Hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 72 - 75)

-Giai đoạn đầu đổi mới (1986 – 1990): Đây là giai đoạn các chính sách của chính phủ chủ yếu tập trung vào vấn đề đổi mới cơ chế quản lý, ban hành nhiều nghị quyết của Đảng và Chính phủ nhằm cải tiến các vấn đề quản lý kinh tế, chính sách pháp luật, tài chính, tiền tệ, chính sách nông nghiệp… Những năm đầu tiên, cơ chế cũ chưa hoàn toàn được xóa bỏ nên việc Đổi mới chưa có nhiều hiệu quả. Trung bình trong giai đoạn này tổng sản phẩm trong nước GDP tăng 3,9%. Việt Nam có được một số thành tựu như: Xuất khẩu gạo đạt 1,5 triệu tấn, đứng thứ 3 trên thế giới năm 1990; sản xuất được phục hồi, lạm phát bước đầu bị đẩy lùi, cơ bản chuyển đổi cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới; một số ngành công nghiệp then chốt xi măng, thép, điện, dầu thô tăng trưởng ổn định.

-Giai đoạn 1991 – 1996: Nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn do bị cấm vận kinh tế. Nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng bắt nguồn từ Liên Xô và Đông Âu. Dù vậy, các chính sách đổi mới vẫn phát huy được tác dụng giúp kinh tế tăng trưởng ở mức cao, quan hệ với nước ngoài dần được cải thiện.

-Giai đoạn 1996 – 2000: Việt Nam duy trì được nhịp tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 7%/năm. Tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều phát triển tốt

-Giai đoạn 2000 – 2011: GDP đạt trung bình 6,8%/năm. Sau năm 2001, Việt Nam tuyên bố thiết lập nền kinh tế thị trường. Từ đó, các chính sách thời kỳ này đã cả tổ kinh tế, tăng tính cạnh tranh, bắt đầu phát triển cảng biển. Việt Nam thời kỳ này đã tham gia vào ASEAN và ký hiệp định song phương với Mỹ. Việt Nam gia nhập WTO vào 11/01/2007 đã giúp nền kinh tế Việt Nam đi theo lối tự do hóa thương mại. Vào năm 2008 và 2011, Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế khi tỉ lệ lạm phát tăng cao, giá chứng khoán sụt giảm trầm trọng, nhiều doanh nghiệp lâm cảnh phá sản.

Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam, từ năm 2001 – 2013

-Giai đoạn 2012 – 2019: Nền kinh tế không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức 17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm 2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33- 34,5% từ năm 2015 đến năm 2019. (Theo VGP – báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam)

Tăng trưởng kinh tế dần chuyển dịch theo chiều sâu, tỉ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2019 đạt 46,11%, bình quân giai đoạn 2016- 2019 đạt 44,46%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 33,6% của giai đoạn 2011- 2015. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 ước đạt 110,4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/lao động), tăng 6,2% so với năm trước theo giá so sánh.

Điểm khá đặc biệt trong cách thức điều hành tỉ giá của NHNN so với trước đây, đó là, đã sử dụng những công cụ mang tính thị trường hơn là các công cụ mang tính áp đặt hành chính. Điều này thể hiện quyết tâm theo đuổi cơ chế tỉ giá trung tâm linh hoạt và định hướng thị trường của ngành NH. Nhờ đó, tỉ giá được duy trì ổn định, thanh khoản thị trường được đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, dự trữ ngoại hối được tăng cường.

Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định và giảm dần, phù hợp với bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước.

Trong giai đoạn 2016- 2018, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng (Fed 9 lần tăng lãi suất từ tháng 12/2015 đến tháng 12/2018, từ mức gần 0% lên mức 2,25- 2,5%), NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.

Có thể thấy rằng, quả trình phát triển của thị trường M&A tại Việt Nam được chia làm hai giai đoạn chính: trước và sau 2005. Đây là mốc có sự ra đời của thị trường chứng khoán cùng Luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư 2005. Trước năm 2005

việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã tạo điều kiện tốt cho các thương vụ M&A được hình thành với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, tăng tính cạnh tranh. Sau năm 2005, áp lực hội nhập ngày một lớn đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động tham gia vào hoạt động M&A để tận dụng lợi thế, định vị lại vị trí trên thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập gắn với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như: Vận tải, hạ tầng, lương thực, thực phẩm, nông nghiệp, viễn thông, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng... Đây sẽ là cơ hội lớn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế trở thành đối tác chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Những doanh nghiệp mạnh trong nước như Habeco, Vinamilk vẫn còn chỗ trống cho nhà đầu tư nước ngoài và sẽ là mục tiêu hấp dẫn của các tập đoàn đến từ châu Âu, Mỹ và Thái Lan.

Một phần của tài liệu Nguyễn Văn Nam - 1906012019 - KDTM26 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w