Tăng cường bảo vệ môi trường nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói riêng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 102 - 105)

Vấn đề môi trường của thành phố Hạ Long nói chung và tại Vịnh Hạ Long nói riêng đang gặp phải một sức ép lớn đến từ sự phát triển của các đô thị ven bờ, các khu công nghiệp, dịch vụ, cảng biển. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Hạ Long là do ý thức của người dân, bất cập về hạ tầng xử lý rác thải... Do vậy, trước những thách thức trên cần có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường.

Trước hết, cần xây dựng ý thức, giáo dục về môi trường, phát triển hình ảnh Hạ Long xanh với các nội dung:

Quảng bá hình ảnh "Hạ Long xanh" thông qua hệ thống các phương tiện truyền thông, để tạo dựng niềm tự hào và tinh thần trách nhiệm của người dân Thành phố với môi trường Thành phố. Phát triển vẻ đẹp "xanh" trở thành biểu tượng và giá trị cốt lõi đối với người dân Thành phố.

- Chương trình hướng đối tượng những người trẻ, học sinh, sinh viên và thanh niên Thành phố thông qua các kênh truyền thông mới như mạng xã hội Facebook, Google +, Twitter.

- Phát động chương trình hàng năm "dọn sạch" vịnh Hạ Long, có sự tham gia của người dân, khách du lịch, học sinh, sinh viên, các công ty, cơ quan lớn trong Thành phố, các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, UNESCO, UNEP, v.v… để tạo ấn tượng và cổ vũ phong trào gìn giữ môi trường của Thành phố.

Thực hiện đánh giá tình trạng ô nhiễm ở khu vực Vịnh Hạ Long để xác định những dự án cần được ưu tiên để cải thiện môi trường ở khu vực này. Cần ưu tiên việc xử lý chất thải rắn và nước thải từ các HĐDL. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm không khi và tiếng ồn ở các khu khai thác mỏ của Hạ Long.

Tiếp theo tăng cường đầu tư hệ thống hạ tầng công cộng về bảo vệ môi trường.

Thực hiện đánh giá các dự án hạ tầng công cộng hiện nay. Xác định những dự án nào sẽ giúp cho việc đạt được các mục tiêu về môi trường và những mục tiêu về môi trường nào chưa thực hiện được do những dự án hạ tầng hiện tại, ví dụ như hệ thống thoát nước.

Tăng năng lực quản lý môi trường:

Đầu tư vào các công cụ/thiết bị, bao gồm: (i), thiết bị kiểm tra môi trường; (ii), thiết bị quan sát thực địa (đất và nước); (iii), thiết bị phòng thí nghiệm và (iv) các thiết bị hỗ trợ khác

Ngoài ra hiện còn có một lượng lớn chất thải đô thị cần phải được xử lý tại các bãi chôn lấp. Chất thải rắn, đặc biệt là ở khu vực đô thị, có chứa một hàm lượng lớn các chất hữu cơ, không hòa tan, hóa chất và các chất tẩy rửa. Hầu hết các chất này không tồn tại trong nước lâu nhưng tạo ra mùi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật dưới nước và cuộc sống hàng ngày của người dân Thành phố Hạ Long. Do đó, Thành phố Hạ Long cần phải thực thi các biện pháp tốt hơn để điều tiết, kiểm soát và xử lý chất thải đô thị và du lịch, cũng như nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường như:

+ Cải thiện về hệ thống các quy định về bảo vệ môi trường.

Các quy định đưa ra những tiêu chuẩn mà doanh nghiệp và hộ gia đình cần tuân theo, chẳng hạn như những thực tiễn tốt trong quản lý chất thải. Có hai nhân tố thúc đẩy các quy định quản lý chất thải hiệu quả hơn, đó là (1) phát triển các quy định toàn diện hơn và (2) việc thực thi các quy định đó tốt hơn.

