Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa bàn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 108 - 118)

thành phố Hạ Long

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tỉnh nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với HĐDL. Ngoài việc đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch. Chính quyền thành phố Hạ Long cần tập trung vào việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về tầu du lịch trên vịnh Hạ Long, đây được coi là một vấn đề nổ cộm trong hoạt động du lịch của Hạ Long nhằm đảm bảo cho hoạt động này được đưa vào khuôn khổ, và đặc biệt là để bảo vệ an toàn cho du khách cũng như bảo vệ bền vững môi trường Vịnh Hạ Long. Theo đó trong thời gian tới, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, các đơn vị vận tải khách bằng tầu du lịch trên vịnh nhằm chấm rứt các vi phạm như Thuyền trưởng cố tình không mua vé cho khách (trốn vé); đưa khách đi tham quan tuyến, điểm không phù hợp với vé tham quan đã mua; tự ý cho bạn bè,

người thân không mua vé lên tàu…Các hành vi này vi phạm quy định của Chính phủ và của tỉnh trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, "gian lận, trốn nộp phí, lệ phí” và vi phạm quy định quản lý hoạt động tàu du lịch trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long. Tăng cường thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý sai phạm các cơ sở du lịch, dịch vụ cũng như vi phạm của tàu du lịch là những hoạt động nhằm khẳng định việc xây dựng thương hiệu du lịch Vịnh Hạ Long, đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh cương quyết chấn chỉnh các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch, đảm bảo trong sạch môi trường du lịch, bảo đảm quyền lợi cho khách du lịch và doanh nghiệp du lịch chân chính.

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt dộng du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long trong thời gian tới cần:

Thứ nhất, hàng năm, chính quyền thành phố Hạ Long cần xây dựng kế hoạch thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và kế hoạch phối hợp thực hiện công tác thanh tra kiểm tra theo từng chuyên đề, phối hợp với Sở Du lịch Quảng Ninh thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố. Đặc biệt chú trọng đến việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch như: cơ sở lưu trú, các công ty lữ hành và các hoạt động cấp phép kinh doanh du lịch nhất là các khu, điểm du lịch, lữ hành quốc tế trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, tăng cường công tác kiểm tra, quản lý tốt các hướng dẫn viên và thuyết minh viên nhằm duy trì chất lượng phục vụ du lịch, nhất là các đơn vị lữ hành quốc tế. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các chính sách và nghĩa vụ trong hoạt động.

Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng dịch vụ đối với các cơ sở lưu trú, ít nhất một năm một lần đối với các dịch vụ khách sạn và hai năm một lần đối với các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát về chất lượng trong hoạt động du lịch như: lữ hành, lưu trú, ăn uống, du lịch sinh thái,… Hàng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá hoạt động này với sự tham gia của các DNDL và cộng đồng nhằm khuyến khích việc nâng cao chất lượng phục vụ vá cải tiến SPDL của thành phố.

Thứ năm, tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo đồng thời xử lý và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và tái vi phạm theo quy định của pháp luật về du lịch.

Thứ sáu, đề xuất công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tăng cường các cán bộ có năng lực, có trình độ và có đạo đức nghề nghiệp cho bộ phận làm công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của thành phố Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL của chính quyền tỉnh Quảng Ninh, thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL trên địa bàn thành phố Hạ Long, đó là: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, và thực hiện các quy định pháp luật về phát triển du lịch; Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến các HĐDL; Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng- kỹ thuật, dịch vụ phục vụ HĐDL; Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL của thành phố Hạ Long; Xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc, tiêu biểu của thành phố Hạ Long; Tăng cường bảo vệ môi trường nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói riêng; Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về HĐDL; Kiện toàn bộ máy QLNN về du lịch của Thành phố; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra HĐDL.

KẾT LUẬN

Thành phố Hạ Long, với dân số trung bình xấp xỉ 230.000 người, là thủ phủ và trung tâm kinh tế sôi động của tỉnh Quảng Ninh. Là một trong 3 địa phương sản xuất than lớn nhất tại Việt Nam, Hạ Long đồng thời đã phát triển thành công nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ chế biến thực phẩm đến công nghiệp đóng tàu và xây dựng. Hạ Long hiện đang dẫn đầu các địa phương khác tỉnh Quảng Ninh trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế từ "nâu" sang "xanh" với lĩnh vực dịch vụ du lịch đóng góp khoảng 25% giá trị sản xuất của Thành phố. Để đạt được thành quả như vậy, thành phố Hạ Long đã rất thành công trong việc khai thác hiệu quả lợi thế về vị trí địa lý chiến lược, mang lại sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại và nhờ sở hữu Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận và là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, ngành du lịch của thành phố đã phát triển hết sức nhanh chóng.

Du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm. Không gian du lịch được mở rộng. Cơ sở lưu trú du lịch, dịch vụ phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Du lịch cộng đồng ở khu vực các xã bước đầu khởi sắc. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song tổng số khách du lịch 5 năm ước đạt 45,1 triệu lượt, bằng 1,9 lần giai đoạn 2011-2015, trong đó khách quốc tế là 16,5 triệu lượt, bằng 1,4 lần giai đoạn 2011-2015; tổng doanh thu du lịch ước đạt 79.287 tỷ đồng, bằng 5,6 lần giai đoạn 2011-2015. Nhiều chi, đảng bộ doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực du lịch, dịch vụ đã có nhiều giải pháp giải pháp gì để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong chỉ đạo thực hiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo uy tín thương hiệu, bảo vệ môi trường và giữ vững năng lực cạnh tranh trên thị trường đồng thời đóng góp nguồn thu không nhỏ cho Thành phố.

