khi tiến hành hoạt động đầu tư M&A cần xin các giấy phép:
•Đánh giá đầu tư: Khi dự án có giá trị trên 300 tỉ VND
•Đăng ký đầu tư: Khi dự án có giá trị trên 300 tỉ VND và không thuộc nhóm lĩnh vực cấm đầu tư
-Thuế trước bạ của Việt Nam đặt ra là 0.5 – 2%, một số trường hợp liên quan đến các giao dịch chuyển nhượng quyền sở hữu ô tô sẽ là 2 – 20%
+ Luật Đầu tư 2005 đã bổ sung thêm hình thức đầu tư mới là M&A. Đây là nền tảng pháp lý quan trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư, mua bán doanh nghiệp và các dịch vụ kèm theo
-Điều 152, 153 luật Doanh nghiệp quy định: trường hợp sáp nhập (hay hợp nhất) mà công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30 – 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập. Bên cạnh đó, nếu công ty nhận sáp nhập (hay hợp nhất) có thị
phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp được quy định khác bởi luật cạnh tranh thì sẽ bị cấm sáp nhập.
- Theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2019), việc sáp nhập doanh nghiệp (DN), hợp nhất DN và mua lại DN là hành vi tập trung kinh tế. Do đó, việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại DN bị cấm trong trường hợp việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại DN tạo ra thị phần kết hợp của các DN tham gia tập trung kinh tế, gây tác động hoặc khả năng tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường. Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết luật này đã cụ thể hóa ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Đó là mức về tài sản trên thị trường Việt Nam, tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam, giá trị giao dịch hoặc thị phần kết hợp mà nếu đạt các mức này thì các bên phải thông báo cho Ủy ban Cạnh tranh quốc gia trước khi thực hiện. Những quy định trên ít nhất sẽ gây khó khăn cho hai trường hợp sau: Thứ nhất, bên mua tham gia mua đấu giá cổ phần của doanh nghiệp khi Nhà nước thoái vốn mà đạt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Khi đó, bên mua phải chịu chi phí tuân thủ nghĩa vụ thông báo trong khi không chắc chắn rằng mình có trúng đấu giá hay không. Ngoài ra, pháp luật hiện hành dường như không sẵn sàng cho trường hợp đã trúng đấu giá nhưng thuộc diện tập trung kinh tế bị cấm.Thứ hai, thời hạn thẩm định việc tập trung kinh tế có thể dài hơn thời hạn tối đa mà bên mua phải thực hiện chào mua công khai. Hơn nữa, pháp luật hiện tại cũng chưa cho phép bên mua rút lại đề nghị chào mua công khai trong trường hợp bị cấm thực hiện tập trung kinh tế.
Ngoài ra, một số bộ luật khác cũng có quy định về M&A như luật Chứng khoán: điều 29 quy định về việc báo cáo sở hữu cổ phần của cổ đông lớn, điều 32 quy định về việc chào mua công khai, điều 69 quy định về chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ. Các hoạt động M&A trong lĩnh vực quỹ hay chứng khoán có các nghị định hướng dẫn thực hiện riêng như Thông tư 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đóng. Cơ sở chung cho tự do khế ước có thể tìm thấy trong Bộ luật Dân sự 2005. Theo điều 34 luật của
các Tổ chức tín dụng quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thể tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng nhà nước đồng ý bằng văn bản.
Tuy nhiên, mỗi luật điều chỉnh hoạt động M&A từ một góc độ khác nhau. Luật Doanh nghiệp quy định về M&A như là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Luật Ðầu tư quy định M&A như là hình thức đầu tư trực tiếp. Luật Chứng khoán quy định M&A như là hình thức đầu tư gián tiếp. Luật Cạnh tranh quy định M&A như là hình thức tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh… Chúng ta có thể thấy các chính sách về pháp luật của Việt Nam chưa có văn bản luật nào quy định rõ ràng về khung pháp lý của M&A, điều tiết mối quan hệ và hoạt động của các bên tham gia thực hiện M&A, mà chỉ được hiểu thông qua các bộ luật riêng lẻ. Do đó dễ dàng dẫn tới hiểu sai, hiểu không đầy đủ, có kẽ hở khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động M&A.
- Một số cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động M&A:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh là Cục Quản lý cạnh tranh: kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh.
+ Cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư và các sở Kế hoạch – đầu tư: thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh.
+ Hội đồng cạnh tranh xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp bị cấm, tập trung kinh tế mà không thực hiện việc thông báo
+ Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán nhà nước,… thẩm định, cấp phép đối với các doanh nghiệp hoạt động theo lĩnh vực chuyên ngành theo pháp luật.
Hiện Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 172 quốc gia, ký kết 55 hiệp định đầu tư song phương và 58 hiệp định đánh thuế hai lần với các quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó có quan hệ kinh tế và thương mại với khoảng 165 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và hơn 650 tổ chức phi chính phủ.