Tính toàn diện của các quy định: Các tiêu chuẩn quốc gia về thu gom, xử lý chất thải và xả thải rắn, lỏng hiện tại chưa thiết thực và cần được cải thiện;

- Việc thực thi các quy định: Hiện tại, cảnh sát môi trường chịu trách nhiệm cho việc thực thi các quy định quản lý chất thải. Hiện có rất ít sự khuyến khích để thực hiện công tác này một cách kỹ càng hoặc hệ thống này vẫn còn bất cập để có thể tạo điều kiện cho việc thực thi các quy định này một cách dễ dàng.

- Cải thiện tổng thể cơ sở hạ tầng môi trường.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng bộ: hạn chế việc xả thải rắn và lỏng vào môi trường nước và các khu vực khác của Thành phố là việc quan trọng mà Thành phố cần thực hiện để giảm thiểu những thiệt hại gây ra do việc xả thải sinh hoạt và xả thải công nghiệp không phù hợp.

+ Các chương trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Các dự án ưu tiên nhằm cải thiện về cơ bản về môi trường, giảm thiểu chất thải hiện tại bao gồm các dự án được lên kế hoạch trong các Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trước đây.

+ Tăng đầu tư hạ tầng công cộng cho quản lý chất thải: - Thực hiện đánh giá các dự án hạ tầng công cộng hiện tại;

- Xác định xem dự án nào giúp cho việc đạt được các mục tiêu môi trường và những mục tiêu môi trường nào không đạt được qua các dự án hạ tầng hiện tại, ví dụ: Nhà máy xử lý nước thải.

+ Lập kế hoạch và phát triển hệ thống xử lý nước thải từ khai thác mỏ:

- Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại tất cả các mỏ than tại Quảng Ninh do Vinacomin và các công ty khai khoáng khác cấp vốn. Dự án đã khởi công và đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ từ UBND tỉnh. Cần ưu tiên các dự án đóng bãi chôn lấp rác thải để trả lại cảnh quan cũng như tránh ô nhiễm cho khu vực Vịnh Hạ Long. Tuân thủ quy định xây dựng khu chôn lấp rác thải tập trung tại phường Quang Hanh – Câm Phả, áp dụng công nghệ chôn lấp an toàn tránh ảnh hưởng môi trường dân cư và môi trường vịnh Hạ Long.

Đặc biệt, liên quan tới hoạt động nâng cao nhận thức tại khu vực vịnh Hạ Long, chính quyền thành phố Hạ Long đã thành lập Hội Giáo dục và Bảo vệ Môi trường thành phố Hạ Long theo Quyết định số 1918/QD-UBND ngày 7/7/2015, bao gồm các thành viên là Sở TN&MT và các sở, ban ngành có liên quan khác của tỉnh

như Tỉnh Đoàn Thanh niên và các cá nhân và tổ chức về quản lý và giáo dục môi trường. Hội sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ:

- Lập dự án về truyền thông nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường,

- Đưa ra thiết kế đề xuất về nâng cao nhận thức đối với thanh thiếu niên và người dân cho các hành động vì một Hạ Long Xanh;

- Tiến hành chiến dịch làm sạch bờ biển, bãi tắm, tập trung vào sinh viên và thế hệ trẻ;

- Lập đề xuất về Con thuyền sinh thái cho trẻ em độ tuổi dưới 10 tuổi nhằm cung cấp kiến thức về giá trị Di sản vịnh Hạ Long và bảo vệ môi trường;

- Phối hợp với các tổ chức có liên quan khác để thực hiện chương trình nghiên cứu có tên “Hành trình Di sản” với Đoàn thanh niên của 3 tỉnh của Lào (Huay Xai, Luang Prahang and Xayaburi);

- Tham gia vào các chương trình Sản xuất Nông nghiệp xanh và thúc đẩy thực hiện chương trình “Mỗi xã phường một sản phẩm” (OCOP);

- Triển khai phân loại rác trên tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long; - Thực hiện trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường.

Cùng với việc tăng cường tuyên truyền, thành phố Hạ Long cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm về lĩnh vực môi trường. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị liên quan và Ban Quản lý vịnh Hạ Long phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tàu du lịch tăng cường biện pháp bảo vệ môi trường cảnh quan di sản, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với du khách trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w