Trong khuôn khổ luận văn “Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”, tác giả đã hoàn thành kết quả nghiên cứu trên các mặt nội dung như sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những nội dung cơ bản quản lý HĐDL của chính quyền thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác công tác này; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý HĐDL ở một số thành phố có điều kiện tương đồng về phát triển du lịch biển đảo như thành phố Hạ Long. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được các giá trị tham khảo cho quản lý HDDL tại Hạ Long.

Thứ hai, qua đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và những tài nguyên phát triển du lịch cùng với tình hình phát triển các HĐDL trên địa bàn Thành phố; đánh giá thực trạng quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long, đồng thời đưa ra được những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và qua đó nêu nguyên nhân của những hạn trong công tác quản lý để có phương hướng khắc phục.

Thứ ba, trên cơ sở kết quả phân tích các hạn chế cũng như những nguyên nhân của hạn chế cùng việc phân tích dự báo về nhu cầu phát triển du lịch của Thành phố Hạ Long trong giai đoạn tiếp theo. Căn cứ trên những định hướng quản lý HĐDL của chính quyền thành phố Hạ Long, tác giả đã để xuất một số giải pháp nhằm để khắc phục hạn chế, nâng cao hiệu quả quản lý HĐDL địa bàn Thành phố Hạ Long.

Nhìn chung, đề tài đã đề cập đến nhiều nội dung theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhưng do hạn chế về thời gian thực hiện đề tài, một số nội dung tác giả chỉ nêu lên theo lô gíc hệ thống và cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi trong thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội;

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Thông tư số 19/2014/TT-BHVTTDL ngày 08/12/2014, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 88/2008/TT- BVHTTDL Thông tư số 17/2010/TT-BVHTTDL Thông tư số 03/2013/TT- BVHTTDL, Hà Nội;

4. Bộ phận phân tích của The Economist (EIU), 25/6/2011, Sự nổi lên của Trung Quốc trong nền kinh tế thị trường: Thành tựu đạt được và thách thức.

5. Báo cáo các xu hướng du lịch Thế giới của ITB 2012-2013.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 180/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội; 8. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/2014/NQ-CP ngày 08/12/2014, một số giải

pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội;

9. Lê Anh Cường (2013), Tăng cường QLNN về du lịch ở Thành phố Hạ Long, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên.

10. Trần Như Đào (2017), QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng.

11. Vũ Thị Hạnh (2012), Phát triển nhân lực du lịch Quảng Ninh 2011 – 2012, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội;

13. Phạm Thị Hoa (2018), Thị trường du lịch Thành phố Đà Nẵng, luận án tiến sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

14. Học viện Hành chính Quốc gia (2011), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

15. Học viện Hành Chính Quốc gia (2009), Thuật ngữ hành chính, NXB Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (2013), Báo cáo thống kê Hội đồng

17. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam (2005), Bách Khoa toàn thư Việt Nam, tập 1. NXB Bách khoa toàn thư, Hà Nội; tr234;

18. Lê Long (2012), Tăng cường công tác QLNN về hoạt động kinh doanh lữ hành của ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh, Đại học Thái nguyên.

19. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Lao động xã hội;

20. Lê Thu Hương (2011), Giáo trình Nhập môn du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

21. Huỳnh Văn Kiên (2017), Một số giải pháp hoàn thiện QLNN về HĐDL trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” Luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế, Trường Đại học Trà Vinh; 22. Đinh Thị Thùy Liên (2016), QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh,

Luận văn thạc sỹ quản lý công, Học viện Hành chính;

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản văn hóa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

24. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi

trường, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội;

26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch Việt Nam số 44/2005/QH11, Hà Nội;

28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch Việt Nam số 9/2017/QH14, Hà Nội;

29. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư.

30. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương

32. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tỉnh Quảng Ninh (2014), Đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng năm 2030.

33. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011, phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội;

34. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013, phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030", Hà Nội;

35. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 702/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050’

36. Võ Văn Thành, Phan Huy Xu (2018), Du lịch Việt Nam từ lý thuyết đến thực tiễn, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;

37. Hoàng Văn Thành (2014), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

38. UBND thành phố Hạ Long (2015), Thuyết minh Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long đến 2020 và tầm nhìn 2030

39. UBND thành phố Hạ Long (2015), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2015, phương hướng và nhiệm vụ năm 2016.

40. UBND thành phố Hạ Long (2016), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2016, phương hướng và nhiệm vụ năm 2017.

41. UBND thành phố Hạ Long (2017), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2017, phương hướng và nhiệm vụ năm 2018.

42. UBND thành phố Hạ Long (2018), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2018, phương hướng và nhiệm vụ năm 2019.

43. UBND thành phố Hạ Long (2019), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội thành phố Hạ Long năm 2019, phương hướng và nhiệm vụ năm 2020.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 108 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w