Định hướng quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 91 - 92)

tỉnh Quảng Ninh

Thứ nhất, phát triển du lịch với phát triển kinh tế chung trên địa bàn Thành phố nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở thành phố Hạ Long, bởi vì phân công lao động trong tỉnh chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn. Sản phẩm du lịch của Thành phố là sản phẩm tổng hợp của nhiều ngành kinh tế, văn hóa, gắn liền với sự phát triển của các ngành, mang tính đồng bộ và đặc trưng. Để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, cần phát huy tổng hợp các thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Phát triển cả du lịch quốc tế và nội địa, lấy du lịch quốc tế làm đột phá, lấy du lịch biển làm trọng tâm, đồng thời coi trọng du lịch nội địa, đảm bảo cho mỗi người dân trong nước và trong tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu về du lịch, được tận hưởng các sản phẩm về du lịch đặc trưng của tỉnh cũng như của thành phố Hạ Long. Đảm bảo cho ngành du lịch đạt hiệu quả kinh tế cao cả về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng biên giới và hải đảo, đóng góp thiết thực cho chương trình xóa đói giảm nghèo trên lãnh thổ tình. Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu quả vào xây dựng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng – an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Thứ hai, quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch toàn diện, bền vững, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy hiệu quả lợi thế tài nguyên du lịch biển, Vịnh Hạ Long; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch đồng bộ, phù

hợp với bản sắc địa phương; tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch chuyển từ “nâu” sang “xanh”.

Thứ ba, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Vấn đề cần quan tâm trong QLNN đối với HĐDL ở tỉnh Quảng Ninh nói chung và trên địa bàn thành phố Hạ Long là sự vận dụng cơ chế, chính sách của trung ương vào điều kiện đặc thù của địa phương, tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với HĐDL, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong QLNN đối với HĐDL phù hợp với tình hình hiện nay. Hoàn thiện QLNN đối với HĐDL phải đặt trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, bảo vệ môi trường, cảnh quan du lịch, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch cho du khách khi tham gia du lịch. Thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường phát triển du lịch cho tổ chức, doanh nghiệp, người dân và cán bộ quản lý trực tiếp trong lĩnh vực du lịch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w