Kiện toàn bộ máy quản lýnhà nước vềdu lịch của thành phố Hạ Long

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 106 - 108)

Theo quy định của Luật du lịch thì chủ thể QLNN về du lịch ở địa phương là của cấp tỉnh chứ không đề cập đến trách nhiệm QLNN về du lịch ở cấp huyện. Tuy

nhiên, theo Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn của cấp huyện thì phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan chuyên môn tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về du lịch trên địa bàn và Thông tư 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 Hướng dẫn cụ thể chức trách tiêu chuẩn cụ thể nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường thị trấn thì công chức văn hóa - xã hội có nhiệm vụ tổ chức, theo dõi các HĐDL trên địa bàn. Quá đó, ta thấy hệ thống các văn bản hướng dẫn các cơ quan QLNN không thống nhất, gây khó khăn, lúng túng trong QLNN ở các cấp trên địa bàn Thành phố. Vì vậy, đề nghị hệ thống cơ quan QLNN về du lịch cần được tổ chức thống nhất từ tỉnh xuống Thành phố cho đến xã, phường đảm bảo sự phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong QLNN về du lịch, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trong quản lý, đảm bảo giải quyết nhanh gọn các vấn đề phát sinh trong phát triển du lịch (như quản lý quy hoạch, đầu tư, khai thác tài nguyên du lịch, quản lý trật tự trong hoạt động kinh doanh du lịch...).

Do đó, Tỉnh cần khẩn trương sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy của ngành du lịch theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch. Vấn đề cần quan tâm là việc sắp xếp tổ chức bộ máy gắn liền với sắp xếp nhân sự, khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém về bộ máy và cán bộ của ngành du lịch trong thời gian qua để đảm bảo được tính kế thừa, QLNN về du lịch không bị gián đoạn và phát huy được vai trò của ngành du lịch trong thời gian tới.

Bộ máy QLNN về du lịch phải thực hiện tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển du lịch; phải là người phối hợp với các cấp, các ngành triển khai các HĐDL đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích của du lịch và trách nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của Tỉnh.

Các cơ quan nhà nước cần tạo mọi điều kiện cho ngành du lịch phát triển bền vững. Đơn giản hóa thủ tục hành chính đối với những doanh nghiệp mới, mong muốn bước vào ngành để kinh doanh, bước đầu tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các doanh nghiệp. Không được đưa ra các chính sách, các thủ tục hành chính nhằm nhiễu

khách, gây bất lợi cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Ngành du lịch tỉnh cần phối hợp với các cơ quan hữu quan (Cục quản lý Xuất nhập cảnh, Tổng cục Hải quan) xây dựng đề án “Đơn giản hóa thủ tục hành chính”, nghiên cứu khả năng cấp visa hoặc miễn visa song phương hoặc đơn phương tại cửa khẩu.

Ngoài ra cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề lien quan đến phát triển du lịch trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w