Chính sách “đa phương hóa và đa dạng hóa” trong quan hệ quốc tế đã giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và khu vực, tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với các quốc gia trên thế giới. Quan trọng hơn, Việt Nam đã cải thiện môi trường kinh doanh thân thiện trong thời gian qua. Các cam kết của Việt Nam trong WTO giúp tăng khả năng tiếp cận thị trường đối với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của các thành viên WTO, đồng thời thiết lập sự minh bạch hơn trong các hoạt động thương mại cũng như tạo một sân chơi bình đẳng hơn giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Việt Nam thực hiện các cam kết về hàng hóa (thuế quan, hạn ngạch và trần trợ cấp nông nghiệp) và dịch vụ (các điều khoản tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và các điều kiện liên quan), và thực hiện các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ (TRIPS), các biện pháp đầu tư (TRIMS), định giá hải quan, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, các điều khoản cấp phép nhập khẩu, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp, và các quy tắc xuất xứ.
Với việc tham gia, mở rộng, ký kết nhiều chính sách thương mại quốc tế, Việt Nam đang có điều kiện rất lớn để thu hút, thúc đẩy các thương vụ M&A được diễn ra thuận lợi.
Ngoài ra, những chuyển động chính sách gần đây như dự thảo sửa đổi, bổ sung một số luật quan trọng (Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán); Nghị quyết về thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới của Bộ Chính trị đưa ra các định hướng chiến lược mới trong thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng có chọn lọc, chuyển từ số lượng sang chất lượng, có giá trị gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, EVIPA… cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu, thúc đẩy dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thúc đẩy hoạt động M&A tăng trưởng đột phá.
3.2.2. Chính sách tài khóa
Trong giai đoạn 2011-2020, kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định khi vượt qua các bất ổn và phục hồi tốc độ tăng trưởng GDP. Đóng góp vào kết
quả này phải kể đến vai trò của chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT).
Giai đoạn 2011-2015
Trong 5 năm (2011-2015), mục tiêu của điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô có sự thay đổi trong từng thời kỳ: Kiềm chế lạm phát năm 2011-2012; Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ sản xuất – kinh doanh năm 2013-2015. Theo đó, CSTK trong từng thời kỳ cũng có những điều chỉnh để phù hợp với các mục tiêu mới. Cụ thể:
(i) Kiềm chế lạm phát năm 2011-2012
Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền mất giá, tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách được xác định tại Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP của Chính phủ ngày 24/2/2011 (Về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội).
Để kiềm chế lạm phát, CSTK đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước (NSNN). Các giải pháp cụ thể đó là: Tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, TPCP kế hoạch năm 2011...
(ii) Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ sản xuất kinh doanh các năm 2012-2015
Mặc dù, phối hợp CSTK tăng cường nhằm ứng phó với lạm phát, tuy nhiên, tác động của CSTK thắt chặt đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả là lạm phát năm 2012 giảm xuống còn 9,21%; tốc độ tăng trưởng GDP giảm từ 6,24% của năm 2011 xuống còn 5,25% vào năm 2012. Trước thực tế đó, CSTK - CSTT chuyển sang hướng tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Về phía CSTK, các biện pháp về gia hạn nộp thuế và giảm thuế đã được thực hiện như: Gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) cuối năm 2012 và năm 2013; giảm thuế suất thuế TNDN sớm hơn lộ trình cho các DN nhỏ và vừa, các DN sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực đặc thù. Cũng trong giai đoạn này, thuế suất thuế TNDN liên tục giảm theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013… Đồng thời, còn thực hiện đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư NSNN, vốn TPCP, vốn chương trình mục tiêu quốc gia…
Ngân sách nhà nước của Việt Nam được cơ cấu lại theo hướng tích cực, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính quốc gia, góp phần hạn chế áp lực lên lãi suất và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ nợ công có xu hướng giảm, năm 2018 ở mức 58,4% GDP, thấp hơn các năm 2015- 2017 và dưới ngưỡng 65% GDP Quốc hội cho phép. Xu thế tích cực này của chính sách tài khóa giúp giảm áp lực đối với lãi suất, tỷ giá, góp phần tạo niềm tin của người dân vào chính sách.
Giai đoạn 2016-2021
Hệ thống chính sách thu NSNN tiếp tục được điều chỉnh nhằm hỗ trợ cho đầu tư và sản xuất kinh doanh như tiếp tục hạ thuế suất phổ thông thuế TNDN xuống còn 20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; điều chỉnh một số sắc thuế nhằm định hướng tiêu dùng và khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, thiên nhiên; giảm thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện các cam kết hội nhập. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiện đại hóa công tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng cho các DN, triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử...), đơn giản thủ tục, vừa tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế, vừa tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN. Tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân 2016-2018 đạt 24,9% GDP; tỷ lệ thu nội địa bình quân đạt 80% tổng thu ngân sách, cao hơn mức 67,7% của giai đoạn 2011-2015.
Cơ cấu lại chi NSNN được cơ cấu lại theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tăng cường quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm; đổi mới kiểm soát chi, đơn giản hóa hồ sơ, rút ngắn thời gian xử lý, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Cơ cấu chi ngân sách có bước chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát
triển (đạt 27 - 28% tổng chi ngân sách), giảm tỷ trọng chi thường xuyên (62 - 63% tổng chi ngân sách).
Theo Tổng cục Thuế, Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 11 tháng năm 2021 do cơ quan thuế quản lý ước đạt 1.180 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% so với dự toán pháp lệnh, bằng 107,5% so với cùng kỳ năm 2020, nếu loại trừ yếu tố gia hạn và một số khoản thu đột biến thì bằng 104,1% so với cùng kỳ. Trong đó một