Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 97 - 99)

lịch của thành phố Hạ Long

Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định rất lớn đến sự phát triển hoat động du lịch. Du lịch chỉ có thể phát triển nhanh và bền vững nếu có một đội ngũ lao động du lịch chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý và có trách nhiệm gồm đông đảo những nhân viên lành nghề, những du lịch viên tài năng, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, những nhà lãnh đạo, quản lý tận tuỵ, có trách nhiệm, có tầm nhìn. Để đạt được mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, cần triển khai một số hoạt động sau:

Một là, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức và các nhân trong và ngoài nước, tỉnh về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch cho thành phố Hạ Long. Từng bước thực hiện tiêu chuẩn đối với các chức danh lãnh đạo các đơn vị QLNN về du lịch và giám đốc doanh nghiệp du lịch.

Hai là, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doang nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp.

Tại tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng nguồn nhân lực du lịch là rất cần thiết cần có các giải pháp cụ thể phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trước tiên cần đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức của cơ quan QLNN về du lịch và nhân lực quản lý các doanh nghiệp; đồng thời phải đào tạo cho lao động nghiệp vụ như nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ buồng, nhân viên phục vụ bàn, bar, chế biến món ăn (bếp), nhân viên lữ hành, nhân viên đại lý du lịch. Đặc biệt, rất cần đào tạo để chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên ở các di tích của Thành phố, nhất là ở vịnh Hạ Long.

Bên cạnh đó, không nên bỏ qua việc giáo dục du lịch cộng đồng để tạo môi trường nhân văn thật văn minh và hiếu khách. Người dân Hạ Long cần được tuyên truyền, giáo dục ý thức, nâng cao nhận thức đúng và đủ về du lịch. Đây cũng chính là một cách tạo nền, hình thành môi trường và tạo nguồn cho nhân lực du lịch Thành phố.

Trong bối cảnh hội nhập sâu và toàn diện, du lịch Hạ Long một mặt phải gấp rút trang bị cho đội ngũ lao động du lịch là nghiệp vụ, kỹ năng nghề, đặc biệt giáo dục và đào tạo về đạo đức nghề nghiệp; mặt khác giúp họ hiểu các cam kết đa phương và song phương, các hệ thống luật lệ, các kỹ năng đàm phán, tranh tụng quốc tế (chủ yếu là cho những người làm quản lý), hiểu biết văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương và của du khách. Cần đào tạo đội ngũ lao động giỏi tin học và ngoại ngữ (nhất là ngôn ngữ thông dụng và ngôn ngữ được sử dụng ở các thị trường du lịch quốc tế trọng điểm của Thành phố, trong đó chú trọng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc...).

Cần xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động du lịch đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu; chú ý là phải có trình độ và kỹ năng nghiệp vụ phẩm chất vững vàng, đạo đức nghề

nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu và toàn diện. Hạ Long rất cần phải phấn đấu đến năm 2022, có 100% cán bộ, công chức quản lý và giám sát viên trong ngành Du lịch được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 90% lao động phục vụ được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác. Đến năm 2025 các chỉ tiêu nêu trên đạt 100%. Có như vậy mới xứng tầm và đủ khả năng vận hành một điểm đến du lịch có tầm vóc là di sản thế giới và kỳ quan thế giới mới.

Tiến hành điều tra, đánh giá đúng thực trạng nhân lực du lịch của Thành phố cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phong cách và năng lực tổ chức thực hiện công việc. Trên cơ sở đó có kế hoạch rà soát, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ lao động thông qua đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ; bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; bổ sung kịp thời lực lượng lao động trẻ được đào tạo để tránh sự hụt hẫng. Tổng cục Du lịch cần hỗ trợ cho tỉnh, Thành phốvới vai trò nhạc trưởng. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách và quy chế quản lý hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, chế độ đãi ngộ nhân tài và quy định về lương, thưởng phù hợp. Tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch. Xã hội hóa mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng du lịch. Tích cực, chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến phục vụ phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thành phố.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w